công nghiệp PLC giai đoạn 2010-2012
a. Mục tiêu của công ty
Giai đoạn năm 2010-2012 là những năm đầu tiên công ty mới chính thức đi vào hoạt động nên việc nhận thức được vai trò và thực hiện công tác hoạch định để vạch ra các mục tiêu, phương pháp, phương hướng chưa được chú trọng, còn khá mơ hồ, việc hoạch định chỉ trong thời gian ngắn hạn còn việc hoạch định vạch ra mục tiêu trong thời gian dài hạn thì hầu như chưa có. Trong giai đoạn này công ty nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng, mở các văn phòng đại diện.
b. Hoạch định chiến lược
Công ty TNHH một thành viên điện công nghiệp PLC được thành lập trong bối
cảnh nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, đang trên đà phát triển với sự mở rộng, hợp tác không chỉ với các quốc gia trong khu vực ASEAN, mà còn với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU), và hiện Việt Nam đang là thành viên của tổ chức WTO. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp công ty tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó cũng là thách thức không nhỏ khi bên cạnh các công ty trong nước lại ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường nội địa, các tập đoàn lớn với những lợi thế về vốn, thương hiệu, cộng với sự am hiểu thị trường.... sẽ gây khó khăn nhất là với những công ty mới thành lập điều kiện về vốn cũng như kinh nghiệm kinh doanh còn yếu và thiếu như công ty TNHH một thành viên điện công nghiệp PLC.
Sau khi hoàn thành công tác xây dựng một chiến lược cụ thể, các nhà quản trị cấp cao bắt đầu ra quyết định hoạch định chiến lược. Cụ thể công tác hoạch định chiến lược của công ty TNHH một thành viên điện công nghiệp PLC do phòng kinh doanh thực hiện sau đó phải được sự thống nhất của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể các phòng ban.
+ Năm 2011 để đưa công ty phát triển và mở rộng thị trường công ty đã thực hiện việc mở văn phòng đại diện ở Hà Nội, Hải Phòng.
+ Năm 2012 công ty thực hiện chiến lược cạnh tranh về chất lượng phục vụ : đây là chiến lược nhằm giành giật thị trường, không những đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty còn cam kết giao hàng trong thời gian ngắn nhất.
c. Hoạch định tác nghiệp + Công tác quản trị mua
Công ty đã xây dựng cho mình kế hoạch mua hàng cụ thể thông qua hoạt động lập kế hoạch mua theo quý và theo đơn hàng được phòng kế hoạch thực hiện và được duyệt bởi ban giám đốc. Hàng tháng công ty tổng hợp kết quả kinh doanh và thông qua những hợp đồng đã ký kết rồi lên kế hoạch mua hàng cụ thể cho công ty. Phòng kế hoạch nghiên cứu thị trường ,tìm kiếm và tiếp cận với thị trường mới, sản phẩm mới, nghiên cứu khả năng sinh lời của những sản phẩm mới từ đó có kế hoạch thu mua hợp lý.
Công ty liên kết với nhiều nhà cung cấp khác nhau để đảm bảo khả năng cung ứng đầy đủ sản phẩm cung cấp cho hoạt động kinh doanh của mình. Tránh xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa hay bị nhà cung cấp ép giá.
Trên thực tế có xẩy ra tình trạng một số lô hàng khi mua về do không được kiểm tra kỹ nên công ty đã mua phải hàng kém chất lượng hoặc số lượng bị rút bớt, gây thiệt hại cho công ty.
+ Công tác quản trị bán
Hàng tháng công ty tiến hành xây dựng kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp thông qua kết quả kinh doanh trước đó, bộ phận kinh doanh tiến hành nghiên cứu thị trường xác định chỉ tiêu bán hàng trong tương lai và tính khả thi của nó từ đó có mức dự trù ngân sách bán hàng. Điều này góp phần giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và đề ra cho mình những phương án cụ thể góp phần đẩy mạnh doanh thu.
Công ty có đội ngũ bán hàng nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều cơ hội học hỏi phát triển khả năng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và sự tiện lợi của Internet hiện nay thì việc bán hàng, quảng cáo qua mạng cũng được công ty rất chú trọng.
+ Công tác quản trị dự trữ hàng hóa
Công tác quản trị dự trữ nguyên vật liệu của công ty chưa phù hợp, gây tốn kém chi phí và hiệu quả kinh tế không cao. Sản phẩm chính của công ty là các thiết bị điện, đây là những nguyên vật liệu có thời gian sử dụng lâu dài, cần có nhiều thời gian lưu kho. Trong công ty có một kho chứa các nguyên vật liệu khi nhập về ( rộng 100 m2). Khi nguyên liệu về tới công ty, lượng lao động phổ thông sẽ thực hiện công việc vận chuyển nguyên liệu tới kho bảo quản. Khi có đơn hàng thì phòng kinh doanh sẽ xem xét tình hình còn hay hết hàng để tiến hành hoạt động mua bán. Tuy nhiên, công việc đó lại không có sự đôn đốc kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên, nên đã xảy ra tình trạng thiếu hàng không đủ số lượng, mẫu mã hàng hóa như đơn hàng đã ký với đối tác. Vì thế, đây là vấn đề mà công ty cần đưa ra những biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời, và có những biện pháp quản lý lâu dài, để hạn chế thiệt hại cho công ty.