Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị công ty đại chúng với chính sách dự trữ tiền mặt tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (hose) (Trang 25 - 28)

Chương 4 Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.1. Thống kê mô tả

Bảng 4.1 mô tả dữ liệu thống kê của tất cả các biến có trong mơ hình:

Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. Obs CH 0.102262 0.066359 0.637499 0.000241 0.103295 692 CD 0.420520 0.000000 1.000000 0.000000 0.494000 692 BODSIZE 5.637283 5.000000 11.000000 3.000000 1.114279 692 LOGBODSIZE 0.739739 0.698970 1.041393 0.000000 0.089074 692 NOD 0.397831 0.400000 1.000000 0.000000 0.284348 692 AC 0.482941 0.477121 0.698970 0.000000 0.060673 692 CF 0.102968 0.088958 0.542296 -0.625852 0.089267 692 LR 0.478396 0.511196 0.874658 0.000000 0.206803 692 FS 6.020496 5.939132 7.746828 5.097677 0.506270 692 Q 0.920328 0.859292 3.623105 0.286822 0.336381 692 DIV 0.728324 1.000000 1.000000 0.000000 0.445146 692 GOV 0.716763 1.000000 1.000000 0.000000 0.450896 692 (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào dữ liệu trên bảng 1 ta có thể thấy tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán HOSE trung bình ở mức 10.22% tổng tài sản, con số này khá thấp so với mức trung bình tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các quốc gia được khảo sát trong nghiên cứu của của I. Kalcheva và K. V. Lins (2007) (trung bình là 12%, thấp nhất là Úc 4% và cao nhất là Nhật và Na Uy 16%). Hơn nữa, mức độ chênh lệch giữa doanh nghiệp có tỷ lệ dữ

trữ tiền mặt cao nhất và doanh nghiệp có tỷ lệ dự trữ tiền mặt thấp nhât chênh lệch rất lớn, các con số lần lượt là 63.75% và 0.02%; một doanh nghiệp có gần như tồn bộ tài sản là tiền và các khoản tương đương tiền và một doanh nghiệp gần như chẳng nắm giữ tiền mặt.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại sử dụng địn bẩy tài chính tương đối cao với mức trung bình lên tới 47.84 %, doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính cao nhất lên đến 87.47%. Điều này cho ta thấy các doanh nghiệp Việt Nam có rủi ro tài chính rất cao, khả năng rất dễ bị mất thanh khoản và lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

Dữ liệu thống kê mô tả biến BODSIZE cho thấy mức độ chênh lệch giữa quy mô hội đồng quản trị giữa các doanh nghiệp cũng khá cao với doanh nghiệp có số lượng thành viên trong hội đồng quản trị lên đến 11 người trong khi đó có doanh nghiệp chỉ có vỏn vẹn 3 người. Số lượng thành viên trung bình của hội đồng quản trị nằm ở mức 5.63 người nhưng số liệu cho thấy độ lệch chuẩn khá cao 1.11 người. Vậy, thang đo biến quy mô hội đồng quản trị được sử dụng trong mơ hình như đã xác định ban đầu được sử dụng bằng cách lấy logarit của tổng số lượng thành viên trong hội đồng quản trị là hợp lý.

Dữ liệu cho thấy trong số 692 quan sát từ mẫu 173 doanh nghiệp có những doanh nghiệp hoàn toàn sử dụng giám đốc th ngồi hay nói cách khác, các cổ đơng khơng tham gia điều hành doanh nghiệp; cũng có những doanh nghiệp hồn tồn khơng thuê giám đốc bên ngoài về điều hành doanh nghiệp, các giám đốc tham gia điều hành doanh nghiệp đều là cổ đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ giám đốc được thuê ngoài trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 39.78% tổng số giám đốc điều hành của doanh nghiệp cho thấy chủ yếu các giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong mẫu đa số đều là cổ đông của doanh nghiệp, tức họ đều có sở hữu cổ phần của doanh nghiệp.

Cũng như Quy mô hội đồng quản trị, biến quy mơ Ban kiểm sốt cũng được đo lường bằng Logarit của số lượng thành viên trong ban kiểm soát. Quy mô ban kiểm sốt trung bình khoảng 0.48, tương đương khoảng 3 thành viên trong một ban, độ lệch chuẩn tương đối thấp 0.06. Trong quá trình xử lý mẫu, chúng tơi nhận thấy gần như số lượng thành viên trong ban kiểm soát tất cả các doanh nghiệp đều nằm ở mức khoảng 3 thành viên và các thành viên này dường như rất ít thay đổi nhân sự.

Dữ liệu về dòng tiền cho thấy dòng tiền hàng năm trung bình một doanh nghiệp tạo ra khoảng 10.30% tổng tài sản, cao hơn mức trung bình 7% ở Mỹ và bằng các nước như Cộng hòa Séc, Indonesia, Ireland, Peru và Philippines trong các quốc gia được khảo sát trong nghiên cứu của của I. Kalcheva và K. V. Lins (2007). So sánh giữa dòng tiền tối đa và tối thiểu một doanh nghiệp tạo ra ta có thể thấy có sự chênh lệch tương đối lớn. Có những doanh nghiệp tạo ra dòng tiền dương chiếm 54.23% tổng tài sản cũng có những doanh nghiệp có dòng tiền âm 62.59% tổng tài sản.

Dữ liệu về quy mô công ty được đo lường bằng logarit tài sản của các doanh nghiệp đã phần nào hạn chế được sự chênh lệch về con số tuyệt đối giữa các doanh nghiệp lớn có mức thâm dụng vốn cao và các doanh nghiệp cịn lại. Ta có thể thấy được hiệu quả của cách đo lường này qua độ lệch chuẩn của biến quy mô doanh nghiệp chỉ nằm ở khoảng 0.34. Trung bình quy mơ các doanh nghiệp nằm khoảng 6.02.

Giá trị trung bình của các doanh nghiệp hiện nằm ở mức 0.92 cho thấy các nhà đầu tư không đánh giá cao giá trị các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. So sánh với số liệu trong nghiên cứu của I. Kalcheva và K. V. Lins (2007) thì chỉ số này gần như là thấp nhất so với các nước trong 21 quốc gia được nghiên cứu, trong đó thấp nhất là Brazil có chỉ số 0.90, cao nhất là Malaysia có chỉ số 2.25, trung bình là 1.5. Điều này có thể giải thích một

đoạn ngay sau khi Việt Nam lâm vào khủng hoảng tài chính. Do đó, các nhà đầu tư gần như tháo chạy khỏi thị tường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị công ty đại chúng với chính sách dự trữ tiền mặt tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (hose) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)