Tổng kết kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 34 - 36)

5. KẾT LUẬN

5.1 Tổng kết kết quả nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả tập trung khảo sát mối quan hệ giữa sản lƣợng và chính sách tiền tệ để làm rõ tác động của từng cơng cụ của chính sách tác động lên GDP thực. Trƣớc tiên, các kết quả kiểm định đã cho thấy chính giá trị sản lƣợng và lạm phát trong quá khứ đóng góp lớn nhất vào sự thay đổi hiện tại của chính nó. Có nghĩa là nếu giá trị hiện tại của sản lƣợng cao, thì có thể mong đợi rằng giá trị sản lƣợng trong tƣơng lai cũng sẽ cao. Vấn đề này có thể đƣợc giải thích dựa theo chu kỳ kinh tế gồm các giai đoạn hƣng thịnh và thoái trào và mỗi giai đoạn kéo dài vài năm, vì thế sản lƣợng quá khứ có thể đƣợc sử dụng để dự báo cho tƣơng lai. Ngoài ra, phản ứng chậm chạp của chính sách tiền tệ cũng làm giảm bớt độ nhạy của chính sách đối với sự thay đổi của mơi trƣờng kinh tế vĩ mô, nên tỷ lệ lạm phát thƣờng

84 86 88 90 92 94 96 98 100 102 1 2 3 4 5 6 7 8 D(LOG(EXRATE)) D(LOG(M2)) D(LOG(CPI)) D(LOG(GDP))

Tiếp theo, kênh tín dụng trong nƣớc chiếm phần ảnh hƣởng lớn nhất đối với tăng trƣởng kinh tế khi so sánh với các cơng cụ chính sách tiền tệ khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, phản ứng của nền kinh tế đối với sự thay đổi tín dụng trong nƣớc khơng đƣợc nhƣ mong đợi bởi vì nó bị bóp méo bởi tỷ lệ lạm phát cao. Hơn nữa, sự phản ứng nghịch của GDP thực đối với tín dụng trong nƣớc xuất phát từ tính khơng hiệu quả trong việc phân bổ tín dụng và đầu tƣ. Các công ty thuộc sở hữu nhà nƣớc thƣờng đƣợc ƣu tiên trong việc tiếp cận nguồn tín dụng nhƣng hiệu quả sử dụng vốn lại rất thấp. Ví dụ nhƣ Tập đồn điện lực Việt Nam (EVN) từ năm 2008 – 2010 liên tục thua lỗ: năm 2008 lợi nhuận đạt đƣợc 93,8 tỷ đồng, nhƣng đến năm 2009 giảm còn 8,3 tỷ đồng, riêng trong năm 2010 công ty này lỗ trên 1.000 tỷ đồng. Trƣớc đó là vụ đỗ vỡ của Vinashin với 86.000 tỷ đồng nợ phải trả. Sau nữa là Vinalines nợ hơn 43.000 tỉ đồng. Hệ quả dẫn đến là nhiều Tập đoàn bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, hệ số tín nhiệm của Việt Nam bị xuống hạng.

Nghiên cứu cũng cho thấy cả lạm phát và sản lƣợng phản ứng rất ít đối với sự biến động lãi suất. Nhƣ vậy, công cụ lãi suất đã không đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả. Sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng nhà nƣớc là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nếu lãi suất đƣợc tự do hóa hơn thì nó có thể phản ánh đƣợc cung và cầu tiền trên thị trƣờng tốt hơn.

Cả sản lƣợng và lạm phát cũng phản ứng một cách chậm chạp đối với tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, chính sách tỷ giá khơng tạo ra bất kỳ tác động đáng kể nào lên các biến kinh tế vĩ mơ. Điều đó có thể là do tỷ giá hối đối tại Việt Nam vẫn chƣa đủ linh hoạt để tự nó điều chỉnh theo thay đổi của sản lƣợng. Theo Ghosh (1996), thả nổi tỷ giá hối đoái sẽ mang lại tỷ lệ tăng trƣởng cao hơn, rõ ràng đối với một nền kinh tế nhỏ và mở nhƣ Việt Nam, mở rộng biên độ giao dịchcho tỷ giá chính thức là điều thích hợp. Nhƣ đã đề cập ở phần đầu, theo quan điểm của Radzyner và Riesinger (1997), một tỷ giá hối

đoái cố định hoặc biến động với các biên độ hẹp sẽ làm giảm hiệu quả khi sử dụng cơng cụ tỷ giá hối đối, đồng thời Ngân hàng Trung ƣơng nên đƣợc độc lập với Chính phủ trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)