Tỷ trọng gạo phân theo tiêu dùng nội địa và xuất khẩu từ 2003-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh nhằm xây dựng sàn giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 48)

dùng nội địa và xuất khẩu từ 2003-2010

Nguồn: Hiệp hội lương thực [12] 0 5 0 0 0 10 0 0 0 15 0 0 0 2 0 0 0 0 2 5 0 0 0 3 0 0 0 0 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

T iê u dùng nội địa ( N ghìn tấn) X uất k hẩu ( N ghìn tấn)

gian qua ln nằm ở mức cao và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây là rất tốt đối với Việt Nam. Thứ nhất nó đem về nguồn ngoại tệ quan trọng cho quốc gia, thứ hai nó đem lại nguồn thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, giải quyết công ăn việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nếu như trong thời kỳ 2001-2005, nét đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo Việt Nam là tăng trưởng liên tục tính trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, thì trong giai đoạn 2006-2010, có thể nói lượng gạo xuất khẩu ổn định hơn, và giá xuất khẩu tăng giảm kỷ lục.

Giá gạo xuất khẩu bình quân tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2008 rồi giảm mạnh. Năm 2005, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam là 246 USD/tấn, tăng 69 USD/tấn so với năm 2003 (177 USD/tấn). Năm 2008, giá bình quân xuất khẩu gạo là 569 USD/tấn, tăng 323 USD/tấn so với năm 2005 và tăng 392 USD/tấn so với năm 2003. Đến năm 2010, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 431 USD/tấn, tăng 5,09% so với năm 2009, giảm 24,3% so với năm 2008.

Bức tranh tổng thể của trường gạo năm 2010 đã cho thấy những diễn biến khó lường về giá rất khác biệt so với mọi năm, ở mức cao thời điểm đầu năm 2010, giảm sâu vào giữa năm và tăng bật trở lại vào cuối năm. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ khá nặng vào thời điểm giữa năm khi ký các hợp đồng xuất khẩu với mức giá thấp, trong khi quay trở lại thu gom gạo để xuất khẩu thì vấp phải giá gạo nguyên liệu dâng cao.

Thời điểm này trong năm có thể coi là “vùng đáy rủi ro” như trong diễn biến giá gạo nguyên liệu và giá xuất khẩu.

Trên thực tế, giá gạo xuất khẩu quyết định giá thu mua lúa trong nước, giá thu mua lúa trong nước lại liên quan trực tiếp đến thu nhập của nông dân. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vì giá gạo xuất khẩu quyết định thu nhập của nông dân nên giá thu mua lúa phải do nơng dân hoặc Chính phủ thay nơng dân quyết định. Với cơ chế điều hành như hiện nay, VFA được toàn quyền ấn định giá gạo xuất khẩu và ấn định giá thu mua lúa trong nước. Cũng vì thế, lợi nhuận của nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào VFA.

2.2.5. Những thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo

Việc cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm gạo trên thị trường thế giới mang tính hệ thống chậm được xác lập, chưa thơng suốt, kém nhạy bén và ít có giá trị dự báo, tiên lượng. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến cung, cầu và giá gạo trên thị trường thế giới. Hiện nay lĩnh vực thông tin của Việt Nam khá phát triển, nhưng các thông tin liên quan đến giá gạo xuất khẩu cũng như diễn biến của nó chưa được các bộ, ngành của Việt Nam quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam và những người có quan tâm muốn thu thập thơng tin để phân tích, dự báo hoặc phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình thì khó có thể khai thác được, vì thơng tin thường

thiếu và không được cập nhật, đặc biệt là các thông tin liên quan đến giá giao sau của sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng gạo ngoại nhập chiếm lĩnh

gần hết thị trường gạo chất lượng cao nội địa của Việt Nam. Tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, gạo Campuchia, Thái Lan chiếm từ 50-80% trên các quầy kinh doanh gạo. Tại Miền Bắc, gạo cao cấp Thái Lan đã dần chiếm lĩnh thị trường. Ở TP.HCM gạo ngoại đa dạng hơn khi ngoài gạo xuất xứ của Thái Lan, Campuchia cịn có gạo của Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Mỹ, …Trên thực tế, người dân thích ăn gạo nhập ngoại do giá cả hợp lý, mùi thơm hơn, ngon hơn gạo cùng loại được trồng ở Việt Nam. Trong khi đó, các loại chất lượng cao của Việt Nam như Nàng Hương Chợ Đào, Nàng Nhang, Tám Xoan hoặc gạo có nguồn gốc nước ngồi như Khaodawk Mali cũng thơm và rất ngon cơm nhưng diện tích lại khơng nhiều, sản lượng q ít nên khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ gạo cấp cao của thị trường. Bên cạnh đó các loại gạo cao cấp của Việt Nam mất tiếng vì bị pha trộn hoặc giống bị lai tạp quá nhiều. Nước ta chỉ tập trung vào sản xuất gạo cấp thấp và trung bình để xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường nội địa và thị trường gạo cao cấp. Vì thế, mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản lượng nhưng lại đứng thứ tư về giá trị do chất lượng thấp và không ổn định.

Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã có những bước phát triển đáng kể song vẫn đang còn nhiều trở ngại cần phải vượt qua. Phần lớn gạo chế biến trong nước mới chỉ dừng lại ở quy trình xay xát, sàng tuyển và đóng bao, ít thực hiện các quy trình hồn chỉnh bao gồm phân loại kích thước, đánh bóng hạt và sấy khô hạt. Chất lượng gạo qua chế biến còn thấp, giá trị gia tăng ở khâu chế biến chưa nhiều, mới chỉ đóng góp khoảng 20% cho giá trị gia tăng/tấn gạo, trong khi Thái Lan là 26%. Ngành chế biến xay xát lúa gạo chủ yếu là các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và chỉ có một số ít các nhà máy xay xát gạo qui mô lớn phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Hiện Thái Lan có 14 nhà xuất khẩu gạo. Gạo của họ đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu nhờ được làm đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó có vùng nguyên liệu, hệ thống xay xát, kho dự trữ. Cịn ở Việt Nam có trên 230 nhà xuất khẩu gạo, mà mỗi lần chỉ có vài “nhà” xuất được vài triệu tấn còn lại chỉ đủ sức xuất vài trăm tấn. Mà rất nhiều “nhà xuất khẩu” lẻ tẻ khơng có ruộng lúa, khơng có nhà máy xay xát, kho dự trữ nhưng lại có tỷ lệ lợi nhuận rất lớn so với thu nhập nơng dân, vì họ biết

mua gom gạo của thương lái chỗ này một ít chỗ kia một ít và kiếm mối bán xuất khẩu. Nếu như trước kia cơ chế "kế hoạch hoá tập trung" là trở ngại lớn nhất cho phát triển sản xuất lúa gạo, thì ngày nay trong cơ chế mới lại nổi lên những lực cản lớn khác cho các bước phát triển tiếp theo, đó là nền kinh tế vẫn đang cịn thiếu vắng một mơi trường phát triển thuận lợi về phương diện thể chế và cơ sở hạ tầng.

“Thách thức lớn nhất hiện nay là thu nhập của người trồng lúa quá thấp, đó là bài toán mà tất cả các phương án đều phải nghĩ đến, nếu người nông dân không thu nhập cao thì tất cả những gì chúng ta đưa ra chỉ là lý thuyết”, đó là phát biểu của TS. Bùi Chí Bửu -Viện trưởng Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp miền Nam. Với mức lợi nhuận đảm bảo cho người nông dân là 30%, nhưng một mặt là khó khăn để xác định chi phí sản xuất trung bình đại diện nhất, mặt khác là xét về lợi nhuận bình quân đầu người thì chưa cao. Đối với sản phẩm lúa gạo cũng giống như các sản phẩm thuộc ngành trồng trọt khác thì để cung ứng được sản phẩm ra thị trường phải mất một thời gian nhất định, thời gian đó là chu kỳ sản xuất từ khi gieo hạt đến khi có lúa gạo thành phẩm có thể bán. Hơn nữa, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ những hộ nông dân trồng lúa, mà các hộ nông dân của Việt Nam hiện nay việc tích lũy vốn chưa cao, để có vốn sản xuất của năm nay họ chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc bán lúa gạo của năm trước. Chính vì vậy, sự biến động thất thường của giá gạo xuất khẩu trong thời gian vừa qua dẫn đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam biến động theo và chúng ta thường thấy tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đối với người sản xuất lúa gạo. Vì vậy, khi được mùa thì các hộ nơng dân thường gặp khó khăn trong q trình tiêu thụ sản phẩm của mình, cịn khi mất mùa thì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng đầu vào do sản lượng lúa gạo thấp. Hiện chưa thấy rõ vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, họ tham gia quá nhiều vào các hoạt động thương mại và q ít vào dịch vụ cơng.

2.3 Thực trạng thị trường giao sau một số mặt hàng nông sản tại Việt Nam

Thị trường giao sau đang dần hình thành cho một số mặt hàng nơng sản tại Việt Nam như cà phê tại Buôn Ma Thuột, cà phê, cao su và sắt thép tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), đường, thép, cao su ở Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gịn Thương Tín (Sacom STE).

2.3.1. Thị trường giao sau cà phê

2.3.1.1. Cơ sở thành lập trung tâm giao dịch cà phê

Cà phê có vai trị quan trọng phát triển nền nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với vị trí xuất khẩu thứ hai thế giới, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Ngành cà phê đã thu hút trên 300.000 hộ gia đình, với trên 700.000 lao động chuyên nghiệp, chiếm khoảng 1,9% tổng số lao động của cả nước, và 2,93% tổng số lao động trong ngành nơng nghiệp; nếu tính cả số lao động có liên quan và làm việc bán thời gian thì ngành cà phê đã thu hút trên 1 triệu người.

Thế nhưng vào đầu những năm 2000, trong sự phát triển tự phát, ào ạt của ngành cà phê đến đã chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam: Do sự kích thích về giá, sản xuất cà phê trong nước đã trở thành phong trào, đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên cao vượt quá nhu cầu tiêu thụ, tạo nên khủng hoảng thừa, đẩy giá sút giảm liên tục; Sản xuất phát triển có tính tự phát, phân tán, khơng có quy hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn. Từ đó, cho thấy ngành cà phê của ta đang trong tình trạng thiếu sự quản lý chỉ đạo thống nhất từ giống, kỹ thuật thâm canh và chế biến, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao; Là một cường quốc xuất khẩu, nhưng cà phê Việt Nam khơng có thương hiệu, hậu quả là

cà phê Việt Nam phải bán phá giá, dẫn đến thua lỗ cả người kinh doanh và người sản

xuất; Vì thiếu một chỗ đứng ổn định trên thị trường thế giới, khơng có các hợp đồng mua bán dài hạn, nên các tổ chức kinh doanh xuất khẩu khơng tiên liệu được chính xác

nhu cầu của thị trường và chiều hướng biến động giá, do đó khơng định hướng được

sản xuất. Người sản xuất chỉ biết sản xuất, không biết được khả năng tiêu thụ. Người

kinh doanh đến mùa vụ chỉ biết thu mua, không biết sẽ bán được bao nhiêu, với giá nào. Tình trạng bị động về tiêu thụ, may rủi về giá là đặc điểm cơ bản của sản xuất – kinh doanh ngành cà phê Việt Nam. Ở trong nước, các tổ chức sản xuất-kinh doanh xuất khẩu không chủ động được nguồn hàng, không chủ động được vốn. Thường xảy ra tình trạng cạnh tranh, ép giá, chiếm dụng vốn lẫn nhau, thậm chí có cả lừa đảo, gây thất thốt tài sản và thua lỗ cho các doanh nghiệp, cho các hộ kinh doanh và người sản xuất. Các cơ quan quản lý Nhà nước khơng kiểm sốt được thị trường. Bên cạnh đó nổi lên

việc bn bán cà phê qua mạng, giao dịch trên Thị trường London (LIFFE) và New York (NYBOT) mà không thông qua tổ chức được phép môi giới giao dịch hợp pháp, điều này dẫn đến sự thiếu lành mạnh và gây nhiều cơn “khủng hoảng” trong giới kinh doanh cà phê, khiến cho thị trường cà phê vốn đã phức tạp, khó quản lý, kiểm sốt nay càng thêm phức tạp hơn.

Với sự cấp thiết phải có sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, xây dựng và củng cố thương hiệu, tạo lập chỗ đứng cho cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, gắn kết sản xuất với thị trường, trên cơ sở thị trường định hướng sản xuất. Để giải quyết được vấn đề trên, Tháng 11/2004, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đã tiến hành xây dựng Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center), với mục đích xây dựng nơi đấu giá tập trung, công khai cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê ngay trong nước. Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được thành lập cuối năm 2006, phiên giao dịch đầu tiên thực hiện vào ngày 11/12/2008. Nhưng đến tháng 03/2011, sản phẩm cà phê giao sau mới chính thức được đưa vào giao dịch. Các hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch theo các loại hợp đồng lựa chọn, kỳ hạn, giao sau, chốt giá sau... bước đầu đã giúp các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu cà phê Việt Nam có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu tránh khỏi tình trạng cà phê được mùa lại rớt giá.

2.3.1.2. Khái quát hoạt động Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột

Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột là một tổ chức dịch vụ thương mại, thực hiện việc giao dịch mua, bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam theo phương thức đấu giá tập trung, công khai; hoạt động theo nguyên tắc thành viên. Các hoạt động giao dịch trên được quản lý, điều hành bằng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, các phần mềm vận hành và được điều chỉnh bởi hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể. Có các tổ chức ủy thác triển khai hoạt động ký gửi hàng hóa, cung cấp dịch vụ tín dụng, các dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về kiểm định, gia công, chế biến, giao nhận hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu, với hệ thống tổng kho và 01 xưởng chế biến ngay tại Trung tâm.

Trung tâm còn là địa điểm gặp gỡ, thiết lập các quan hệ giao dịch, tìm kiếm đối tác, thiết lập các hợp đồng mua bán cũng như trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu nhu cầu, đặc biệt nhất là đối với những tổ chức nước ngoài mong muốn tìm hiểu các đối tác

trong nước. Đồng thời đây cũng là nơi thu mua tập trung cho xuất khẩu và đầu mối chào hàng, giới thiệu mua bán với các bạn hàng trong và ngoài nước, tạo lập mối quan hệ với các tổ chức giao dịch hàng nông sản trên thế giới, từng bước thiết lập các bước phát triển vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam.

Ngồi ra, Trung tâm cịn tổ chức biên tập Bản tin Thị trường cà phê, xây dựng Website cũng như tổ chức cơng tác thống kê, phân tích tình hình vụ mua và hoạt động của thị trường cà phê trong nước và quốc tế, dự báo diễn biến thị trường và năng lực sản xuất trung và dài hạn trong nước cũng như trên thế giới. Cung cấp thông tin tập trung cho các tổ chức, cá nhân có tham gia sản xuất, kinh doanh cà phê vùng Tây Nguyên và cả nước. Tạo sự đồng nhất và chính xác về mặt thông tin. Đồng thời là nơi hỗ trợ cho nông dân về thông tin, dịch vụ ngân hàng, khuyến nông,… giúp người nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh nhằm xây dựng sàn giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)