Ma trận tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở việt nam (Trang 34)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Ma trận tương quan

Phụ lục 11 cho thấy hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với hầu hết các biến độc lập ở mức thấp, hệ số tương quan với biến nhiệt độ mùa khô thể hiện nghịch chiều ở mức cao nhất về trị tuyệt đối là 34%. Các biến độc lập với nhau tương quan cũng ở mức thấp, một số ở mức trung bình như biến dân tộc với biến loại đất xám ở mức 45%.

4.3 Kết quả hồi quy các mơ hình

Kết quả hồi quy phương trình (3.1) ở Phụ lục 12 cho thấy nhiệt độ và lượng mưa của mỗi mùa đều có tác động tuyến tính và phi tuyến tính đến TNTL và đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ nhiệt độ vào mùa mưa (bao gồm dạng tuyến tính và phi tuyến tính). Mức độ giải thích mơ hình phản ánh qua Pseudo R2 là 13,8% so với nghiên cứu của Mano và Nhemachena (2007) là 18,71%; của Benhin (2008) là 16,99%17

.

Các biến kiểm sốt trong mơ hình như loại đất và nhiều biến về đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ đều có ý nghĩa thống kê. Sau đó, tác giả lần lượt loại bỏ 2 biến khơng có ý nghĩa thống kê nhất trong mơ hình là biến tuổi và biến việc làm phi nông nghiệp (Phụ lục 13). Kết quả cho thấy mơ hình hiệu chỉnh khơng làm thay đổi ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy còn lại và xu hướng tác động của các biến đó đối với TNTL và mức độ thay đổi các hệ số hồi quy khơng đáng kể so với mơ hình ban đầu. Mức độ giải thích của mơ hình hiệu chỉnh vẫn là 13,80%. Dưới đây bảng kết quả của mơ hình hồi quy hiệu chỉnh được trích từ Phụ lục 13.

16 Việc làm phi nông nghiệp trong mẫu bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm

nghiệp, thủy sản; hoặc chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ.

17 Các nghiên cứu này cũng sử dụng hồi quy phân vị nhưng mức độ giải thích của mơ hình mà họ nghiên cứu cao hơn có thể họ sử dụng yếu tố khí hậu 4 mùa.

Bảng 4.1 Kết quả hồi quy của mơ hình hiệu chỉnh

Biến thu nhập trồng lúa (triệu đồng/ha/hộ)

Biến giải thích trong mơ hình Hệ số hồi quy Thống kê t

Hằng số -10,38 -0.87

TeRa Nhiệt độ trung bình tháng của các tháng mùa mưa (o

C/tháng) -0,86 -0.79

TeRaSq Nhiệt độ trung bình tháng của các tháng mùa mưa bình phương (o

C/tháng)2 0,018 0.67

TeDr Nhiệt độ trung bình tháng của các tháng mùa

khô (oC/tháng) 3,39*** 7.66

TeDrSq Nhiệt độ trung bình tháng của các tháng mùa khơ bình phương (o

C/tháng)2 -0,08*** -8.84

RaRa Tổng lượng mưa trung bình tháng của các

tháng mùa mưa (mm/tháng) -0,03*** -5.54

RaRaSq Tổng lượng mưa trung bình tháng của các tháng mùa khơ bình phương (mm/tháng)2

0,00*** 6.55

RaDr Tổng lượng mưa tháng trung bình của các

tháng mùa khơ (mm/tháng) 0,08*** 5.69

RaDrSq Tổng lượng mưa trung bình tháng của các tháng mùa khơ bình phương (mm/tháng)2

0,00*** -7.15

SAc Nhóm đất xám 0,85*** 2.9

SGl Nhóm đất glây 0,92*** 2.93

SFl Nhóm đất phù sa 2,25*** 6.51

SAr Nhóm đất cát 2,67*** 5.14

Sex Giới tính của chủ hộ (1: Nam; 0: Nữ) 0,19 1.03

Edu Trình độ giáo dục chủ hộ từ khơng đi học đến

lớp 12 (lớp) 0,03 1,26

Ethn Dân tộc (1: người dân tộc; 0: người kinh) -1,09*** -4.53

HoSi Số lượng người trong hộ (người) 0,09** 2,00

Rice Hình thức canh tác (1: độc canh cây lúa; 0: đa

canh) 0,18 0.96

Irr Hình thức tưới tiêu (1: tưới tiêu chủ động; 0:

tưới tiêu bị động) 1,47*** 6.34

logArea Tổng diện tích trồng lúa gồm các vụ trong năm

(ha/năm) -0,35*** -3.44

MiMa Bán sỉ cho tư thương 1,10*** 5.92

ReTa Bán lẻ cho tiêu dùng 1,23*** 5.61

Cred Tiếp cận tín dụng (1: cịn nợ; 0: khơng cịn nợ) -0,38** -2.79

Exte Tiếp cận khuyến nông (1: xã có trạm khuyến

nơng; 0: xã khơng có trạm khuyến nơng) 0,65

**

2.08

Trong đó: * mức ý nghĩa 10%; ** mức ý nghĩa 5% và *** mức ý nghĩa 1% Nguồn: Tác giả thực hiện

4.3.1 Các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa

Dấu của các hệ số hồi quy của các biến khí hậu ở dạng bậc 2 sẽ cho thấy xu hường tác động của nhiệt độ và lượng mưa lên TNTL. Phụ lục 14 cho thấy đồ thị có dạng hình dạng chữ U (hệ số hồi quy dương) đối với cả nhiệt độ và lượng mưa vào mùa mưa còn đồ thị có dạng U ngược (hệ số hồi quy âm) đối với cả nhiệt độ và lượng mưa vào mùa khô.

Vào mùa mưa, cả nhiệt độ và lượng mưa tăng lên sẽ làm giảm TNTL nhưng tác động phi

tuyến tính của nhiệt độ và lượng mưa làm tăng TNTL. Điều này có nghĩa rằng nhiệt độ và lượng mưa giảm sẽ có lợi cho TNTL.

Vào mùa khô, cả nhiệt độ và lượng mưa tăng lên sẽ làm tăng TNTL. Kết quả này sẽ phù

hợp với thực tế từ tiểu vùng khí hậu Bắc Bắc Trung bộ trở ra miền Bắc - mùa khô thời tiết lạnh rét, cũng chính là mùa Đơng; do vậy sự tăng nhiệt độ và lượng mưa là cần thiết. Tuy nhiên, tác động phi tuyến tính của nhiệt độ và lượng mưa vào mùa khô làm giảm TNTL. Như vậy, nhiệt độ và lượng mưa tăng lên cần thiết nhưng khơng phải tăng mãi mãi.

4.3.2 Các nhóm đất tác động đến thu nhập trồng lúa

Bảng 4.1 cho thấy cả bốn nhóm đất chính đều có ý nghĩa thống kê và có tác động rất tích cực đến TNTL, trong đó nhóm đất cát ven biển và phù sa tốt hơn nhóm đất glây và xám. Điều này phù hợp với thực tếlà vùng trồng lúa của nước ta chủ yếu ở đồng bằng ven sông, ven biển nơi nhận phù sa bồi đắp nhờ hoạt động dòng chảy của sơng ngịi và gần nguồn nước cho cây trồng. Hệ số hồi quy của nhóm đất phù sa là 2,25 được giải thích là nếu hộ trồng lúa ở nhóm đất phù sa sẽ cao hơn khoảng 2,25 triệu đồng/ha so với hộ trồng lúa ở các nhóm đất khác (khác với 4 nhóm đất nghiên cứu) với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Ngồi ra, kết quả cho thấy nhóm đất cát có tác động tích cực nhất, thậm chí cao hơn cả nhóm đất phù sa. Đây là kết quả rất có ý nghĩa trong việc xác định và kiểm chứng các vị trí đất đặc biệt có lợi cho cây trồng ngoài đất phù sa thường được biết đến. Hơn nữa, điều đáng chú ý là đề tài nghiên cứu ở cấp nhóm đất chính chỉ thể hiện tính chất cơ bản nhất của đất, do đó chưa thể hiện trọn vẹn về mặt thổ nhưỡng học. Ví dụ nhóm đất chính là phù sa – Fluvisols từ chữ “Fluvius” trong tiếng Latinh nghĩa là sông, chỉ các sản phẩm lắng đọng phù sa (Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa, 2007), đơn vị đất của nhóm đất này bao gồm loại mùn, loại trung tính ít chua, loại chua, loại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, trong đó đặc tính chua, mặn, nhiễm phèn hẳn không tốt cho đất.

4.3.3 Các biến đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến thu nhập trồng lúa

Kết quả hồi quy ở Bảng 4.1 cho thấy có một số điểm đáng chú ý liên quan đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ như sau:

Thứ nhất, giống như các nghiên cứu trước, kết quả khẳng định rằng việc nông hộ chủ động nước tưới tiêu có tác động rất tích cực đối với TNTL so với nông hộ bị động dựa vào nguồn nước mưa. Dựa theo hệ số hồi quy của biến phương thức tưới tiêu cho thấy, nếu hộ sử dụng nguồn nước chủ động tưới lúa thì TNTL tăng khoảng 1,47 triệu đồng/ha so với hộ trồng lúa dựa vào nguồn nước mưa (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Thứ hai, mơ hình cho thấy lúa gạo sản xuất ra bán sỉ cho tư thương và bán lẻ cho tiêu dùng là tốt hơn so với các đối tượng khác là doanh nghiệp nhà nước, doanh nhiệp ngoài nhà nước, và khác hoặc không bán. Kết quả cho thấy nếu hộ bán sỉ lúa gạo cho tư thương thì TNTL tăng khoảng 1,1 triệu đồng/ha cịn nếu hộ bán lẻ thì TNTL tăng khoảng 1,23 triệu đồng/ha so với hộ bán cho các đối tượng khác hoặc không bán (với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi). Dưới góc nhìn về chi phí giao dịch, rõ ràng việc tiếp cận thị trường bán lẻ và tư thương là thuận lợi hơn do nó là thị trường tại chỗ, khoảng cách thị trường ngắn hơn. Bên cạnh, giá bán lẻ và giá bán cho tư thương có thể tốt hơn do giá cả mang tính linh động hơn so với đối tượng khác nếu sử dụng giá niêm yết. Theo tác giả, kết quả này cũng phản ánh phù hợp với quy mô sản xuất lúa gạo còn nhỏ (diện tích gieo trồng trung bình 0,77ha/hộ). Do đó, nhằm mục đích thương mại hóa lúa gạo, chúng ta cần mở rộng sản xuất bằng cách tăng vụ hoặc tăng diện tích đất sử dụng cho lúa. Hiện nay, 3 vụ là số vụ tối đa trong năm mà một số vùng trồng lúa đạt được đặc biệt miền Trung và miền Nam.

Thứ ba, biến diện tích gieo trồng lúa có tác động xấu đối với TNTL. Diện tích gieo trồng này bằng tổng diện tích các vụ trong năm. Do đó, kết quả này có thể nhìn nhận từ khía cạnh số vụ lúa trong năm, nhiều vụ trong năm sẽ có tác động tiêu cực đến TNTL có thể nguyên nhân từ các vấn đề nảy sinh trong nông học như khả năng phục hồi của đất.

Thứ tư, biến vay nợ cho kết quả ngược dấu kỳ vọng. Nếu hộ có vay mượn, hoặc cịn nợ thì

TNTL giảm khoảng 380 nghìn đồng/ha so với hộ hiện khơng có nợ (trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi). Vay nợ có thể trở thành gánh nặng và trở thành chồng chất trong việc hoàn trả nếu vốn vay sử dụng không hiệu quả hoặc chưa phải đầu tư vào nông

nghiệp18. Nghiên cứu của Ajetomobi và đ.t.g (2010) với mẫu 43% hộ có vay nợ chính thức, cũng có kết quả tương tự. Nghiên cứu của Ngô Hải Thanh (2011) đã đưa ra kết luận “khơng tìm thấy ảnh hưởng tích cực từ việc vay vốn ngân hàng nông nghiệp19 tới thu nhập bình quân của hộ gia đình trong giai đoạn 2006-2008”.

Thứ năm, kết quả cũng cho thấy nhóm TNTL của hộ dân tộc thiểu số ít sinh lợi hơn từ hoạt động trồng lúa so với hộ người Kinh. Nếu các yếu tố khác không đổi, TNTL của hộ dân tộc thiểu số thấp hơn khoảng 1 triệu đồng/ha so với hộ người Kinh.

4.4 Tác động biên của các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa

Theo Mano và Nhemachena (2007), dấu và hệ số hồi quy của biến khí hậu ở dạng tuyến tính và phi tuyến tính chưa thể hiện đầy đủ xu hướng tác động có lợi hay gây thiệt hại cho TNTL. Nhằm lượng hóa tác động này, chúng ta sử dụng các hệ số hồi quy của các biến khí hậu trong mơ hình hiệu chỉnh và các yếu tố khí hậu tại giá trị trung bình theo như công thức (2.4) cho mỗi mùa và công thức (2.5) cho cả năm.

Kết quả Bảng 4.2 cho thấy nếu lượng mưa tăng lên 1mm/tháng thì lợi ích của TNTL tăng lên trung bình 3 nghìn đồng/ha nhưng nhiệt độ tăng lên 1oC/tháng làm thiệt hại TNTL trung bình lên đến 425 nghìn đồng/ha. Mức độ thiệt hại của nhiệt độ vào mùa khô lớn hơn mùa mưa trong khi đó chỉ có lượng mưa tăng lên vào mùa khơ có lợi đến TNTL còn lượng mưa mùa mưa đã vượt lên ngưỡng tối ưu với xu hướng gây bất lợi cho TNTL.

Ngoài ra, khí hậu thơng thường tác động đến các vùng khí hậu là khác nhau. Hình 4.1 cho thấy nhiệt độ tăng lên 1oC/tháng sẽ gây thiệt hại lớn cho các vùng từ Duyên hải Trung Bộ

18 Các khoản chi lãi vay bao gồm trong phép tính TNTL. Ngồi ra,thơng tin về mục đích vay nợ có đề cập

trong bộ dữ liệu bao gồm đầu tư cho lĩnh vực như hoạt động nông lâm ngư, buôn bán dịch vụ và các ngành nghề kinh doanh khác, nhưng nó khơng thể hiện một cách đầy đủ toàn bộ các mẫu nghiên cứu.

19 Ngân hàng nông nghiệp được đánh giá một trong các ngân hàng chủ lực trong việc vay vốn ở khu vực

Bảng 4.2 Kết quả phân tích tác động biên của mơ hình hiệu chỉnh dPLE/dFi: Giá trị biên TNTL hộ tại nhiệt độ và lượng mưa trung bình dPLE/dFi: Giá trị biên TNTL hộ tại nhiệt độ và lượng mưa trung bình

(nghìn đồng/ha/1đơn vị yếu tố khí hậu)

Mùa Yếu tố khí hậu

mùa mưa mùa khơ Cả năm

(1) (2) (1) + (2) nhiệt độ (o

C/ tháng) -91 -334 -425

lượng mưa (mm/tháng) -5 8 3

vào Nam Bộ, chỉ có vùng khí hậu Tây Bắc và Đơng Bắc có dấu hiệu tích cực đối với TNTL. Nếu lượng mưa tăng lên 1mm/tháng có lợi cho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ, tuy nhiên bất lợi cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nơi có lượng mưa hàng năm rất lớn trong các năm qua như các trạm khí tượng ở Nam Đông, Trà My, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Kỳ Anh …

Tóm lại, các yếu tố khí hậu thơng thường có tiêu cực đến TNTL, ngoại trừ lượng mưa vào mùa khô. Như vậy, mức độ thiệt hại của hộ TNTL nước ta sẽ lớn hơn nếu dựa theo các kịch bản BĐKH.

Hình 4.1 Tác động biên của nhiệt độ và lượng mưa đến TNTL theo vùng khí hậu

Nguồn: Tác giả tính tốn và vẽ -1300 -1200 -1100 -1000 -900 -800 -700 -600 -500 -400 -300 -200 -100 0 100

I II III IV V VI VII cả nước

∆Ple(nghìn đồng/

ha/hộ)

Vùng khí hậu

tăng nhiệt độ 1oC/tháng tăng lượng mưa 1mm/tháng

4.5 Dự báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa

Như chúng ta biết, yếu tố khí hậu là bất định, khả năng là chỉ yếu tố này biến động hoặc cũng có thể nhiều yếu tố biến động xảy ra đồng thời trong một thời điểm. Do đó, tác giả đo lường tác động riêng phần và tác động tổng hợp của yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến TNTL theo từng khả năng có thể xảy ra dựa theo Kịch bản BĐKH mức phát thải trung bình vào năm 2050 và 2100 của MONRE. Kết quả dự báo các mức thu nhập trung bình của hộ trồng lúa đi kèm giải thích các khả năng đó được trình bày ở Phụ lục 15. Theo công thức (2.6), mức thay đổi TNTL so với hiện nay được trình bày ở Bảng 4.320.

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy TNTL của hộ có khả năng giảm theo thời gian, giảm từ 0,13 – 14% từ năm 2050 đến 2100 so với TNTL của hộ năm 2008 nếu các yếu tố khác không đổi. Kết quả này là áp lực lớn cho nông dân trồng lúa bởi thu nhập của họ vốn được đánh giá ở

20 Mức độ thay đổi trung bình TNTL = TNTL trung bình của từng khả năng - TNTL trung bình của thời kỳ

khí hậu hiện nay (2001 – 2010). Đo lường sự thay đổi TNTL đi kèm với các giả định như sau: (i) mức thay

đổi các yếu tố khí hậu theo kịch bản là so với thời kỳ 1980 - 1999 là giống như so với thời kỳ 2001 – 2010;

(ii) sự thay đổi chung về mặt trung bình cho cả nước mà khơng phân theo sự thay đổi riêng của từng vùng; (iii) giá trị yếu tố khí hậu vào mùa mưa của cả nước rơi vào từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô là từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau; (iv) mức độ thay đổi TNTL chưa tính sự thay đổi lạm phát từ năm 2008 đến 2050 và

Bảng 4.3 Mức biến đổi TNTL theo các khả năng của kịch bản BĐKH

Thời kỳ

Khả năng P

Mùa mưa Mùa khơ Mức thay đổi

trung bình TNTL (∆PLE) Tỷ lệ của ∆PLE so hiện nay Xếp hạng thiệt hại Nhiệt độ Lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa oC/tháng mm/tháng oC/tháng mm/tháng (nghìn đồng/ha/hộ) (nghìn đồng/ha/hộ) 2001-2010 27,00 248,59 21,96 46,76 0 2050 1 +1,01 -77,5 -0,67% 10 2 +4,1% -42,7 -0,37% 12 3 +1,24 -541,6 -4,70% 6 4 -3,4% -14,6 -0,13% 14 5 +1,01 +4,1% -120,2 -1,04% 9 6 +1,24 -3,4% -556,2 -4,83% 5 7 +1,01 +4,1% +1,24 -3,4% -651,9 -5,66% 4 2100 8 +2,03 -125,5 -1,09% 8 9 +5,43% -54,8 -0,48% 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)