2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Mỹ Đức về phát triển kinh tế nông
2.1.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế nông
nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
Bước vào năm 2001, là năm có ý nghĩa trọng đại: thế kỷ XX kết thúc, thế kỷ XXI bắt đầu. Tính đến thời điểm này, tồn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 – 2000) và 15 năm đổi mới.
Trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm (2001 – 2010) tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược nêu rõ sự cần thiết khả năng rút ngắn quá trình CNH, HĐH. Tư tưởng được nhấn mạnh là phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh đường lối tiếp tục đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi đây là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phương hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời gian tới sẽ là “chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa
phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết cơng – nơng nghiệp – dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [11; 276]
Trong quá trình thực hiện, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp không ngừng được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Ngày 18/3/2002, tại Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 15– NQ/TW về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001–
2010. Nghị quyết đã đưa ra những quan điểm tồn diện về CNH, HĐH nơng
nghiệp và nông thôn ở nước ta trong tình hình hiện nay; đồng thời đưa ra những chủ trương đẩy mạnh hơn nữa con đường phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của nền nông nghiệp đất nước là: “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [12; 96]. Nhờ mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn mà kinh tế nông nghiệp tiếp tục đạt thêm nhiều kết quả, thành tựu mới, bộ mặt xã hội nông thôn văn minh hơn và đời sống nông dân ngày càng cải thiện.
Tháng 7/2008, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X tiếp tục khẳng định cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Trong q trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, nơng nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn tiếp tục giữ vị trí, vai trị chiến lược, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước. Do đó,
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH – HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt. [7; 2]
Mục tiêu tổng quát và lâu dài về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là: “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thơn, hài hịa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó khăn; nơng dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới. Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trinh ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh cơng nhân – nơng dân – trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [7; 3]
Để triển khai những chủ trương, chính sách CNH, HĐH nơng nghiệp và nông thôn của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2000 – 2005 của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh là: “Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, quan điểm và chỉ đạo của Trung ương, phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân (...) chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện một bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững”[84; 37].
Xác định nông nghiệp ở tỉnh trong những năm tới vẫn giữ vị trí quan trọng để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, để phát triển một nền nơng nghiệp toàn diện, Đại hội đề ra chủ trương: “Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, trọng tâm là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sinh học, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất” [84; 37].
Nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Thông báo số 40 – TB/TU, ngày 14/05/2001, về triển khai thực hiện Chương trình phát triển nơng nghiệp đến năm 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững. Đồng thời, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 50 – CT/TU, ngày 14/9/2003, về chỉ đạo các địa phương xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Tiếp đó, ngày 05/05/2006, tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (khóa XIV), Tỉnh ủy Hà Tây ban hành Nghị quyết số 03 – NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010, với quan điểm phát triển là: “Đẩy
mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế ven đơ, sản xuất hàng hóa, đạt giá trị kinh tế cao và bền vững, xây dựng vành đai nông nghiệp ven đô xanh, sạch, chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề của nông dân gắn với phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, phát triển đô thị và gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, từng bước xây
dựng nông thôn mới văn minh, gìn giữ và phát huy bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, xã”. [81; 2]
Nhìn chung, những năm 2001 – 2010, trong đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã có những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể hướng vào phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa ổn định và bền vững theo hướng CNH, HĐH. Đây chính là nền tảng giúp Đảng bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức tiếp tục xây dựng những đề án mới trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp chung của cả nước.
2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mỹ Đức Mỹ Đức
Đầu quý IV năm 2000, Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XX, nhiệm kỳ 2001 – 2005 được khai mạc tại Trường Đảng Phù Lưu Tế. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá kết quả thực hiện những mục tiêu, phương hướng kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (1996 – 2000); nhận định rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như khó khăn, yếu kém cịn tồn tại của huyện; trên cơ sở đó đưa ra những quyết định về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong thời kỳ 2001 – 2005.
Về kinh tế nông nghiệp, Đại hội nhận định: trong 5 năm qua (1996- 2000), sản xuất nơng nghiệp của huyện đã có bước phát triển khá tồn diện. Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực (tỷ trọng nơng - lâm nghiệp từ 70,6% năm 1996 ước năm 2000 còn 65,3%). Tổng giá trị sản lượng tăng từ 185,5 tỷ đồng năm 1996 lên 315,1 tỷ đồng năm 2000; tốc độ tăng bình quân hàng năm là 11,6%. Sản lượng lương thực quy thóc năm 2000 đạt 90.000 tấn. Bình qn lương thực đầu người là 510 kg, vượt chỉ tiêu đề ra (500 kg), đã góp phần khắc phục tình trạng đói giáp hạt…[21; 1]
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trong những năm qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, kinh tế ở các địa phương vẫn là thuần nơng, chưa có nhiều nơng sản hàng hóa. Trong khi đó tiềm năng lao động, đất đai, ao, hồ, đồi, núi…chưa được tận dụng khai thác. Bên cạnh đó, Ban quản lý HTX nông nghiệp tuy đã được chuyển đổi theo Luật HTX nhưng hoạt động cịn lúng túng, chậm thích ứng với Điều lệ và Luật HTX. Một số HTX cịn bng lỏng quản lý và công tác dịch vụ cho xã viên, nhất là khâu giống, bảo vệ thực vật, phân bón, cơng tác điều hành sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế…Dẫn tới tốc độ phát triển kinh tế nơng nghiệp cịn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh về nông nghiệp của địa phương.
Từ những nhận xét, đánh giá trên, Đại hội đã đưa ra mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong 5 năm 2001 – 2005 là: Tập trung sản xuất lương thực bảo đảm vững chắc an tồn lương thực và có tích lũy; năng suất lúa bình qn trên 11 tấn/ha/năm; tổng sản lượng lương thực quy thóc đến năm 2005 đạt 101.560 tấn; phấn đấu đưa bình quân lương thực đầu người đạt 550 kg.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, trong 3 năm (2002 – 2004), Huyện ủy Mỹ Đức đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Cụ thể:
Năm 2002, Huyện ủy Mỹ Đức ra Chương trình số 04 – CT/HU, ngày 10/7/2002, về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện Mỹ Đức
từ năm 2001 – 2010 theo tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa IX.
Đến năm 2003, Huyện ủy Mỹ Đức ban hành 2 Nghị quyết quan trọng: Nghị quyết số 09 – NQ/HU (ngày 27/03/2003) của Huyện ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững; và Nghị quyết
số 10 – NQ/HU (ngày 01/10/2003) của Ban Thường vụ Huyện ủy về chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất đai và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Hai Nghị
quyết này đã tạo ra tiền đề cơ bản để đáp ứng yêu cầu phát triển một nền sản xuất nơng nghiệp tồn diện, hiệu quả và bền vững; có ý nghĩa quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.
Tiếp đó, ngày 10/11/2005, Ban Thường vụ Huyện ủy họp mở rộng với nội dung: Bàn sâu về thực trạng và đưa ra giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện từ năm 2006 – 2010. Với tinh thần trên, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra thông báo số 13 – TB/HU, thông báo Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, với mục tiêu chung là: Tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị
quyết 09 – NQ/HU (27/03/2003) của Huyện ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật ni, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững và Nghị quyết 10 – NQ/HU (01/10/2003) của Ban Thường vụ Huyện ủy về chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Huyện ủy đã giao cho UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá thực trạng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ năm 2000 – 2005; nêu rõ các mơ hình sản xuất có hiệu quả; đồng thời đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm; đề ra các giải pháp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ năm 2006 – 2010 và cân đối nguồn ngân sách của huyện để hỗ trợ việc chuyển đổi trong các năm tiếp theo.
Những nội dung chỉ đạo trên của BCH Đảng bộ huyện là định hướng chung nhất để từ đó trong q trình thực hiện tiếp tục có những chính sách cụ
thể thúc đẩy q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp Mỹ Đức trong giai đoạn 2001 – 2008.