Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 36)

bộ huyện Mỹ Đức giai đoạn 1996 - 2000

1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những nội dung cơ bản thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và là phương hướng phát triển nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH đất

nước. Vì vậy, Nghị quyết số 06 – NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn (tháng 11/1998) Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông phẩm qua chế biến tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong kinh tế nông thôn.

Nghị quyết số 01 - NQ/TU, ngày 01/10/1996, về tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH đến năm 2000 của Tỉnh uỷ Hà Tây cũng định rõ phương hướng chung là: “Chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá đa dạng”[78; 2]

Để triển khai Nghị quyết số 01 – NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Tây và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XIX, ngày 24/10/1996, Huyện ủy Mỹ Đức ra Nghị quyết số 02 – NQ/HU vềtổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH. Nghị quyết đề ra mục tiêu: “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuần nông sang sản xuất hàng hóa đa dạng. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ khôi phục nghề truyền thống và mở mang nghề mới, nhằm chuyển biến cơ bản việc phân công lại lao động và nâng cao đời sống nhân dân”. [41; 1].

Nghị quyết đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 1996 – 2000 như sau:

- Tốc độ tăng sản xuất nông nghiệp 4,5% năm. - Tốc độ phát triển kinh tế nông thôn 6 – 7% năm. - Tổng sản lượng lương thực 95.000 tấn.

- 1ha gieo trồng đạt trên 20 triệu đồng/năm.

- Vụ đông chiếm 60% diện tích đất canh tác. Phấn đấu đạt cơ cấu chung: nông nghiệp 55%, công nghiệp 20%, dịch vụ 25% [41; 1-2].

Để thực hiện mục tiêu trên Nghị quyết đưa một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, về giống:

- Cây lương thực:

Trong năm tới tiếp tục giải quyết vững chắc vấn đề lương thực bằng đẩy mạnh thâm canh toàn diện, trước mắt cần làm tốt khâu giống.

Cây lúa ổn định từ 7.200 ha – 7.400 ha, đưa năng suất từ 50 – 55 tạ/ha/vụ để đạt sản lượng 80.000 tấn thóc. Muốn đạt được năng suất, sản lượng như vậy cần bố trí lại các trà lúa, xác định cơ cấu giống phù hợp với từng vùng, từng vụ và đặc điểm của từng địa phương. Trà xuân muộn, mùa sớm thường cho năng suất cao nên bố trí 60 – 70% diện tích cấy, để có diện tích làm vụ đông. Để đạt 95.000 tấn lương thực, trong đó 80.000 tấn thóc cần cơ cấu giống lúa như sau: giống lúa có năng suất cao chiếm 80% diện tích cấy, giống lúa có chất lượng cao chiếm 20% diện tích cấy.

Cây ngô: đưa diện tích từ 1.900 ha hiện nay (vụ đông 1.200 ha, vụ xuân 350 ha, vụ hè thu 350 ha) tăng lên 2.500 – 2.900 ha (vụ đông 2.000 ha, vụ xuân 500 ha, vụ hè thu 400 ha), năng suất từ 4,5 – 5 tấn/ha/vụ. Giống ngô lai chiếm 100% diện tích, trong đó các giống lai đơn 50% diện tích.

Để có đủ giống mới, có năng suất cao, phẩm chất tốt, đảm bảo toàn bộ diện tích trồng lúa, ngô cần chấn chỉnh tổ chức chỉ đạo sản xuất dịch vụ giống tại chỗ là chính. Xác định được cơ cấu cho từng vụ, phù hợp từng vùng, từng địa phương để làm cơ sở chỉ đạo các HTX chủ động chuẩn bị giống trước khi bước vào vụ gieo cấy.

Ngành NN & PTNT cần tập trung làm tốt nhiệm vụ sau đây:

Chỉ đạo tổ chức sản xuất giống tại các HTX có khả năng làm giống tốt để cung ứng cho các HTX và hộ xã viên trên địa bàn huyện (An Mỹ, Mỹ

Thành, Phúc Lâm, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, thị trấn Đại Nghĩa, Đại Hưng, Đốc Tín, Vạn Kim…). Chỉ đạo sản xuất giống lúa, lúa thuần, lúa lai, ngô lai, hướng dẫn kỹ thuật công nghệ làm giống cho các điểm giống các HTX.

Tổng kết đánh giá giống nào có năng suất cao, về kỹ thuật thâm canh từng vùng, từng HTX. Phải luôn luôn nhập giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kịp thời thay thế những giống cũ năng suất thấp, chất lượng kém.

Từng HTX khoanh vùng chuyên sản xuất giống cho các hộ có kinh nghiệm sản xuất giống. HTX chủ động làm dịch vụ các loại giống cho các hộ thông qua Công ty giống tỉnh, Trung ương và Viện sản xuất giống để cung cấp đủ giống cây trồng cho các xã.

- Giống gia súc, gia cầm:

Phát triển chăn nuôi toàn diện, phấn đấu năm 2000 chăn nuôi chiếm tỷ trọng 40 – 50% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp; đảm bảo có 14.500 con trâu, bò, 90.000 con lợn, khuyến khích 8 – 10% số hộ nuôi thủy đặc sản. Thực hiện Sind hóa đàn bò: 5.000 con bò lai Sind vào năm 2000 và phát triển những năm tiếp theo.

Phát triển mạnh đàn lợn có tỷ lệ nạc cao. Cần tập trung nhập giống nái hậu bị có tỷ lệ nạc cao nuôi để nhân ra trong sản xuất và cung cấp cho nhân dân. Phát triển thêm mạng lưới thụ tinh nhân tạo cho đàn bò, mở rộng các hộ sản xuất lợn giống, để phục vụ tốt trong chăn nuôi. Đưa các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng vào sản xuất. Tăng cường các biện pháp thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh.

- Quản lý nhà nước đối với giống cây trồng và vật nuôi:

Tuyên truyền Nghị định 07 của Chính phủ về giống cây trồng, về vật nuôi, về chất lượng thức ăn; Pháp lệnh thú y, bảo vệ thực vật để mọi người biết thực hiện. Tổ chức kiểm tra chất lượng giống với cơ sở sản xuất giống

(trên cơ sở phối hợp các ngành chức năng của tỉnh, huyện). Xử lý nghiêm minh từng trường hợp buôn bán giống mà không có giấy phép kinh doanh, hoặc có giấy phép kinh doanh giống không đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, về thủy lợi:

Hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi từ huyện đến xã, củng cố xây dựng các công trình thủy nông để hoạt động có hiệu quả. Đầu tư nâng cấp thiết bị và các công trình đầu mối hiện có do Nhà nước quản lý, từng bước kiên cố hóa hệ thống kênh mương nhằm tiết kiệm đất, hạ thấp tỷ lệ hao điện nước, giảm chi phí…Các HTX tổ chức tốt đội thủy nông, tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi nội đồng để hoạt động có hiệu quả cao, cần huy động sức mạnh tổng hợp tập thể - hộ xã viên để cứng hóa kênh mương nội đồng.

Nâng cấp các công trình về điện, cải tiến quản lý điện để cung cấp điện nước cho nông dân, thuận tiện và phát triển.

Trong những năm trước mắt xây dựng các trạm bơm Hùng Tiến, mở rộng trạm bơm Bãi Giữa – Hợp Thanh, cống Đầm – Hợp Tiến, Yến Vỹ - Hương Sơn và một số trạm bơm nhỏ và dã chiến ở tất cả các xã có điều kiện để chủ động việc tưới và tiêu đảm bảo an toàn cho sản xuất cả 3 vụ (chiêm – mùa – đông).

Về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XIX, Đảng bộ và nhân dân Mỹ Đức đã phát huy những lợi thế, tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, nền kinh tế của huyện đạt được những bước phát triển khá. Năm 2000, tổng sản phẩm GDP của huyện đạt 515,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 11,05% (mục tiêu đề ra là trên 10%), trong đó nông nghiệp tăng 11,6%, tiểu thủ công nghiệp – xây

dựng tăng 4,5%, dịch vụ du lịch tăng 13,8%. GDP bình quân đầu người đạt 2.767.000 đồng, tăng bình quân hàng năm là 8,4%.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn rất chậm và chưa đạt được mục tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra: tỷ trọng nông - lâm nghiệp từ 70,6% năm 1996 đến năm 2000 chỉ còn 65,3%; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng từ 10,9% năm 1996 tăng lên 16,3% năm 2000; du lịch dịch vụ từ 18,5% năm 1996, năm 2000 là 18,4% (mục tiêu của Đại hội là nông nghiệp 55%, công nghiệp 20%, dịch vụ 25%). So với toàn tỉnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức còn chậm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho GDP bình quân đầu người trên năm của Mỹ Đức còn thấp.

Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, trong đó sản xuất nông nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. Huyện đã chỉ đạo chú trọng chuyển dịch theo hướng chuyển sang trồng các loại cây, con có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Kết quả: sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996 – 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 11,6% (năm 1995 đạt 188,1 tỷ đồng, năm 2000 đạt 315,1 tỷ đồng). Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 90.000 tấn, tăng bình quân hàng năm là 13,1%. Bình quân lương thực đầu người đạt 510 kg, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra (500 kg), góp phần quan trọng khắc phục tình trạng đói giáp hạt

Bảng 1.1. Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp

Hạng mục Năm 1995 Năm 2000

Ngành nông nghiệp 100 % 100 %

Trồng trọt 76,53 % 74,9%

Chăn nuôi 23,47 % 25,1%

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Mỹ Đức có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn rất chậm, tốc độ chuyển dịch chưa cao. Cụ thể:

Ngành trồng trọt

Cây lương thực còn chiếm tỷ lệ cao về diện tích 89,23% và 82,83% về giá trị (năm 1999), các cây trồng khác như cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả chiếm tỷ lệ nhỏ cả về diện tích (10,77%) và về giá trị (17,17%). Tổng sản lượng lương thực thì riêng thóc là 75.406 tấn chiếm 90,79%, tổng sản lượng màu quy chỉ có 7.650 tấn chiếm 9,21%.

Lúa là cây lương thực chính của huyện. Trong giai đoạn 1996 – 2000, huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo thực hiện cấp I hóa giống lúa trong toàn huyện, tích cực chuyển dịch cơ cấu giống lúa, đưa giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc có năng suất cao vào sản xuất đạt trên 80% diện tích, chuyển mạnh cơ cấu mùa vụ: vụ xuân cấy 80% diện tích lúa xuân muộn, vụ mùa cấy 75% diện tích mùa sớm. Nhờ đó đã góp phần đẩy nhanh năng suất lúa của huyện năm sau cao hơn năm trước, từ 6,95 tấn/ha năm 1996 lên 10,68 tấn/ha năm 2000.

Cùng với đẩy mạnh trồng cây lương thực, Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo phát triển cây hoa màu và cây công nghiệp với diện tích trồng ngày càng tăng. Cây ngô là cây màu quan trọng nhất sau lúa, với giống mới tiến bộ, song mới trồng được 1.649 ha (năm 1999), chiếm 9,48% diện tích cây lương thực và 6,28% sản lượng, năng suất ngô cả năm mới đạt 31,47 tạ/ha. Diện tích cây công nghiệp cũng tăng từ 416,7 ha (năm 1996) lên 804,6 ha (năm 2000) với các cây trồng chủ yếu là đậu tương, lạc, chè…

Trồng dâu, nuôi tằm vốn là nghề truyền thống của người dân huyện Mỹ Đức. Trong 5 năm (1996 – 2000), phong trào trồng dâu nuôi tằm phát triển khá, từ 82 ha (năm 1996) lên 153 ha (năm 2000), tăng bình quân hàng năm là 6,4%. Sản lượng kén đạt từ 67 tấn (năm 1996) lên 160 tấn (năm 2000), bình

cho thu nhập gấp 2 đến 2,5 lần so với trồng lúa. Nguyên nhân là do giá kén thị trường ổn định và tăng, đảm bảo thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm, nên đã thúc đẩy nghề này phát triển mạnh.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua huyện Mỹ Đức đã chuyển dịch một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng cây trồng mới như: trồng ngô HQ2000 tại xã Thượng Lâm (10 ha), trồng lạc UD7 tại xã Tuy Lai (40 ha), trồng dâu tại xã Đốc Tín (7 ha). Chuyển dịch từ đất cấy 2 vụ lúa năng suất thấp sang mô hình Lúa – Cá – Vịt tại hai xã An Mỹ (9 ha) và Tế Tiêu (1 ha), bước đầu đã có hiệu quả kinh tế cao thu 45 triệu đồng/ha năm 2000 (trong khi trước đó cấy 2 vụ lúa chỉ đạt 22 triệu đồng/ha). Ngoài ra cũng đã xuất hiện một số mô hình chuyển đổi như: chuyển một phần đất trồng màu sang trồng cây ăn quả ở xã Lê Thanh, xã An Mỹ; tận dụng các vùng đất lầy thụt để trồng sen ở Hùng Tiến và mô hình mở rộng diện tích đất trồng cây vụ đông ở xã Bột Xuyên…đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Về lâm nghiệp, ngành nông nghiệp đã triển khai kế hoạch trồng rừng tập trung theo dự án 327 và 661. Từ năm 1996 – 2000, huyện đã chỉ đạo các địa phương có đất trồng rừng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc và phòng chống cháy rừng với tổng diện tích rừng ổn định là 2.080 ha, chiếm 10,2% diện tích đất lâm nghiệp, song trữ lượng chưa có do mới trồng. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng ít, lại do yêu cầu bảo vệ môi trường, phục vụ thắng cảnh nên sản phẩm khai thác lại quá ít, vì vậy kinh tế lâm nghiệp chỉ chiếm 0,49% trong tổng sản phẩm xã hội của huyện.

Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các con đặc sản, thả cá vẫn là một thế mạnh của Mỹ Đức. Huyện thực hiện chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, đa dạng hoá các giống gia cầm có hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển diện tích nuôi thả và các giống thuỷ đặc sản như: baba, rắn,

ếch…Do đó đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển không ngừng. Năm 1995, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 23,47%, đến năm 2000 đạt 25,1%.

Đàn trâu và đàn bò có xu hướng giảm do trong nông nghiệp đã được cơ giới hoá khâu làm đất và vận chuyển. Năm 2000, đàn trâu còn 2.150 con, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 9,5%; đàn bò còn 7.800 con, tốc độ giảm bình quân hàng năm là 1,3%. Chăn nuôi bò phục vụ sản xuất thịt hàng hóa là chủ yếu nên đàn bò lai đã được chú ý phát triển ngày một tăng hơn: từ 400 con (năm 1995) đã tăng lên 2.650 con (năm 1999).

Đàn lợn có xu hướng tăng nhanh: năm 1996 có 49.789 con đến năm 2000 có 65.000 con, tăng bình quân hàng năm là 8,5%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.200 tấn, tăng 13,6%. Điều này chứng tỏ chăn nuôi lợn thịt đã thâm canh tốt và trở thành ngành sản xuất hàng hóa cho thu nhập cao đối với người nông dân.

Đàn gia cầm có 740 ngàn con, tốc độ tăng bình quân hàng năm 11,6%. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình với sản lượng ít, chưa có hộ gia đình nào chăn nuôi theo trang trại, vì cơ chế thị trường điều tiết và không có nơi tiêu thụ ổn định. Đây là một hạn chế rất lớn đến tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.

Về nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước của Mỹ Đức khá lớn 1.039 ha, chiếm 10,35% đất tự nhiên, trong đó đã có 530,6 ha thả cá, còn lại mặt nước sông suối nếu được tận dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản. Trình độ thâm canh nuôi thả cá của người dân ngày một tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)