Chương 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
5.2. Kiến nghị một số giải pháp thu hút FDI đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế:
5.2. Kiến nghị một số giải pháp thu hút FDI đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế: tế:
Tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính sách đầu tư nước ngoài cho giai đoạn tới
o Bên cạnh cơng nhận khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, thì việc thực hiện các cam kết về hội nhập và điều chỉnh luật lệ cho phù hợp với qui định và nguyên tắc của WTO sẽ ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vì vậy cần tính đến bối cảnh tồn cầu hóa và cần được xây dựng trên cơ sở xác định rõ các mục tiêu trung và dài hạn để có những giải pháp mang tính kết hợp và có tính chuyển tiếp, hỗ trợ cho nhau. Nhưng về lâu dài, để thu hút các nhà đầu tư lớn Việt Nam cần chuẩn bị nâng cao năng lực theo nghĩa rộng như cải thiện môi trường đầu tư, tăng trình độ của lực lượng lao động, tăng năng lực về R&D….Để đạt mục tiêu này thì cần có thực hiện ngay từ bây giờ.
o Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư.....); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
o Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông
Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút các công ty đa quốc gia lớn có tiềm năng về cơng nghệ và tận dụng tối đa thế mạnh về R&D của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
o Nhanh chóng cải cách các tổ chức R&D của nhà nước nhằm tăng năng lực của các tổ chức này, kể cả nhân lực sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công nghệ mới.
o Chú trọng thu hút các nhà đầu tư mạnh, có những ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ trí thức trong và ngồi nước, khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc của lực lượng này bởi vì họ có thể làm cầu nối, lựa chọn công nghệ hiện đại và đưa các nhà đầu tư mạnh về Việt Nam. Chú trọng hơn nữa việc đào tạo đội ngũ các nhà quản trị giỏi cho nước nhà để làm đối tác với các nhà đầu tư mạnh.
o Một mặt ln cập nhật, phân tích và xử lý thơng tin về các cơng ty lớn, nhất là cơng ty có khả năng về R&D hàng đầu trên thế giới, cũng như nghiên cứu chiến lược/ kế hoạch về chuyển giao công nghệ, về phạm vi hoạt động và về đổi mới công nghệ của các cơng ty này. Việc này cần khuyến khích các tổ chức/ doanh nghiệp quan tâm, nhưng cũng cần giao cho một cơ quan nhất định để theo dõi và phân tích có hệ thống. Đồng thời cần học tập kinh nghiệm của các nước về thu hút các cơng ty nước ngồi có tiềm năng về công nghệ.
o Để thu hút các cơng ty lớn có tiềm lực về công nghệ và khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, ngồi mơi trường đầu tư chung đủ tạo lịng tin cho các nhà đầu tư cũng nên có chính sách ưu đãi đầu tư. Cách tiếp cận ở đây là khơng áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư tràn lan, mà ngược lại chỉ nên tập trung vào một vài lĩnh vực thỏa mãn các điều kiện được hưởng các ưu đãi này. Nhà nước cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách ưu đãi, nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan. Có nhiều biện pháp có thể áp dụng như ưu đãi về thuế, về cơ sở hạ tầng (đất đai và các dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng), chính sách ưu đãi liên quan đến lao động (thuế thu nhập cá nhân).
o Rà soát và đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến chuyển giao công nghệ trong giai đoạn vừa qua để rút ra các bài học về thành công và thất bại. Hiện nay Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển giao cơng nghệ từ các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên kết quả thực tiễn hoạt động thu được cịn rất thấp. Điều đó chứng tỏ các chính sách này chưa phù hợp với thực tế. Do vậy, cần tiến hành điều tra khảo sát để có những đánh giá sâu và cụ thể về việc thực hiện các chính sách này.
5.3. Hạn chế của đề tài – Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế
Thứ nhất, phần nghiên cứu định lượng bằng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng
(panel data) chỉ xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh thành, do thời gian thu thập cơ sở dữ liệu có giới hạn nên chưa xem xét được mơ hình tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI ở các tỉnh thành. Khi đó ta sẽ xây dựng mơ hình nghiên cứu cho FDI, các biến tác động đến FDI và thu thập dữ liệu các biến đó ở các tỉnh.
Thứ hai, do nghiên cứu ở cấp tỉnh nên q trình thu thập dữ liệu rất khó khăn,
tác giả chỉ thu thập dữ liệu ở các tỉnh thành từ năm 2001 đến năm 2011. Dữ liệu thời gian cịn khá ngắn nên khơng dùng nghiên cứu kết hợp VAR cho dữ liệu panel data (ta có thể xem xét được tác động hai chiều của GDP và FDI ở các tỉnh thành) vì hướng nghiên cứu này chỉ dùng cho Long panel (nghiên cứu trong dài hạn) và chiều dài thời gian (t) là đủ lớn.
5.3.2. Đề xuất:
Những khiếm khuyết của nghiên cứu dù sao cũng đã gợi mở ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và ở quy mô rộng hơn trong thời gian tới. Ta có thể mở rộng nghiên cứu tác động hai chiều giữa GDP và FDI ở các tình thành bằng mơ hình VAR cho dữ liệu panel data. Bên cạnh đó nghiên cứu phát hiện ra được FDI có gây ra tác động tràn với đầu tư trong nước, và mối tương tác giữa FDI và đầu tư trong nước làm giảm tăng trưởng kinh tế. Phát hiện này có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011 từ Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển (http://www.depocen.org/vn).
2. Dữ liệu thu thập từ Niên giám thống kê năm 2000, năm 2005 và năm 2011 từ Tổng cục thống kê.
3. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và
Công nghệ lần thứ 1 - ISS_HUTECH – 15/04/2010.
4. Nguyễn Thị Liên Hoa (2002) Xây dựng một lộ trình đầu tư thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 9/2002.
5. Nguyễn Mạnh Toàn (2010) Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Đại học Đà Nẵng - SỐ 5(40)/2010.
6. Tổng cục thống kê (2011). Số Liệu Thống Kê Vị Thế Kinh Tế-Xã hội 63 tỉnh, Thành
Phố Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
7. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 tháng năm 2011 từ Bộ Kế hoạch và đầu tư–Cục đầu tư nước ngoài (http://fia.mpi.gov.vn/).
Tiếng Anh
8. Hossein Varamini and Anh Vu (2007) Foreign direct investment in VIETNAM and its impact on Economic growth. INTERNATIONAL JOURNAL OF BUSINESS
RESEARCH, Volume VII, Number 6, 2007.
9. Mihai Daniel Roman and Andrei Padureanu (2012) Models of Foreign Direct Investments Influence on Economic Growth. Evidence from Romania. International
Journal of Trade, Economics and Finance, Vol. 3, No. 1, February 2012.
10. Sajid Anwara and Lan Phi Nguyen (2010) Foreign direct investment and economic
growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review Vol. 16, Nos. 1–2, January–April
2010, pp.183–202.
11. Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula and Bangorn Tubtimtong (2010) Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth in Vietnam? ASEAN
Economic Bulletin Vol. 27, No. 3 (2010), pp. 295–311.
12. Tam Bang Vu, Byron Gangnes and Ilan Noy (2008) Is Foreign Direct Investment Good for Growth? Evidence from Sectoral Analysis of China and Vietnam. Journal