Quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 64 - 71)

2.3 Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tạ

2.3.3 Quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể

 Lập bộ thuế và phát hành thông báo thuế

Căn cứ trên tờ khai thuế hàng tháng đối với hộ kê khai trực tiếp trên doanh thu, các quyết định ấn định thuế và danh sách khoán thuế đã được cơ

quan thuế sau thời gian niêm yết công khai cùng thống nhất với Hội đồng tư

vấn thuế đã tiến hành lập bộ thuế và phát hành thông báo thuế.

Bảng 2.8: Tổng kết bộ thuế GTGT - tốc độ lập bộ GTGT - tỷ trọng lập bộ GTGT hộ cá thể (từ 2006 đến 2010) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng kết bộ GTGT Tốc độ lập bộ GTGT hàng năm Lập bộ GTGT Hộ cá thể Tốc độ tăng lập bộ GTGT Hộ cá thể Tỷ trọng lập bộ GTGT cá thể /Tổng kết bộ GTGT (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2006 43.150 31,20% 12.407 10,33% 28,75% 2007 77.250 79,00% 16.520 33,15% 21,38% 2008 107.778 39,51% 20.955 26,84% 19,44% 2009 132.324 22,77% 30.212 44,17% 22,83% 2010 209.853 58,59% 36.253 19,99% 17,27%

(Nguồn Chi cục Thuế Q8: Thống kê kết quả lập bộ hộ cá thể 5 năm từ 2006 - 2010) Số hộ cá thể  Tỷ trọng lập bộ GTGT cá thể/Tổng kết bộ GTGT = ----------------- x 100 Tổng số ĐTNT Biểu đồ 2.5: Lập bộ GTGT hộ cá thể so với tổng kết bộ GTGT (từ 2006-2010)

12,407 43,150 16,520 77,250 20,955 107,778 30,212 132,324 36,253 209,853 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2006 2007 2008 2009 2010 Kết bộ GTGT hộ cá thể Tổng kết bộ GTGT

Từ (bảng 2.8) và (biểu đồ 2.5) tỷ trọng thuế GTGT hộ cá thể được lập bộ tốc độ tăng qua từng năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010. Cụ thể, năm 2006 tổng thuế GTGT lập bộ là 43.150 triệu đồng tốc độ tăng 31,20%; trong đó,

GTGT hộ kinh doanh cá thể lập bộ là 12.407 triệu đồng tốc độ tăng so với năm trước 10,33% chiếm tỉ trọng 28,75% trong tổng số thuế GTGT lập bộ. Năm 2007, tổng số thuế GTGT lập bộ là 77.250 triệu đồng tốc độ tăng 79%; trong đó, hộ kinh doanh cá thể lập bộ là 16.520 triệu đồng tốc độ tăng 33,15% chiếm tỷ

trọng 21,38% trong tổng số thuế GTGT lập bộ. Năm 2008, tổng số thuế GTGT lập bộ là 107.778 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,51 %; trong đó, GTGT hộ kinh doanh cá thể lập bộ là 20.955 triệu đồng, tốc độ tăng 26,84% chiếm tỉ trọng

19,44% trong tổng số thuế GTGT lập bộ. Năm 2009, tổng số thuế GTGT lập bộ là 132.324 triệu đồng tốc độ tăng so cùng kỳ năm trước là 22,77%; trong đó,

GTGT hộ kinh doanh cá thể là 30.212 triệu đồng tốc độ tăng so năm trước

44,17% chiếm tỉ trọng 22,83% trong tổng số thuế GTGT lập bộ. Năm 2010 tổng số thuế GTGT lập bộ là 209.853 triệu đồng tốc độ tăng so cùng kỳ năm trước là 58,59%; trong đó, GTGT hộ kinh doanh cá thể là 36.253 triệu đồng tốc độ tăng so cùng kỳ năm trước là 19,99% chiếm tỉ trọng 17,27% trong tổng số thuế GTGT lập bộ. Tình hình lập bộ qua 5 năm, tốc độ tăng theo đánh giá đối với

tổng số thuế lập bộ GTGT phải theo kịp với tốc độ lạm phát tăng giá. Luật quản lý thuế ra đời vào 07/2007 cũng đã góp phần trong cơng tác quản lý và thu thuế.

góp phần lớn đẩy nhanh tốc độ tăng của năm 2007 là 79% so với cùng kỳ năm trước; GTGT lập bộ đối với hộ kinh doanh cá thể so cùng kỳ năm trước cũng tăng đáng kể với 33,15%.

Năm 2009, là năm đầu tiên áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể thay cho luật thuế thu nhập doanh nghiệp vấn đề đặt ra cho ngành thuế nói chung và chi cục thuế nói riêng và phải khai thác doanh số tối đa đối

với hộ kinh doanh cá thể nhằm đưa doanh số khoán thuế về sát với thực tế của hộ kinh doanh. Tốc độ tăng thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đã tăng vọt là

44,17% cao hơn so với tốc độ chung tăng trong năm là 2,77%. Mặt khác, tốc độ chung không tăng cao là do suy giảm kinh tế thực hiện chủ trương của nhà nước, ngành thuế cũng đã thực hiện một loạt các chính sách ban hành về giản, giảm

thuế xuất và miễn thuế của một số ngành nghề nhằm ổn định an sinh xã hội.

(Bảng 2.6 - Giảm theo Nghị quyết Chính phủ)

 Thủ tục thu - nộp tiền thuế

Chi cục Thuế ký hợp đồng ủy nhiệm thu cho UBND các Phường với phạm vi công việc như hướng dẫn NNT khai thuế, đôn đốc NNT nộp tờ khai

thuế, nộp thuế; thu tờ khai thuế, thu thuế từ NNT và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế; nộp tiền thuế vào NSNN. UBND các phường đã trực tiếp ký hợp đồng lao động cho các nhân viên ủy nhiệm thu để thực hiện các công việc trong

phạm vi mà cơ quan thuế đã ký với UBND các Phường.

Nhân viên UNT khi nhận thông báo nộp thuế đã thực hiện đối chiếu với sổ bộ thuế, nếu thông báo nộp thuế khơng đúng, khơng đủ so với sổ bộ thuế thì phải phản ảnh kịp thời về cơ quan thuế để phát hành thông báo đến NNT đúng với số thuế trên bộ.

Trong công tác thực hiện UNT, đôi khi cũng có những khó khăn hạn chế do lực lượng ủy nhiệm thu không được đào tạo chuyên trách công tác về

thuế mà chỉ là những nghiệp vụ đơn thuần về thu và nộp thuế, chỉ sử dụng phần mềm ứng dụng thông thường là in biên lai thu cho NNT; Vì vậy, trong quá

trình thu thuế UNT chưa có thể giải đáp thắc mắc cho NNT được thông suốt

không cao, NNT tại các khu vực này thường không chấp hành theo các quy

định của pháp luật về thuế; Do vậy, UNT và nhân viên cơ quan thuế phải

thường xuyên đôn đốc và nhắc nhỡ NNT với nhiều hình thức để họ tuân thủ sự chấp hành nghĩa vụ và quyền lợi cho chính họ…

 Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

Chi Cục Thuế căn cứ quy trình quản lý nợ đối với hộ kinh doanh cá thể áp dụng theo quyết định 752/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế ngày

14/05/2010; Sau khi phát hành thông báo đôn đốc thu nợ đến NNT, nếu vẫn chưa đến ngày thứ 90 kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, mà người nợ thuế vẫn chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế kết hợp với UBND xã, phường, hội đồng tư vấn thuế xã, phường mời người nợ thuế lên làm việc để nắm thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và các ngun nhân dẫn đến tình trạng chậm nộp tiền thuế, sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc và cam kết nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Nếu quá thời hạn 90 ngày, NNT vẫn chưa nộp sẽ thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

Bảng 2.9: Nợ đọng thuế CTN - nợ đọng thuế GTGT

và tỷ trọng nợ thuế GTGT hộ cá thể (từ năm 2006-2010)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng số nợ

thuế CTN giảm nợ thuế Tốc độ tăng, CTN hàng năm Tổng nợ thuế GTGT Tốc độ tăng, giảm nợ thuế GTGT Hàng năm Tỷ trọng nợ thuế GTGT hộ cá thể/ Tổng nợ thuế GTGT (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2006 29,307 125,50% 14,036 116,48% 38,45 % 2007 37,653 128,47 % 19,432 138,44 % 53,50 % 2008 57,570 152,89 % 29,050 149,49 % 51,61 %

2009 115,602 200,80 % 63,499 218,58 % 34,47 % 2010 161,803 139,96 % 88,905 140,01 % 35,14 %

(Nguồn Chi cục Thuế Q8: Báo cáo nợ đọng hộ cá thể 5 năm từ 2006 - 2010)

Nợ GTGT hộ cá thể

 Tỷ trọng nợ thuế Tổng nợ thuế = ---------------------- x 100 GTGT hộ cá thể GTGT Tổng nợ GTGT

Biểu đồ 2.6: Nợ thuế CTN - tỷ trọng nợ thuế GTGT hộ cá thể

(từ 2006-2010)Đơn vị tính:triệu đồng 29,3 07 14 ,036 5,3 98 37 ,653 19 ,432 10,397 57, 570 29,0 50 14,995 11 5,60 2 63,4 99 21,894 161,8 03 88 ,9 05 31,241 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng nợ thuế CTN Tổng nợ thuế GTGT Tổng nợ hộ cá thể

Bảng 2.10: Phân loại nợ thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể (từ năm 2006-2010) 2006-2010) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Nợ thuế đến 31/12 2,699 5,198 7,497 10,947 15,620 Nợ chờ xử lý 236 455 635 578 779 Nợ có khả năng thu 2369 4560 6590 9985 14359 Nợ khơng có khả năng thu 94 184 273 384 483

(Nguồn Chi cục Thuế Q8: Báo cáo phân lọai nợ đọng hộ cá thể 5 năm từ 2006 - 2010)

Biểu đồ 2.7: Phân loại nợ thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2006 2007 2008 2009 2010

Nợ có khả năng thu Nợ khơng có khả năng thu Nợ chờ xử lý Nợ thuế tính đến 31/12

Từ (bảng 2.9) và (biểu đồ 2.6) tốc độ tăng, giảm nợ thuế CTN, nợ thuế

GTGT và tỷ trọng nợ thuế GTGT hộ cá thể năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. Và từ (bảng 2.10) và (biểu đồ 2.7) phân loại nợ thuế GTGT hộ kinh

doanh cá thể năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

Tình hình giải quyết và thu thuế nợ đọng qua 5 năm, theo đánh giá nợ

thuế CTN năm 2006 là 29.307 triệu đồng tốc độ tăng 25,50% so cùng kỳ, nợ

thuế GTGT là 14.036 triệu đồng tốc độ tăng 16,48%, trong đó nợ thuế GTGT hộ cá thể là 5.398 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,23% với nợ khả thu là 2.369

triệu đồng. Năm 2007 tương tự như năm 2006, tốc độ tăng nợ thuế vẫn tiếp tục tăng với nợ thuế CTN là 37.653 triệu đồng tốc độ 28,47%, nợ thuế GTGT là

19.432 triệu đồng tốc độ tăng 38,44%, trong đó nợ thuế GTGT hộ cá thể là

10.397 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26,75% với nợ khả thu là 4.560 triệu đồng.

Theo đánh giá trong hai năm 2006, 2007 tốc độ nợ thuế CTN có tăng nhưng

khơng vượt q mức báo động, nợ đọng thuế CTN có tăng là do số thuế phát sinh chưa thu kịp thời đối với các khoản kiểm tra xử lý truy thu đối với doanh nghiệp và nguồn thu phát sinh tăng do tăng đối tượng nộp thuế kể cả hộ kinh doanh cá thể... Tốc độ tăng nợ đọng thuế GTGT năm 2007 cao hơn 2006 và

riêng tỷ trọng nợ GTGT của hộ kinh doanh cá thể cũng chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2006, nợ khả thu tăng gấp 1,9 lần so năm 2006 cho thấy chưa có sự phát

biệt năm 2006, Chi cục thuế đã ứng dụng phần mềm tự tính phạt nộp chậm

nhưng chỉ mới áp dụng đối với doanh nghiệp chưa thể áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể cho nên đã khơng có tác dụng tích cực trong đơn đốc thu nợ làm

ảnh hưởng tăng nợ đối với khu vực hộ này.

Năm 2008, nợ thuế vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao nợ thuế CTN là

57.570 triệu đồng tốc độ tăng 52,89%, nợ thuế GTGT là 29.050 tốc độ tăng

49,49%, trong đó nợ thuế GTGT hộ cá thể là 14.995 chiếm tỷ trọng 25,81% với nợ khả thu là 6.590 triệu đồng tăng 1,4 lần so 2007. Theo đánh giá năm 2008 tốc độ nợ thuế CTN tăng khá cao; thực hiện theo quyết định 729/QĐ-TCT ngày 18/06/2007 của Tổng cục Thuế sắp xếp tổ chức theo mơ hình chức năng, cấp Chi cục có Đội Quản lý và cưỡng chế nợ thuế vẫn chưa phát huy được tác dụng trong thời gian đầu do chưa có được những quy trình hướng dẫn cụ thể kịp thời. Mặc khác, số liệu theo dõi chưa được chuẩn hố chính xác do có sự thay

đổi lớn về mặt chính sách đồng thời thay đổi lớn các ứng dụng phần mềm hỗ

trợ có sự liên kết không những chỉ trong ngành Thuế từ cấp Chi cục - Cục - Tổng cục thuế mà còn liên kết đến cả bên ngoài ngành Kho bạc - Hải quan – Ngân hàng.

Năm 2009, tốc độ tăng nợ thuế cao nhất so với các năm trước đó, nợ thuế CTN là 105.602 triệu đồng tốc độ tăng 100,80%, nợ thuế GTGT là 63.499 triệu

đồng tốc độ tăng 118,58%, trong đó nợ thuế GTGT hộ cá thể là 21.894 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,47% với nợ khả thu 9.985 triệu đồng tăng 1,5 lần so

2008. Theo đánh giá năm 2009 tốc độ nợ thuế CTN tăng khá cao; trong thời

gian này các quy trình về quản lý nợ thuế đã được ban hành chính thức ban

hành như Quyết định 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế. Cơng văn chỉ đạo của UBND-TP Hồ Chí Minh số 654/UBND-TM ngày 17/02/2009. Thực hiện chỉ đạo phối hợp trong công tác quản lý nợ thuế trong công văn 1518/TB-CT ngày 04/03/2009 của Cục thuế TP-HCM, các quy trình hướng dẫn đã được áp dụng và đã phát

huy phần nào tác dụng cho công tác đôn đốc và giải quyết nợ đọng của Ngành thuế. Một vấn đề đặt ra trong năm 2009 có ảnh hưởng rất lớn đến nợ đọng thuế

của Nhà nước trong giai đoạn tình hình kinh tế có nhiều khó khăn; các văn bản ban hành chỉ đạo thực hiện như thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế; Thông tư 04/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hồn trả thuế GTGT; Thơng tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ NNT kinh doanh gặp khó khăn…

Năm 2010, nợ thuế có tăng tuy nhiên tốc độ khơng cao so với 2009, nợ thuế CTN là 161.803 triệu đồng tốc độ tăng 39,96%, nợ thuế GTGT là

88.905 triệu đồng tốc độ tăng 40,01%, trong đó nợ thuế GTGT hộ cá thể là

31.241 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,14% với nợ khả thu 14.359 triệu đồng tăng 1.4 lần so 2009. Theo đánh giá năm 2010 tốc độ tăng nợ thuế đã không là quá cao, các quy trình như rà sốt tình hình nợ đọng thuế, đối chiếu, xác định đúng nợ theo tiêu chí của quyết định số 477/QĐ-TCT trên cơ sở phân loại nợ thuế để có hướng xử lý phù hợp. Riêng đối với hộ kinh doanh cá thể, Chi cục Thuế quận 8 đã tham mưu cho UBND Quận chỉ đạo về công tác thu nợ đọng thuế

thông qua công tác phối hợp với 16 UBND phường và Ban quản lý các chợ để có được sự hỗ trợ tập trung một số đối tượng hộ kinh doanh cá thể có nợ đọng lớn và nhiều kỳ căn cứ vào quy trình của Ngành và tác động tích cực tại địa

phương góp phần khơng để tăng nợ đọng thuế. Chi cục thuế cũng đã kiên quyết hơn trong việc thực hiện phạt nộp chậm và cưỡng chế theo quy định trong việc

đôn đốc thu nợ đọng đối với các hộ kinh doanh cá thể có khả năng thu (bảng

2.10).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận 8 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)