CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.4 Những yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại
1.4.3.2 Tính tập trung của thị trƣờng trong ngành ngân hàng
Phần lớn các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng liên quan đến hai giả thuyết, đó là giả thuyết sức mạnh thị trường và giả thuyết cấu trúc hiệu quả. Theo Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), giả thuyết sức mạnh thị trường, còn được gọi là giả thuyết cấu trúc - vận hành - hiệu quả (SCP: Structure – Conduct - Performance), tỷ lệ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Giả thuyết này giả định rằng các ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận độc quyền bằng cách tận dụng sức mạnh thị trường. Giả thuyết cấu trúc hiệu quả cũng ủng hộ quan điểm rằng sự tập trung trong lĩnh vực ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng có mối quan hệ đồng biến. Theo giả thuyết này, một số ngân hàng nhỏ có thể liên kết với nhau để tạo ra lợi ích nhóm. Lợi ích nhóm có thể gây hại cho khách hàng và đối thủ cạnh tranh vì các ngân hàng thơng đồng với nhau để tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất huy động cho các cá nhân. Tầm quan trọng của cấu trúc thị trường và các biến đặc trưng của ngành ngân hàng có thể được giải thích bởi giả thuyết SCP. Giả thuyết này giả định rằng các điều kiện cơ cấu thị trường, bao gồm cả số lượng, quy mô của các công ty và các điều kiện gia nhập xác định sự cạnh tranh trong một thị trường. Một số nghiên cứu liên quan đến giả thuyết SCP cũng phù hợp với thị trường cạnh tranh ( Berger, 1995; Goddard và cộng sự, 2004; Molyneux và cộng sự, 1996). Altunbaş và cộng sự (2001) và Schure và cộng sự (2004) cho thấy mức độ hiệu quả của các ngân hàng khác nhau đáng kể giữa các ngành ngân hàng. Các giả thuyết nêu trên đã được thử nghiệm bởi Smilock (1985) và Berger (1995), người đã chỉ ra mối quan hệ của cấu trúc lợi nhuận trong ngành ngân hàng.