CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Kết quả thực nghiệm
Hệ số ước lượng của tính thanh khoản (TK) đối với ROA, ROE âm và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, khi giá trị đo lường tính thanh khoản tăng 1% thì giá trị bình quân của ROA sẽ giảm 3,68% và của ROE sẽ giảm 29,9% trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2006) khi tiến hành nghiên cứu yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng tại khu vực Tây và Nam Âu.
Kết quả cũng cho thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô (QM) đối với lợi nhuận ngân hàng (ROA, ROE) thông qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, khi quy mơ tăng 1 đơn vị thì giá trị trung bình của ROA tăng 0,029% và của ROE tăng 2,44% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang đạt được lợi thế cạnh tranh về quy mơ, góp phần gia tăng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Hệ số ước lượng của rủi ro tín dụng (RR) mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê đối với ROA, nhưng lại khơng có ý nghĩa đối với ROE. Qua kết quả này có thể thấy khi rủi ro tín dụng tăng lên 1% thì giá trị bình quân của ROA sẽ giảm 12,23% trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Miller và Noulas (1997), các nhà nghiên cứu này đã có
cùng kết quả khi xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của danh mục đầu tư và các ngân hàng lớn tại Mỹ.
Kết quả hồi quy trong bảng 3.3 cũng chỉ ra được tỷ lệ vốn (TL) có tác động cùng chiều lên ROA và ROE thông qua hệ số ước lượng mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Khi giá trị đo lường tỷ lệ vốn tăng lên 1% thì giá trị trung bình của ROA và ROE lần lượt tăng lên 2,13% và 0,53% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với thực tế kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam. Từ năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy việc mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng nguồn vốn của các ngân hàng, trong đó có nhóm ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang sử dụng tốt nguồn vốn trong việc tạo ra lợi nhuận.
Thông qua kết quả trên, có thể thấy GDP cũng là một trong những yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng, cụ thể là chỉ số ROA. Với hệ số ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, có thể khẳng định được rằng khi GDP tăng lên 1% thì giá trị trung bình của ROA sẽ giảm đi 29,12% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này ngược lại với các nghiên cứu trước đây như Hassan và Bashir (2003), Pasiouras và Kosmidou (2007), và Kosmidou (2008). Tuy nhiên, nó lại phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam vì qua báo cáo tài chính của các ngân hàng thì trong năm 2008, đa số lợi nhuận của các ngân hàng vẫn tăng trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm rất mạnh so với năm 2007.
Hiệu quả quản lý (HQ) không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Claessens, Demirgỹỗ-Kunt và Huizinga (2001) và Davydenko (2011). Kết quả này có thể được giải thích chính là vì các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đánh giá và đo lường được ảnh hưởng của sự gia tăng tiền lương, chi phí quản lý đối với lợi nhuận kinh doanh.
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ lạm phát (LP) và lợi nhuận ngân hàng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Revell (1979), Bourke (1989), Molyneux, Thornton (1992) và Kaya (2002). Điều này xuất phát từ sự chưa hiệu quả của các công cụ dự báo lạm phát tại Việt Nam, từ đó dẫn đến lạm phát kỳ vọng vẫn chưa sát với lạm phát thực. Chính vì vậy, lãi suất cho vay không được điều chỉnh kịp thời với tốc độ tăng của chi phí, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Bảng 3.3: Kết quả hồi quy
Biến số ROA ROE
Hệ số Độ lệch chuẩn t-value P-value Hệ số Độ lệch chuẩn t-value P-value
TK -0.0368 0.00507 -7.252 0.0222* -0.299 0.049 -6.1014 0.0548** QM 0.00029 0.00014 2.05803 0.0465* 0.0244 0.86394 -4.6582 0.0336* RR -0.1223 0.03525 -3.4678 0.0013*** -0.4772 0.34045 -1.4016 0.1692 HQ 0.01163 0.08946 0.12998 0.8973 0.08573 0.12312 0.69629 0.4905 TL 0.0213 0.0114 -1.8682 0.0695** 0.00532 0.00137 3.87456 0.0004*** GDP -0.2912 0.1467 -1.985 0.0544** -0.4119 1.41671 -0.2908 0.7728 LP 0.00276 0.01275 0.21625 0.8299 -0.0572 0.11006 -0.5194 0.6065 R2 0.617046 0.767337 R2 hiệu chỉnh 0.548965 0.725975 F-statistic 28.00576 75.02703 P-value R2 0.000065*** 0.000084***
Ghi chú: ký hiệu ***,*,** chỉ ra ước lượng điểm có ý nghĩa về mặt thống kê và khác “không” tại mức 1%, 5% và 10%
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews)
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 tập trung vào phần kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập, xác định phương pháp chạy mơ hình dựa vào Likelihood Test, cuối cùng là chạy hồi quy mơ hình. Kết quả cho thấy rằng khi lượng hóa biến phụ thuộc lợi nhuận bằng chỉ số ROA thì có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê và khi lượng hóa bằng chỉ số ROE thì có 3 biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Tổng hợp lại kết quả cho thấy có tất cả 5 biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc lợi nhuận, bao gồm: rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, tỷ lệ vốn, quy mơ ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.