4. Trình bày kết quả nghiên cứu
5.2. Hạn chế của bài luận văn:
Việc kiểm định được tâm lý bầy đàn có tồn tại trên thị trường chứng khốn Việt Nam hay khơng khi có sự thay đổi chính sách cơ chế quản lý của nhà nước là rất khó, vì hiện nay chưa có tiêu chí và phương pháp cụ thể nào để đo lường, đánh giá chính sách cơ chế quản lý của nhà nước. Do đó, bài nghiên cứu này cũng khơng tránh khỏi hạn chế này.
Trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam, chính phủ ln quản lý chặt chẽ nhằm ổn định nền kinh tế. Đặc biệt là thị trường chứng khoán, được coi là một thị trường nhạy cảm và có sự can thiệp sâu của chính phủ trong mọi hoạt động, chẳng hạn như giá giới hạn, không cho bán khống, giám sát chặt các giao dịch mua bán của khối nước ngoài, quản lý chặt nguồn ngoại hối từ nước ngoài đổ vào thị trường chứng khốn... Thêm vào đó, có sự can thiệp sâu của ngân hàng trung ương trong chính sách điều chỉnh lãi suất được cho là có một số tác động đến các nhà đầu tư tại thị trường này, đặc biệt là trong trường hợp điều chỉnh tăng lãi suất. Khi các ngân hàng huy động vốn với chi phí cao hơn, họ phải tăng lãi suất cho
Nghiêm trọng hơn, khi giá cổ phiếu đi xuống và sự tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư ln buộc phải đưa ra quyết định có nên chuyển qua kênh đầu tư an tồn hơn hay khơng? Chính sách nghiêm cấm cho vay đầu tư chứng khốn được cơng bố từ Ngân hàng Trung ương, đặc biệt là chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời kỳ lạm phát cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư. Các nhà đầu tư do đó có thể gặp phải giới hạn trong việc theo đuổi các cơ hội đầu tư. Ngồi ra, có một vài lựa chọn thay thế cho các nhà đầu tư, thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản, hay chỉ đơn giản là các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng và các công ty tài chính, cơng ty bảo hiểm. Với nhiều sự lựa chọn đầu tư và mức độ can thiệp quá sâu của chính phủ, các nhà đầu tư sẽ nhận ra có một sự biến động lớn trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Điều này có khả năng dẫn đến một xu hướng mạnh mẽ hơn đối với hành vi đầu tư theo tâm lý bầy đàn (Demirer và Kutan, 2006). Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này, tôi vẫn chưa thu thập được dữ liệu đáng tin cậy để kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của chính sách cơ chế quản lý của nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Do các nguyên nhân sau:
Thị trường Việt Nam chỉ thật sự sôi động chỉ từ năm 2006 đến năm cuối năm 2008, tiếp sau đó cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, có rất nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn đã rút khỏi danh sách niêm yết. Ngoài ra có những cơng ty niêm yết trên sàn nhưng chỉ là trên danh nghĩa, khơng thật sự góp phần vào sự phát triển chung của thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng mới được hình thành nên cịn rất non trẻ, đồng thời các chính sách cũng như cơ chế quản lý của chính phủ đang trong giai đoạn hồn thiện nên rất khó để xác định các giai đoạn chính thức ban hành của từng chính sách, các chính sách lại liên tục thay đổi theo từng giai đoạn cho phù hợp với điều kiện của thị trường dẫn đến những trở ngại khi tìm hiều về những chính sách này.
Thêm nữa, khi nhắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam, thực chất chỉ có thị trường thành phố Hồ Chí Minh là phát triển, trong khi thị trường chứng khoán Hà Nội hoạt động còn yếu kém, số lượng niêm yết cổ phiếu trên sàn cịn ít, khối lượng giao dịch chưa cao, các nhà đầu tư còn nhỏ lẻ, nên chưa phản ánh hết xu hướng của thị trường Hà Nội. Do đó, khi nghiên cứu vẫn khơng thể phản ánh chính xác về đặc tính của thị trường.