Quá trình chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 65)

của Đảng bộ huyện Mỹ Đức.

2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Căn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XX, trên cơ sở phát huy thành tích đã đạt được trong giai đoạn 1996 – 2000, Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã bước vào thực hiện sản xuất nông nghiệp trong những năm 2001 – 2010 với sự cố gắng và quyết tâm cao nhất.

Sau khi Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX kết thúc, ngày 10/08/2000, BCH Đảng bộ huyện Mỹ Đức ra Báo cáo số 40 – BC/HU về Chương trình và

giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2000 -2005,

làm tiền đề thực hiện thắng lợi những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra. Bản báo cáo đã xây dựng 6 chương trình kinh tế - xã hội cùng với những giải pháp thực hiện cụ thể, trong đó chương trình phát triển kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững là một trong những chương trình trọng tâm có ý nghĩa quan trọng.

Để triển khai thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2001 – 2010 đạt được kết quả cao nhất, Huyện uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, các cấp, các ngành tích cực xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể hoá nội dung các chương trình thành các đề án, dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các xã, thị trấn căn cứ vào 6 chương trình kinh tế, xã hội của huyện và đặc điểm tình hình, điều kiện của địa phương đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế cụ thể ở cơ sở. Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và cấp uỷ chính quyền các

xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện định kỳ 6 tháng đến 1 năm. Nhiều cấp uỷ, chính quyền đã chú trọng kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện ở cấp mình.

Đối với chương trình phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, trong nhiệm kỳ này, huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh đầu tư nhiều mặt, từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc định ra các cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng cây, từng con, từng vùng chuyên canh…Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ được tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở, khắc phục khó khăn, chỉ đạo chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa tiến bộ. Huyện uỷ đã chỉ đạo phòng NN & PTNT chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng vụ, thành lập ban chỉ đạo sản xuất, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, thị trấn, cân đối giống lúa và giống cây trồng vụ đơng cho hộ nơng dân. Q trình tổ chức sản xuất có sự chỉ đạo sát sao, phân cơng các đồng chí thường vụ phụ trách cụm, huyện uỷ viên phụ trách xã, thị trấn, thường xuyên bám sát cơ sở, chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn đảm bảo đủ nguồn nước, giải phóng đất nhanh, chú trọng các biện pháp chăm sóc bảo vệ sản xuất, khai thác có hiệu quả các cơng trình thuỷ lợi, nên đáp ứng đủ nước tưới tiêu kịp thời, vì vậy cây lúa và hoa màu đều phát triển tốt. Bên cạnh đó, cơng tác phổ biến, trang bị cho cán bộ, nhân dân kiến thức khoa học kỹ thuật được tăng cường thường xuyên như tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nông dân, mở rộng chương trình IPM và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát hành tập san Nông nghiệp, tổ chức tham quan mơ hình sản xuất tiên tiến trong và ngoài tỉnh… Ngành NN & PTNT đã tích cực xây dựng đề tài “xây dựng

vùng lúa chất lượng cao”, tăng cường chỉ đạo bổ sung quy hoạch, củng cố các

cơ sở dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phối hợp đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010, trên cơ sở quán triệt thực hiện Nghị quyết TW5 khố IX, Chương trình số 24 của Tỉnh uỷ Hà Tây khoá XIII về đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Tây thời kỳ 2001 - 2010, ngày

10/7/2002, Huyện uỷ Mỹ Đức đề ra Chương trình 04 – CTr/HU, về đẩy nhanh

CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn huyện Mỹ Đức từ năm 2001 – 2010 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX. Mục tiêu tổng quát cho chương

trình phát triển kinh tế nông nghiệp được đề cập là: “Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hố quy mơ, hiệu quả và bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Xây dựng nơng thơn có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hiện đại, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; Xây dựng kinh tế gắn với quốc phòng an ninh vững mạnh” [38; 4].

Chương trình đề ra một số chỉ tiêu chính như sau:

TT Chỉ tiêu 2001 2005 2010

1 Tốc độ tăng GDP chung toàn huyện Tốc độ tăng GDP trong nông nghiệp

8% 4% 8% - 9% 4% - 5% 9% - 10% 4% - 5% 2 Cơ cấu nông nghiệp:

- Trồng trọt - Chăn nuôi 61 39 60 40 50 50 3 Cơ cấu kinh tế % GDP

- Nông nghiệp

- Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ 64,8 17,0 18,2 55 20 25 50 22 28 4 Giá trị sản phẩm thu bình quân trên

1ha canh tác (triệu đồng) 24,3 28 33

5 Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) 86 76 56 6 Thu nhập bình quân đầu người ở

Để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, 5 giải pháp lớn được đưa ra:

- Thứ nhất: Công tác quy hoạch phải đi trước một bước

Huyện xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trọng tâm là các quy hoạch tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, quy hoạch xây dựng làng, xã, khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và định hướng, các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn về từng nội dung trên.

- Thứ hai: Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và

giải quyết tốt vệ sinh môi trường.

- Thứ ba: Giải pháp tạo nguồn vốn cho các chương trình, bao gồm một mặt phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế, mặt khác tăng cường hoạt động tín dụng ở nơng thơn đảm bảo quy định của pháp luật, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã đủ điều kiện.

- Thứ tư: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm.

- Thứ năm: Thực hiện hệ thống các chính sách ưu đãi để đẩy nhanh

CNH - HĐH

Triển khai thực hiện Chương trình 04, huyện Mỹ Đức đã chọn giải pháp nguyên chủng hoá giống lúa là khâu đột phá để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện. Điểm nổi bật và thành cơng trong những năm gần đây đó là việc chỉ đạo thực hiện chương trình tồn huyện cấy đại trà các giống lúa nguyên chủng cho năng suất cao, tạo sự đồng đều trên đồng ruộng. Trên địa bàn huyện có một số nhóm hộ và 5 HTX: An Mỹ, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Đại Nghĩa, Tế Tiêu, đã liên tục sản xuất giống lúa nguyên chủng cho các Công ty Giống cây trồng Tỉnh và Trung ương nên

nông dân đã sử dụng giống nguyên chủng để cấy đại trà từ 5 – 10% so với giống cấp I, lúa sạch sâu bệnh. Cũng từ cơ sở thực tiễn trên mà Hội Phụ nữ tỉnh, Sở NN & PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã giúp đỡ và chọn Mỹ Đức để làm điểm mơ hình của tỉnh về chương trình ngun chủng hố giống lúa. Bước đầu thực hiện sản xuất giống lúa nguyên chủng từ vụ xuân năm 2003, huyện đã thực hiện chương trình ngun chủng hố giống lúa ở 22 xã, thị trấn. Việc sản xuất giống ngun chủng đúng quy trình kỹ thuật có năng suất cao đã giúp người nơng dân áp dụng vào thâm canh đại trà, nhất là khâu mật độ cấy tiến bộ rõ rệt, không cịn cấy to khóm, khơng cấy mạ già, giảm được 50% lượng giống trên 1 sào cấy, góp phần đưa năng suất lúa đại trà ở các năm không ngừng tăng lên: năm 2003 năng suất lúa cả năm đạt 11,7 tấn/ha, năm 2004 đạt 12,1 tấn/ha, đến năm 2005 tăng lên 12,4 tấn/ha.

Cùng với việc thực hiện chương trình ngun chủng hố giống lúa, xây dựng mơ hình vùng lúa chất lượng cao để từng bước chuyển dịch cơ cấu giống lúa. Thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 27/06/2003 của Huyện uỷ Mỹ Đức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững; Nghị quyết số 10, ngày

17/10/2003 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ

thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Ngày 17/10/2003, UBND huyện đã xây

dựng kế hoạch số 438/2003/KH/UB, về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng

vật nuôi và công tác chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, gắn với quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân; đồng thời ban hành Hướng dẫn số 509 – HD/UB,

ngày 20/10/2003, hướng dẫn trình tự lập hồ sơ chuyển đổi cơ cấu cây trồng -

vật ni, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và dồn ô đổi thửa trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

Tháng 7 – 2008, Huyện ủy Mỹ Đức tiến hành Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XXI. Với tinh thần đánh giá nghiêm túc, Hội nghị nhận thấy: Qua hơn hai năm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Tây, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn, đồn kết phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng. Tổng giá trị sản xuất gia tăng trong huyện (GDP tính theo giá hiện hành) năm 2007 đạt 967,8 tỷ đồng, đạt 79,2% so với Nghị quyết Đại hội. Dự kiến năm 2008 đạt 1.091 tỷ đồng, đạt 89,8% Nghị quyết Đại hội (riêng 6 tháng đầu năm 2008 đạt 614 tỷ đồng, đạt 56,3% kế hoạch năm). Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2006 – 2007 là 12% (mục tiêu Đại hội là 12 – 13%), riêng 6 tháng đầu năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực hơn, tỷ trọng nơng nghiệp từ 57,85% năm 2005 xuống còn 50,4% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 49,8% (mục tiêu Đại hội 40%); tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản từ 18,83% năm 2005 lên 20,2% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 18,2% (mục tiêu Đại hội 25%); dịch vụ - du lịch từ 23,32% năm 2005 lên 29,4% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 32% (mục tiêu Đại hội 35%). Bình quân thu nhập đầu người dự kiến năm 2008 đạt 6,14 triệu đồng/người/năm [35; 2]. Riêng về sản xuất nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp 2 năm (2006 – 2007) tăng bình quân 3,71% (mục tiêu Đại hội 3,9%). Năm 2007 sản lượng lương thực cây có hạt đạt 84.858 tấn (mục tiêu Đại hội 72.930 tấn), kết quả năng suất lúa vụ xuân năm 2008 đạt 63,8 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực ước cả năm 2008 đạt 90.000 tấn, vượt 23,4% so với mục tiêu Đại hội. Bình quân lương thực thu nhập đầu người dự kiến năm 2008 đạt 543 kg (mục tiêu Đại hội 550 kg). Sản xuất vụ đơng trở thành vụ sản xuất chính đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, góp phần giải quyết lao động nông nhàn cho hộ nông dân [35; 2-3].

Sau hơn 7 năm thực hiện các Nghị quyết của Huyện uỷ về chương trình phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững. Với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tồn huyện, sản xuất nơng nghiệp đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Cụ thể:

Bảng 2.1. Tổng hợp diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi huyện Mỹ Đức (đến 30/2/2007) S TT Tên xã Tổng số hộ Tổng số DT (ha) Mơ hình DT ch.đổi đã có QĐ của huyện (ha)

TS – CNKH CN - CĂQ Chăn nuôi TT Hộ DT (ha) Hộ DT (ha) Hộ DT (ha) 1 Đồng Tâm 245 94,46 233 82,46 8 5,0 4 7,0 82,46 2 Thượng Lâm 60 82,82 50 47,02 10 35,8 60,04 3 Tuy Lai 40 235,27 30 219,09 8 12,58 2 3,6 130,71 4 Phúc Lâm 27 10,47 9 6,315 18 4,141 5,32 5 Bột Xuyên 31 15,73 22 10,74 9 4,99 2,83 6 Mỹ Thành 14 42,32 14 42,32 30,67 7 An Mỹ 73 60,14 39 47,69 34 12,45 33,06 8 Hồng Sơn 43 62,31 43 62,31 41,01 9 Lê Thanh 31 26,81 30 26,61 1 0,2 26,61 10 Xuy Xá 4 14,60 2 7,3 2 7,3 11 Phùng Xá 3 1,74 3 1,74 1,74 12 Phù Lưu Tế 4 26,00 4 26 20,69 13 TT Đại Nghĩa 29 41,82 29 41,82 38,53 14 Đại Hưng 14 16,62 14 16,62 16,62 15 Vạn Kim 6 35,85 6 35,85 35,85 16 Đốc Tín 3 26,87 3 26,87 26,87 17 Hùng Tiến 33 61,50 33 61,50 58,81 18 Hương Sơn 25 511,57 25 511,57 511,57 19 Hợp Tiến 38 23,84 38 23,84 23,84 20 Hợp Thanh 17 79,11 16 78,6 1 0,51 79,11 21 An Tiến 23 94,84 23 94,84 69,79 22 An Phú 36 60,00 36 60,00 52,75 Tổng: 799 1.625 702 1.531 87 75 10 19 1.349 % 94,2 4,6 1,1 83,02

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mỹ Đức) Nhìn vào bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tính đến 30/12/2007, tổng diện tích huyện đã chuyển đổi được là 1.625 ha, đạt 83% kế hoạch (kế hoạch

là 2.000 ha, chiếm 20% diện tích lúa – màu), với số hộ tham gia chuyển đổi là: 799 hộ. Trong đó:

+ Diện tích thủy sản – chăn ni kết hợp: 1.531 ha (chiếm 94,2%) với 702 hộ.

+ Diện tích chăn ni kết hợp trồng cây ăn quả: 75 ha (4,6%) với 87 hộ. + Diện tích chăn ni tập trung ngồi khu dân cư: 19 ha (1,1%) với 10 hộ.

Các mơ hình chuyển đổi của huyện Mỹ Đức chủ yếu là mơ hình thủy sản – chăn ni kết hợp, bình qn mỗi ha cho thu nhập 46 triệu đồng/năm. Những ruộng trước khi chuyển đổi hầu hết là ruộng trũng, ruộng cấy 1 vụ bấp bênh, cho thu nhập bình qn 20 – 25 triệu đồng/ha/năm. Tính trên tổng diện tích 1.623 ha cho thu nhập 49.673 triệu đồng/năm, tăng so với trước khi chuyển đổi là 24.833 triệu đồng. Giải quyết việc làm quanh năm cho nhiều lao động, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Qua khảo sát 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, hiện có một số mơ hình chuyển đổi điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao sau:

- Diện tích chuyển đổi từ sản xuất lúa (vùng đất trũng) sang thủy sản – lúa – chăn ni. Mơ hình trừ chi phí cho thu nhập cao gấp 3 – 4 lần so với trồng lúa, thu nhập 50 – 60 triệu đồng/ha/năm (mơ hình của ơng Nguyễn Thế Thục ở Thị trấn Đại Nghĩa, ông Nguyễn Văn Bắc, ông Nguyễn Văn Hồng ở thôn Hà Xá – Đại Hưng…).

- Diện tích chuyển đổi từ mặt nước chưa được sử dụng, ao hồ (diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 65)