Ký hiệu hợp đồng VNR5, VNR25
Đơn vị hợp đồng 5 tấn/lô
Tháng giao hàng Tháng 01, 3, 5, 7, 9, 11
Loại tiền giao dịch VND
Bước giá 20.000VND/tấn
Giới hạn về giá +/- 10%/ngày
Đơn vị giao hàng Bội số của 5 tấn
Giới hạn Không quá 20 lô/lệnh.
Tiêu chuẩn đóng gói Trọng lượng tịnh: 50kg/bao PP.
Giờ giao dịch Từ 8h30 đến 11h00
Ký quỹ Khoảng 10%
Ngày thông báo đầu tiên Ngày làm việc đầu tiên của tháng giao hàng
Ngày giao dịch cuối cùng
7 ngày làm việc trước ngày làm việc cuối cùng của tháng giao hàng (Nếu rơi vào cuối tuần/ngày nghỉ thì tính vào ngày liền kề trước)
Ngày giao hàng Từ ngày giao dịch cuối cùng đến ngày làm việc
cuối cùng của tháng giao hàng
Phương thức giao hàng Tại các kho của SGD hoặc các bên thỏa thuận
3.3 Các giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam 3.3.1 Tăng khả năng nhận thức về loại giao dịch này 3.3.1 Tăng khả năng nhận thức về loại giao dịch này
Để giao dịch hợp đồng giao sau được đưa ra thị trường h iệ u q u ả t hì điều kiện tiên quyết là các bên có liên quan phải nhận thức hay hiểu rõ về loại giao dịch này. Các bên liên quan ở đây bao gồm: Nhà hoạch định chính sách, sở giao dịch và khách hàng. Nhà hoạch định chính sách là những người đại diện quản lý về mặt nhà nước có nhận thức rõ ràng về loại giao dịch này mới có thể cho phép thực hiện. Sở giao dịch, ngân hàng đóng vai trị là người tổ chức thực hiện và đảm bảo công bằng trong giao dịch cũng phải nhận thức rõ về loại giao dịch này. Cuối cùng khách hàng tham gia giao dịch là thành phần quan trọng nhất trên thị trường có nhận thức rõ được loại giao dịch này mới tích cực tham gia giao dịch và làm cho thị trường trở nên sơi động.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước bước đầu cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong việc đào tạo các nhà quản lý, nhân viên trong lĩnh vực quản trị rủi ro và thị trường giao sau. Hiệp hội lương thực Việt Nam có thể đứng ra tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội. Bên cạnh đó, Hiệp hội lương thực Việt Nam có thể tìm các nguồn vốn tài trợ trong và ngồi nước từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, các Tổ chức phi chính phủ cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển để hỗ trợ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam. Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực của sàn giao dịch, chúng ta cũng có thể cử các nhà quản lý, nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức điều hành hoạt động, đặc biệt là ở các nước có Sở giao dịch gạo phát triển, việc đào tạo kiến thức phải đi đôi với thực hành. Trong thời gian đầu khi sở giao dịch mặt hàng gạo bắt đầu đi vào hoạt động, một số lĩnh vực nếu thấy cần thiết chúng ta có thể thuê những chuyên gia của nước ngoài trực tiếp đảm nhiệm, trên nguyên tắc chúng ta sẽ học hỏi và chuyển giao dần công nghệ quản lý tiến tiến và các kiến thức, kỹ năng điều hành hoạt động của họ.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cần nâng cao kiến thức cũng như nhận thức về tầm quan trọng của hợp đồng giao sau cũng như các công cụ phái sinh khác trong thời kỳ hội nhập cho nhân viên của doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp có thể tự mình ký các hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro, các kiến thức, kỹ năng về các cơng cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau cho các nhà quản lý, nhân viên của doanh nghiệp mình. Cịn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo vừa và nhỏ thì có thể một vài doanh nghiệp liên kết với nhau để cùng ký một hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo trong và ngồi nước hoặc có thể cử các nhà quản lý, nhân viên của mình tới các cơ sở này để đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên có chính sách quản lý rủi ro cụ thể, cần khoanh vùng cho một vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải làm các giao dịch phịng chống rủi ro. Đối với người nơng dân cần thay đổi thói quen cũ bằng cách giúp họ hiểu được tầm quan trọng và lợi ích mà giao dịch thơng qua hợp đồng giao sau mang lại, đồng
thời tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian đầu cho người dân trong việc tiếp cận thị trường giao sau như cung cấp phương tiện vận chuyển.
Ngoài ra cần cải tiến các phương pháp quảng bá thông tin về hợp đồng giao sau đến khách hàng. Các định chế tài chính chuyên nghiệp như các ngân hàng thương mại triển khai quảng bá hợp đồng giao sau, nhằm tạo ra sự nhận thức và hiểu biết cho khách hàng. Để thực hiện điều này, các ngân hàng cần rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp thị theo hướng lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị cho những nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và chào bán cho khách hàng.
3.3.2 Điều chỉnh quy mô sản xuất, đảm bảo mức độ hiệu quả của thị trường
Mức độ hiệu quả của thị trường chính là mức độ phản ứng nhanh nhạy của giá đối với tất cả thơng tin có liên quan. Từ đó, khơng ai có thể lợi dụng ưu thế về thơng tin để chiến thắng người khác. Kết quả là mọi người giao dịch trên thị trường đều bình đẳng nhau về thơng tin và đảm bảo được sự công bằng trong giao dịch. Để thị trường hoạt động hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thứ nhất, thu hút số lượng lớn khách hàng giao dịch, đặc biệt là người nông dân. Chú trọng cơ cấu lại sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, quy mô canh tác
bằng cách thúc đẩy chương trình cánh đồng lớn để lúa đạt năng suất cao, chất lượng đảm bảo, đủ điều kiện tham gia giao dịch. Tiếp tục hoàn thiện các chương trình, tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng gạo, sớm tiến hành sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn do Việt Nam ban hành và tiến tới xây dựng các bộ tiêu chuẩn mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, trong đó phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu chuẩn mặt hàng gạo. Bởi vì, chỉ có những hàng hố đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới được các Sở giao dịch hợp đồng giao sau trên thế giới chấp thuận, mà thị trường Việt Nam không thể tách ra khỏi thị trường quốc tế trong thời đại hiện nay.
Thứ hai, thành lập trung tâm thông tin dự báo cung cầu, giá cả của sản phẩm gạo cũng như kết hợp dự báo biến động của môi trường như tỷ giá, lãi suất… Để
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam có được các nguồn thơng tin kịp thời, chính xác, có thể đáp ứng cho cơng việc phân tích để dự báo, tiên lượng, để đưa ra được các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu trên thị trường giao sau. Chúng ta phải xây dựng một hệ
thống thông tin thông suốt, nhanh nhạy để phản ánh kịp thời diễn biến tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm gạo trên thị trường quốc tế, cũng như trên phạm vi cả nước, của từng địa phương. Trung tâm thông tin phải tổ chức hệ thống thông tin, cập nhật, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của thị trường, nhu cầu tiêu dùng, cơ cấu hệ thống phân phối để cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo có thể định hướng chiến lược kinh doanh của mình. Để thực hiện được điều này trung tâm thông tin phải có các nhà quản lý, nhân viên có kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. Các nhà quản lý, nhân viên này khơng những có kỹ năng phân tích mà cịn có thể tổng hợp lại để đưa ra những dự báo, tiên lượng về cung cầu, giá cả đối với sản phẩm gạo. Do đó chúng ta cũng cần đồng thời phải xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thơng tin có khả năng ứng dụng các mơ hình dự báo tiên tiến hoặc kết hợp một vài phương pháp dự báo để dự báo có độ chính xác cao hơn.
Thứ ba là thành lập sàn giao dịch ở vị trí thuận lợi, hệ thống giao dịch tiên tiến. Sàn g iao dịch giao sau lúa gạo ở Việt Nam có được hoạt động mạnh mẽ và bền vững, tạo cơ hội tốt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của người dân thì việc tổ chức sàn giao dịch phải nằm tại trung tâm nguồn nguyên liệu. Ban đầu nếu chúng ta vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để thành lập Sở giao dịch thì chúng ta có thể thành lập Trung tâm giao dịch. Về sau, nếu có đủ điều kiện thì chúng ta thành lập Sở giao dịch từ các trung tâm này sẽ dễ dàng hơn.
Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết cho sở giao dịch mặt hàng lúa gạo như trụ sở chính, trụ sở của các chi nhánh, các quầy giao dịch. Chúng ta cần phát triển một hệ thống cơng nghệ thơng tin thích hợp cho việc tiếp nhận các lệnh giao dịch, đáp ứng cho việc thanh toán bù trừ và đồng thời phục vụ cho yêu cầu quản lý rủi ro. Để thực hiện được điều này chúng ta phải chọn các nhà tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn về việc cung cấp các hệ thống đối với sở giao dịch về mặt hàng gạo. Chúng ta có thể ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ của các Sở giao dịch có mặt hàng gạo của các nước trên thế giới trên cơ sở ứng dụng, phát triển cơ sở hạ tầng các Sở giao dịch hàng hóa đã xây dựng trong nước.
Xu hướng phát triển thương mại hiện nay của Việt Nam là xây dựng một nền thương mại nội địa phát triển vững mạnh, hiện đại và phát triển thương mại trên con
đường hội nhập với khu vực và thế giới. Vì vậy, xây dựng và phát triển Sở giao dịch mặt hàng gạo chúng ta phải xây dựng và phát triển mối liên kết giữa Sở giao dịch gạo của Việt Nam với các Sở giao dịch gạo trên thế giới. Để thực hiện được điều này, khi chúng ta xây dựng các đề án xây dựng Sở giao dịch chúng ta phải tính đến mối liên kết này về các lĩnh vực như quy trình giao dịch, quy trình thanh tốn bù trừ, quy định về cấu trúc mã số hàng hóa….Chúng ta chỉ có thể liên kết được với các Sở giao dịch các nước thuận lợi khi các quy định, các quy trình của chúng ta phù hợp với thơng lệ quốc tế. Vì vậy, khi xây dựng các đề án sở giao dịch hàng hóa đối mặt hàng gạo, Chính phủ nên tăng cường tiếp xúc, tham khảo ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Chúng ta cũng có thể cho các tổ chức trong và ngồi nước có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tham gia đấu thầu việc lập đề án xây dựng sở giao dịch lúa gạo.
3.3.3 Hoàn thiện chính sách và khn khổ pháp lý
Các nước khác trên thế giới đều đang nỗ lực xây dựng và phát triển thị trường giao sau. Để cho thị trường giao sau được hoạt động và phát triển trong sự quản lý và theo định hướng của Nhà nước, các nước có thị trường giao sau đều có luật quy định tổ chức và hoạt động của thị trường phái sinh và các văn bản luật cụ thể cho một số loại hợp đồng giao sau cụ thể. Ví dụ như Mỹ có luật riêng cho thị trường giao sau là Commodity Exchange Act of 1936 và hiện nay là Commodity Futures Modernization Act of 2000; Nhật Bản có Commodities Exchange Law 1950 cho thị trường giao sau về hàng hóa. Ngồi ra, ở mỗi thị trường, sở giao dịch đều ban hành quy định riêng cho từng loại hàng hóa cụ thể. Như tại CBOT, để quản lý thị trường một cách chặc chẽ và thuyết phục nhà đầu tư, đã luật hóa và đưa ra bảng điều lệ gồm 31 chương, mỗi chương trung bình 40-60 điều. Ngồi ra, mỗi đối tượng, mỗi loại hàng hóa lại tuân thủ những luật lệ riêng về các tiêu chuẩn số lượng, chất lượng, ngày giao hàng, địa điểm giao hàng và các tiêu chuẩn khác cho việc thực hiện hợp đồng giao sau... Điều này cho thấy xu hướng của các nước là hoàn thiện pháp luật hợp đồng của quốc gia để điều chỉnh chung cho hợp đồng giao sau, xây dựng pháp luật tổ chức thị trường giao sau, rồi sau đó giao cho sở giao dịch thẩm quyền ban hành các quy định cụ thể về hợp đồng của từng loại hàng hóa
Năm 2005, Luật thương mại được Quốc hội thông qua đã có quy định về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch; Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hố qua Sở Giao dịch hàng hóa; Thơng tư 03/2009/TT-BCT ngày 10 tháng 2 năm 2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP. Qua đây, Chính phủ cần triển khai thực hiện đồng bộ các luật: Luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử và các pháp lệnh, nghị định, thơng tư có liên quan tạo khung pháp lý cho hoạt động của thị trường giao sau gạo được hoạt động thống nhất và thuận lợi, hoàn thiện pháp luật hợp đồng giao sau. Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành các nghị định, quyết định để tạo khung pháp lý hoạt động cho Sở giao dịch gạo phù hợp với định hướng quản lý của nhà nước đối với mặt hàng này, còn trao quyền tự quản lý việc mua bán lúa gạo cho Sở giao dịch, việc trao quyền phải đi đôi với trách nhiệm.
Chính phủ cần sớm ban hành quyết định cụ thể về việc hình thành các tổ chức quản lý hoạt động của Thị trường giao sau tại Việt Nam. Tổ chức bộ máy quản lý là ủy ban quốc gia về quản lý thị trường giao sau. Ủy ban này có thể là một bộ phận trực thuộc Bộ thương mại. Trong tương lai có thể phát triển cao hơn nếu như tình hình kinh tế, xã hội có sự địi hỏi bức thiết.
Các Bộ, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành hệ thống các văn bản quy định về hoạt động mua bán trên Thị trường giao sau, về các chuẩn mực chế độ hạch tốn kế tốn, phí và lệ phí trong giao dịch trên Thị trường giao sau, các chính sách về thuế, phí, thủ tục hành chính theo hướng dẫn được luật hóa nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Thị trường giao sau hàng hố nói chung và thị trường giao sau lúa gạo nói riêng hoạt động có hiệu quả.
Nới lỏng vai trò điều hành của Nhà Nước vào thị trường. Hoạt động giao dịch
có ý nghĩa trong điều kiện tình hình biến động của thị trường hoàn toàn khách quan. Việt Nam phải xây dựng thành công nền kinh tế thị trường. Đây là điều kiện quan trọng nhất, bởi vì nền kinh tế thị trường sẽ làm cho lượng cung, cầu về hàng hoá trong xã hội tăng cao, hàng hoá trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và có thể xuất khẩu những