2.1.1 .Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩuViệt Nam
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩuViệt
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Với chính sách quản lý chặt chẽ về tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đặc biệt với quy định về tỷ lệ cho vay các lĩnh vực phi sản xuất đến cuối năm phải đạt là 16% đã ảnh hưởng đến định hướng phát triển tín dụng trong năm của Eximbank. Để phù hợp với tình hình thực tế, Eximbank đã hạn chế cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, thực hiện đẩy
mạnh cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay xuất nhập khẩu. Đến cuối năm 2011, tổng dư nợ đạt 74.663 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cuối năm 2010 và hòan thành
99,8% kế hoạch.
Năm 2012, kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, sức tiêu thụ hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu… giảm và tiềm
ẩn nhiều rủi ro. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho tăng dẫn đến nhu
cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh giảm, đồng thời suy thoái kinh tế khiến người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân. Các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến việc hạn chế cho vay ngoại tệ, không cho vay vàng, thắt chặt
đầu tư cơng. Với tình hình nêu trên, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói
chung và Eximbank nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tổng dư nợ đến cuối năm 2012
đạt 74.922 tỷ đồng, tăng 0,34% so với năm 2011 và đạt 86% kế hoạch năm.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ của cá nhân và doanh nghiệpnăm 2010-2012 ĐVT: tỷ đồng
40,183 22,163 55,681 18,982 48,454 26,468 2010 2011 2012 Doanh nghiệp Cá nhân
Kết quả tín dụng cá nhân năm 2012 đạt 26.468 tỷ đồng ( chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ ), tăng 39% so với đầu năm, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 48.454 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ), giảm 13% so với đầu năm. Trong
đó, dư nợ tiền đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 76% tổng dư nợ), kế đến là