Thống kê giao dịch tại BCEC trong tháng 6/2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh nhằm xây dựng sàn giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 62 - 80)

Nguồn: www.bcec.com.vn [12] Với sàn giao dịch thép Sacom STE, đối với hợp đồng giao sau thép tấm cắt 6, 8, 10 mm tháng 7, 8, 9, 10 có giao dịch khớp lệnh. Tổng giá trị giao dịch trong tháng 6 đạt gần 330 tỷ đồng, tổng khối lượng giao dịch đạt 20.210 tấn. Từ ngày 01/4/2011, khối lượng giao dịch tối thiểu thép tấm 6-8-10mm tại sàn giao dịch thép Sacom STE quy định là 1.000 tấn xuống còn 300 tấn. Các hợp đồng giao sau tháng 11/2011 - 2/2012 hồn tồn khơng có giao dịch.

Cũng trên website của Sacom STE, giao dịch đường có kết quả cập nhật mới nhất là ngày 25/5. Giá trị giao dịch chỉ đạt 1,35 tỷ đồng. Chỉ có sản phẩm RS1 (TC3), RS2 (TC4) được giao dịch, các mã hàng RE1 (TC1), RE2 (TC2) không khớp lệnh.

Những số liệu trên cho thấy mối quan tâm với sàn giao dịch hàng hóa nội địa cịn khá hạn chế, thanh khoản khó cải thiện.

Các hợp đồng hàng hóa giao sau được ký kết thơng qua ngân hàng Techcombank trong năm 2010 đạt 1.763 tỷ VND hợp đồng mua (giảm 2.885 tỷ so với năm 2009),

2.234 tỷ hợp đồng bán (giảm 1.116 tỷ so với năm 2009). Các thị trường giao dịch là thị trường Chicago, thị trường kim loại Luân Đôn, Công cụ tài chính quyền chọn và giao sau Ln Đơn, Ủy ban thương mại New York, thị trường cao su Nhật Bản. Như vậy, so với năm 2009 thì hoạt động giao sau tại Techcombank đã mở rộng thêm 2 thị trường. Trong đó giao dịch hợp đồng mua, bán có giá trị cao nhất tại thị trường kim loại Luân Đôn, cịn giao dịch cà phê tại thị trường Ln Đơn và thị trường New York không phát sinh.

2.4 Đánh giá thực trạng thị trường giao sau nông sản tại Việt Nam 2.4.1. Lợi ích của các thành viên khi tham gia thị trường 2.4.1. Lợi ích của các thành viên khi tham gia thị trường

Sự ra đời của sàn Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột cùng hai sàn giao dịch hàng hóa tạo một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa giao sau ở Việt Nam. Đây sẽ là nơi đấu giá tập trung, công khai cho các hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê, cao su, thép, đường. Việc thành lập này mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

- Hợp đồng giao sau ký kết một khối lượng hàng hoá đủ lớn, chất lượng bảo đảm,

thời hạn giao hàng đã ấn định nên người sản xuất và tổ chức xuất khẩu sau khi ký hợp đồng sẽ nắm chắc khả năng cung cấp nguyên liệu, hàng hoá, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hoặc mạnh dạn ký kết hợp đồng xuất khẩu.

- Người nông dân sau khi ký hợp đồng bán hàng biết trước giá cả, khối lượng và chất lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ vào cuối vụ hoặc sau một thời gian cụ thể, do đó có điều kiện bố trí đầu tư và thâm canh sản xuất.

- Việc phát triển thị trường giao sau đã góp phần nâng cao nhận thức của các doanh

nghiệp và cá nhân trong nước về Hợp đồng giao sau cũng như các cơng cụ phái sinh khác, từ đó vận dụng vào thực tiễn để hạn chế rủi ro về giá, tỉ giá, cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Sự hình thành của thị trường hàng hóa giao sau đã cung ứng thêm một cơng cụ tài

chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có căn cứ hợp đồng giao dịch để yên tâm cho vay đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh.

Thị trường còn ở mức độ sơ khai, mang tính thí điểm nhỏ bé, đơn lẻ, chưa phổ biến. Khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Vấn đề thanh khoản hiện nay vẫn là một thách thức lớn với sàn giao dịch hàng hóa. Đối với một số cơng ty xuất khẩu vẫn căn cứ theo mức giá xác định của sàn hàng hóa nước ngồi vì lo ngại các sàn hàng hóa trong nước mới hoạt động chưa chứng tỏ được uy tín và chất lượng kiểm định hàng hóa, có thể ảnh hưởng từ phía người mua về mặt tâm lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chuộng các sàn giao dịch quốc tế hơn do có bề dày hoạt động, theo chuẩn mực quốc tế làm người mua yên tâm hơn về giá cả và chất lượng.

Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ, làm cho các giao dịch giao sau khơng phát huy hết vai trị là một trong những công cụ dựa trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận, do đó, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Với các sàn giao dịch trong khu vực đã thành công, ở giai đoạn ban đầu, lực lượng hạt nhân ln là nhà sản xuất, có nhu cầu bảo hộ giá sản phẩm. Vậy nhưng, với cách tổ chức của một số sàn giao dịch trong nước hiện nay, các nhà đầu tư tài chính đang được chú trọng nhiều hơn. Điều này giúp các sàn có khách hàng nhanh, nhưng phát triển không bền vững. Số lượng các nhà đầu cơ q lớn có thể gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu, thị trường nóng lạnh đột ngột.

Quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu tư khi tham gia trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi.

2.4.3. Nguyên nhân thị trường giao sau chưa phát triển tại Việt Nam 2.4.3.1. Về nhận thức sự cần thiết sử dụng thị trường giao sau 2.4.3.1. Về nhận thức sự cần thiết sử dụng thị trường giao sau

Người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chưa nắm hết tầm quan trọng và phương thức của hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro. Sàn giao dịch là khái niệm quá mới mẻ ngay cả đối với nhiều doanh nghiệp, chưa nói đến người nơng dân. Điều này là do kiến thức về những sản phẩm phòng chống rủi ro còn quá mới và khá phức tạp nên hiện nay, các doanh nghiệp vẫn ngại sử dụng trong khi đối tượng chính thúc đẩy thị trường giao sau chủ yếu là họ.

Vấn đề phân định quyền hạn và trách nhiệm: một cản trở với các hoạt động này,

hiện không cho người lãnh đạo quyền và chính sách thoả đáng, rõ ràng. Một số cơng ty đa quốc gia họ có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể. Họ ln khoanh vùng cho một vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải làm các giao dịch phòng chống. Cịn ở Việt Nam thì chưa có, nên doanh nghiệp vẫn không dám làm.

Doanh nghiệp lớn chưa muốn vào sàn. Điều này là do những doanh nghiệp này có mạng lưới thu mua đủ mạnh thông qua các đại lý của mình ở huyện, xã và họ không cần tham gia sàn dù vẫn biết đây là phương thức mua bán hiện đại mà nhiều nước tiên tiến đã và đang áp dụng cho nơng sản. Chính vì sự tiện lợi nhất, khỏe nhất cho người bán và người mua, có thể lợi cho từng cá nhân trong từng thời điểm nhưng tồn xã hội thì thiệt hại, thậm chí đẩy giá nơng sản lên cao, khó cạnh tranh với nước ngồi, người tiêu dùng trong nước thì dùng nơng sản giá cao.

Về phía ngân hàng, trình độ và kiến thức của nhân viên về cơng cụ phái sinh nói chung và hợp đồng giao sau nói riêng vẫn cịn chưa cao. Các ngân hàng vẫn còn yếu trong tuyên truyền và tiếp cận khách hàng do doanh thu của các sản phẩm phái sinh vẫn còn hạn chế nên các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm.

2.4.3.2. Về quy mơ và trình độ phát triển của thị trường

Do sản xuất nơng nghiệp ở nước ta có quy mơ nhỏ lẻ, sản phẩm do nông dân làm ra cần phải qua trung gian thu gom để đưa ra thị trường.Thói quen mua bán cũ này lại khá tiện lợi cho người nông dân, nông dân thu hoạch sản phẩm với bất kỳ khối lượng nào cũng được đại lý, thương lái mua và thanh toán ngay hoặc ghi nợ. Trong khi nếu muốn bán cho sàn, đầu tiên phải làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam vốn khá rắc rối với nơng dân, sau đó phải chuyên chở tới sàn mà khơng phải ai cũng có phương tiện. Mặt khác, điều kiện tham gia thị trường và chi phí giao dịch thực tế cao để mua,

bán hoặc giao dịch các sản phẩm cũng cản trở doanh nghiệp và nông dân đến với các

giao dịch này.

Trong lĩnh vực kinh doanh thì yếu tố thơng tin rất quan trọng, nó có thể góp phần cho sự thành công hay mang đến thất bại cho nhà kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ở thị trường giao sau thì yếu tố thơng tin càng trở nên quan trọng hơn. Kinh doanh ở thị trường này, nếu nhà kinh doanh thiếu thơng tin thì sẽ khơng thể đưa ra được các quyết định đầu tư tốt và kịp thời. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp, nông dân trong nước cần

các nguồn thông tin liên quan đến giá gạo, đặc biệt là giá giao sau thì phải mua của các trung tâm thơng tin của nước ngồi với giá khá cao. Bởi vì, các đơn vị cung cấp thông tin trong nước thiếu và nguồn thông tin thường không được cập nhật, ít có giá trị dự báo, tiên lượng.

2.4.3.3. Về chính sách và khn khổ pháp lý của chính phủ

Trở ngại cho phát triển thị trường giao sau chính là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường giao sau còn thiếu và chưa rõ ràng. Các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn chưa chú trọng vào các hoạt động phòng ngừa rủi ro; cơ chế nghiệp vụ chưa có. Thiếu định hướng và hoạch định chiến lược từ cơ quan quản lý về thị trường này.

Tỷ giá VND/USD biến động không đáng kể trong thời gian dài, các doanh nghiệp không không thấy sự rủi ro để sử dụng hợp đồng giao sau để bảo vệ. Tuy nhiên, những đợt điều chỉnh tỷ giá và cách thức quản lý của Ngân hàng Nhà nước gần đây đã làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh tốn và nhập hàng hoá. Tiếp theo là lãi suất VND chưa thực sự phản ánh chính xác lãi suất cho vay trên thị trường, thiếu một lãi suất tham chiếu chuẩn cũng là một lý do khiến các doanh nghiệp ngần ngại trong phòng ngừa rủi ro.

2.4.4. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường giao sau cho lúa gạo

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường GfK, qua số liệu phân tích 4 ngành hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đưa ra một số nhận xét: Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện đang chiếm lĩnh thị trường thế giới về sản lượng nhưng sức tiêu thụ nội địa lại rất yếu; Thị trường nội địa với trên 88 triệu dân, có sức tiêu thụ lớn đối với hàng nông sản nhưng chưa được khai khác hết tiềm năng và cơ hội; Giá nông sản thế giới rất bấp bênh kéo theo nhu cầu không ổn định. Điều này khiến ngành nông sản Việt Nam rất nhiều lần rơi vào tình thế khó khăn do q lệ thuộc vào thị trường thế giới; Việt Nam chưa bao giờ có nghiên cứu về tiêu thụ nông sản trong nước. Số liệu tiêu thụ chỉ được ước tính từ số lượng xuất khẩu, sản lượng và điều tra hộ.

Do đó để giải quyết những nhược điểm trên cho ngành hàng lúa gạo thì cần thiết thành lập sàn giao dịch. Hơn nữa, vào cuối tháng 4, sàn giao dịch nông sản Thái Lan

(AFET) đã đưa vào giao dịch hợp đồng giao sau gạo trắng 5% tấm FOB. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư nội địa quan tâm tới sàn hàng hóa gạo.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu bức thiết là cần có thêm các cơng cụ phịng ngừa rủi ro để tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau và tham gia cuộc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngồi và để người nơng dân giảm bớt rủi ro trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm với bối cảnh thị trường có nhiều biến động về tỷ giá, lãi suất cũng như giá cả hàng hóa.

Trong thời gian qua, doanh nghiệp và nhà sản xuất gạo khơng ký hoặc có ký hợp đồng ngun tắc tiêu thụ lúa gạo thường không cố định giá mua bán. Nếu có thỏa thuận giá thì đưa ra điều kiện khắt khe để phòng rủi ro khi giá xuống. Do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới thường biến động, nếu ký hợp đồng tiêu thụ với nhà sản xuất với mức giá cố định thì các doanh nghiệp sẽ bị lỗ khi giá gạo xuất khẩu giảm, thậm chí có doanh nghiệp sẽ phải phá sản nếu giá gạo xuất khẩu giảm mạnh. Ngoài ra, việc dự báo cung-cầu về sản phẩm gạo trên thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam cịn yếu và thiếu chính xác. Ví dụ như về cung thì ngồi Việt Nam cịn nhiều quốc gia xuất khẩu gạo với số lượng lớn như Thái Lan, Mỹ và một số quốc gia xuất khẩu gạo khác. Như vậy để dự báo được lượng gạo xuất khẩu sẽ được cung ứng ra thị trường gạo thế giới chúng ta không những phải dự báo tương đối chính xác sản lượng gạo có thể cung ứng cho xuất khẩu của Việt Nam mà cịn phải dự báo tương đối chính xác sản lượng gạo có thể cung ứng cho xuất khẩu của Thái Lan, Mỹ và một số quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn khác. Còn về cầu của sản phẩm gạo, chúng ta không chỉ dự báo cầu đối với các quốc gia mà chúng ta đang và sẽ xuất khẩu gạo mà chúng ta phải dự báo cả cầu về gạo đối với những quốc gia mà Thái Lan, Mỹ và các quốc gia khác đang và sẽ xuất khẩu gạo. Vì cung-cầu của một sản phẩm sẽ tác động rất lớn đến giá bán của sản phẩm đó. Do đó, nếu cầu về gạo của các quốc gia này giảm thì Thái lan, Mỹ và các quốc gia xuất khẩu gạo sẽ tìm cách tăng sản lượng xuất khẩu gạo ở thị trường khác và có khi đó là thị trường mà chúng ta đang xuất khẩu. Thêm vào đó, việc thu thập thơng tin và xử lý thông tin để dự báo giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường thiếu chính xác, dẫn đến các doanh nghiệp không biết chắc chắn là trong tương lai tại thời điểm họ sẽ xuất khẩu gạo mỗi tấn gạo xuất khẩu sẽ có khoản thu nhập là bao nhiêu, nếu ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với người sản xuất với

mức giá cố định, chi phí mà họ phải chi ra để có một tấn gạo xuất khẩu như vậy sẽ cố định dẫn đến doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi giá gạo xuất khẩu giảm.

Như vậy, mặc dù cả Chính Phủ, người sản xuất lúa gạo và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đều mong muốn thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam lo ngại sẽ gặp rủi ro về giá do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới ln biến động, vì vậy số lượng gạo xuất khẩu được ký hợp đồng tiêu thụ còn rất hạn chế. Vậy cách nào để giải quyết được tình trạng này? Đó là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo cho người sản xuất với mức giá cố định, sau đó các doanh nghiệp này để cân bằng vị thế của mình sẽ sử dụng hợp đồng giao sau ở vị thế bán giao sau.

Tuy nhiên, một số nhận định cho rằng gạo nằm trong nhóm “an ninh lương thực”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ phái sinh nhằm xây dựng sàn giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)