Các biến đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến thu nhập trồng lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở việt nam (Trang 37 - 38)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kết quả hồi quy các mô hình

4.3.3 Các biến đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến thu nhập trồng lúa

Kết quả hồi quy ở Bảng 4.1 cho thấy có một số điểm đáng chú ý liên quan đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ như sau:

Thứ nhất, giống như các nghiên cứu trước, kết quả khẳng định rằng việc nông hộ chủ động nước tưới tiêu có tác động rất tích cực đối với TNTL so với nông hộ bị động dựa vào nguồn nước mưa. Dựa theo hệ số hồi quy của biến phương thức tưới tiêu cho thấy, nếu hộ sử dụng nguồn nước chủ động tưới lúa thì TNTL tăng khoảng 1,47 triệu đồng/ha so với hộ trồng lúa dựa vào nguồn nước mưa (với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi).

Thứ hai, mơ hình cho thấy lúa gạo sản xuất ra bán sỉ cho tư thương và bán lẻ cho tiêu dùng là tốt hơn so với các đối tượng khác là doanh nghiệp nhà nước, doanh nhiệp ngoài nhà nước, và khác hoặc không bán. Kết quả cho thấy nếu hộ bán sỉ lúa gạo cho tư thương thì TNTL tăng khoảng 1,1 triệu đồng/ha cịn nếu hộ bán lẻ thì TNTL tăng khoảng 1,23 triệu đồng/ha so với hộ bán cho các đối tượng khác hoặc không bán (với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi). Dưới góc nhìn về chi phí giao dịch, rõ ràng việc tiếp cận thị trường bán lẻ và tư thương là thuận lợi hơn do nó là thị trường tại chỗ, khoảng cách thị trường ngắn hơn. Bên cạnh, giá bán lẻ và giá bán cho tư thương có thể tốt hơn do giá cả mang tính linh động hơn so với đối tượng khác nếu sử dụng giá niêm yết. Theo tác giả, kết quả này cũng phản ánh phù hợp với quy mô sản xuất lúa gạo cịn nhỏ (diện tích gieo trồng trung bình 0,77ha/hộ). Do đó, nhằm mục đích thương mại hóa lúa gạo, chúng ta cần mở rộng sản xuất bằng cách tăng vụ hoặc tăng diện tích đất sử dụng cho lúa. Hiện nay, 3 vụ là số vụ tối đa trong năm mà một số vùng trồng lúa đạt được đặc biệt miền Trung và miền Nam.

Thứ ba, biến diện tích gieo trồng lúa có tác động xấu đối với TNTL. Diện tích gieo trồng này bằng tổng diện tích các vụ trong năm. Do đó, kết quả này có thể nhìn nhận từ khía cạnh số vụ lúa trong năm, nhiều vụ trong năm sẽ có tác động tiêu cực đến TNTL có thể nguyên nhân từ các vấn đề nảy sinh trong nông học như khả năng phục hồi của đất.

Thứ tư, biến vay nợ cho kết quả ngược dấu kỳ vọng. Nếu hộ có vay mượn, hoặc cịn nợ thì

TNTL giảm khoảng 380 nghìn đồng/ha so với hộ hiện khơng có nợ (trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi). Vay nợ có thể trở thành gánh nặng và trở thành chồng chất trong việc hoàn trả nếu vốn vay sử dụng không hiệu quả hoặc chưa phải đầu tư vào nông

nghiệp18. Nghiên cứu của Ajetomobi và đ.t.g (2010) với mẫu 43% hộ có vay nợ chính thức, cũng có kết quả tương tự. Nghiên cứu của Ngô Hải Thanh (2011) đã đưa ra kết luận “khơng tìm thấy ảnh hưởng tích cực từ việc vay vốn ngân hàng nơng nghiệp19 tới thu nhập bình qn của hộ gia đình trong giai đoạn 2006-2008”.

Thứ năm, kết quả cũng cho thấy nhóm TNTL của hộ dân tộc thiểu số ít sinh lợi hơn từ hoạt động trồng lúa so với hộ người Kinh. Nếu các yếu tố khác không đổi, TNTL của hộ dân tộc thiểu số thấp hơn khoảng 1 triệu đồng/ha so với hộ người Kinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)