Quyền sở hữu nội bộ (managerial ownership) và cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị doanh nghiệp đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 32)

PHẦN 2 : Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây

2.3 Một số nghiên cứu về tác động của quản trị doanh nghiệp

2.3.4 Quyền sở hữu nội bộ (managerial ownership) và cấu

và CEO duality.

Tương tự như vậy, Wellalage & Stuart trong bài “Quản trị doanh

nghiệp và các quyết định tài trợ của các doanh nghiệp niêm yết Sri Lanka” (Corporate Governance and financing decisions of Sri Lankan listed firms) (2012) lập luận rằng các cơng ty có Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT

làm giảm xung đột giao tiếp trong môi trường bất ổn và khi có sự kiêm nhiệm thì Tổng giám đốc sẽ đưa ra những quyết định chiến lược rõ ràng và dứt khoát hơn. Trong nghiên cứu này tác giả khảo sát 113 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Colombo Stock Exchange từ 2006 - 2010. Kết quả cho thấy hệ số của biến CEO duality mang dấu dương chứng tỏ có mối quan hệ cùng chiều giữa biến CEO duality và tỷ lệ nợ.

Một giả thuyết có thể kiểm chứng về quyền sở hữu thuộc cổ đông tổ chức và tỷ lệ nợ của cơng ty là:

H3: CEO duality có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ công ty

2.3.4 Quyền sở hữu nội bộ (managerial ownership) và cấu trúc vốn vốn

Quản trị doanh nghiệp chỉ trở nên đáng quan tâm khi quyền sở hữu và sự kiểm soát được tách riêng biệt. Nhưng ai đó phải nắm giữ được cổ phiếu của doanh nghiệp. Khi đó lại nảy sinh câu hỏi là ai sẽ sở hữu cổ phiếu – trong đó “ai” trong câu hỏi này ám chỉ đến các tầng lớp khác nhau, các nhóm cổ đông bao gồm quản lý, các cá nhân độc lập không phải là thành viên của doanh nghiệp hoặc cổ đông nhỏ, các cổ đông chi phối, các

nhà đầu tư thuộc thể chế, và các gia đình – sẽ ảnh hưởng đến hành vi quản lý.

Sở hữu nội bộ được hiểu là sở hữu thuộc các thành viên hội đồng quản trị.

Trong bài nghiên cứu “Khả năng dự báo của chính sách cổ tức và

chính sách địn bẩy lên quyền sở hữu nội bộ ở Indonesia: một quan điểm của lý thuyết đại diện” (Predictability power of dividend policy and leverage policy to managerial ownership in Indonesia: an agency theory perspective) (2003), P.A.Mahadwartha khảo sát 80 doanh nghiệp niêm yết

trên sàn giao dịch chứng khoán Jarkata Stock Exchange từ năm 1993-2001 đã cho ra kết quả là có mối quan hệ ngược chiều giữa chính sách cổ tức, tỷ lệ nợ với quyền sở hữu nội bộ. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả trong bài này là kiểm tra mối quan hệ giữa quyền sở hữu nội bộ với chính sách cổ tức, chính sách nợ một cách độc lập (tức là khơng có sự phụ thuộc nhau giữa 2 chính sách này). Đồng thời tác giả cố gắng điều tra xem liệu có một sức mạnh tiên đốn của chính sách cổ tức và chính sách nợ lên khả năng tham gia của các nhà quản lý vào quản lý nội bộ trong 1 năm sau đó hay khơng và kết quả là có.

Một nghiên cứu khác của tác giả Jensen et al. trong bài “Các yếu tố

xác định đồng thời của chính sách sở hữu nội bộ, chính sách nợ và chính sách cổ tức” (Simultaneous determination of insider ownership, debt, and dividend policies) (1992) cũng cho thấy tương quan âm giữa quyền sở hữu

nội bộ và tỷ lệ nợ. Bài này tác giả sử dụng dữ liệu là 565 doanh nghiệp từ Value Line Database nghiên cứu từ năm 1982-1987, mục tiêu là kiểm tra

các yếu tố quyết định đối với các chính sách nợ, chính sách sở hữu quản lý, và chính sách cổ tức. Các nghiên cứu trước đây thì nghiên cứu 3 chính sách này một cách độc lập nhưng bài nghiên cứu này tác giả xây dựng một tiến trình nghiên cứu có sự phụ thuộc lẫn nhau của 3 chính sách này trong cùng một hệ thống ước lượng. Kết quả nghiên cứu ủng hộ lời đề xuất rằng các quyết định tài chính và mức độ quyền sở hữu nội bộ thì phụ thuộc nhau, đặc biệt mức độ quyền sở hữu nội bộ thì tương quan âm với mức độ nợ và cổ tức. Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp một sự ủng hộ mạnh mẽ cho một phiên bản thay đổi của lý thuyết trật tự phân hạng, cái mà đề nghị rằng chi phí phá sản và chi phí đại diện cũng ảnh hưởng đến các quyết định tài trợ.

Brailsfors et al. (2002) lập luận rằng, khi mức độ quyền sở hữu nội

bộ tăng, kiểm soát cơng ty chuyển từ các cổ đơng bên ngồi sang cho các nhà quản lý và sau một thời gian nhất định của quyền sở hữu quản lý, việc cố thủ quản lý dẫn đến tránh nợ. Hơn nữa, khi các nhà quản trị đầu tư số lượng lớn tài sản cá nhân của họ trong một doanh nghiệp, họ trở nên sợ rủi ro và khơng muốn áp dụng các chính sách nợ cao vì nguy cơ phá sản.

Một giả thuyết có thể kiểm chứng về quyền sở hữu quản lý và tỷ lệ nợ của công ty là:

H4: Sở hữu quản lý có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị doanh nghiệp đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)