1.2 Mối quan hệ giữa tăngtrƣởng GDP và vấn đề nâng cao chất lƣợng cuộc sống
1.2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và phát triển văn hóa
Giữa tăng trƣởng GDP và phát triển văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trƣởng GDP là điều kiện để duy trì, phát huy các giá trị văn hóa. Đến lƣợt nó phát triển văn hóa là động lực, là phƣơng tiện để tăng trƣởng GDP và phát triển bền vững.
Văn hóa của một quốc gia là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần của quốc gia đó đã đƣợc tích lũy lại. Giá trị văn hóa đƣợc thể hiện trên rất nhiều mặt khơng chỉ là văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử mà là cả văn hóa vật chất là tri thức, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, đạo đức, nghề nghiệp,... Chính vì vậy, để nâng cao chất lƣợng cuộc sống tất yếu phải phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa chính là nền tảng tinh thần và vật chất của con ngƣời và xã hội. Với tƣ cách nền tảng tinh thần, văn hóa biểu hiện sự hiểu biết, tài năng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm hồn, tình cảm và thẩm mỹ... của con ngƣời và của cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ hài hòa với xã hội, với tự nhiên.
Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và nâng cao chất lƣợng cuộc sống nói chung và phát triển văn hóa nói riêng trong điều kiện ngày nay là hết sức phức tạp, nhất là trong xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa. Đặc biệt khi trình độ xã hội hóa ngày càng cao, sự xâm nhập lẫn nhau giữa các quốc gia thì sự phát triển của một quốc gia ắt hẳn có nguy cơ bị ảnh hƣởng tiêu cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. Các trào lƣu văn hóa, các giá trị truyền thống và hiện đại cùng tồn tại và phát triển đan xen nhau, phụ thuộc vào nhau. Văn hoá phƣơng Tây, đặc biệt là văn hoá Mỹ đang xâm nhập mạnh mẽ, lấn át văn hoá địa phƣơng. Các sản phẩm vật chất và văn hoá ―hƣởng thụ‖ của phƣơng Tây đang hiện diện phổ biến trong các nền kinh tế thế giới. Không chỉ các nƣớc đang phát triển mà cả các nƣớc phát triển đều nhận thấy nguy cơ bản sắc văn hố của mình bị hịa tan trong sự hịa nhập cùng các trào lƣu văn hoá khác.
Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP với phát triển văn hóa tốt là sự kết hợp mà ở đó duy trì đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, tơn vinh các giá trị xã hội truyền thống tích cực và nâng tầm đời sống tinh thần, nhân cách của con ngƣời. Phát triển văn hóa phải là mục đích là động lực của mọi hoạt động kinh tế, là làm cho văn hóa thấm sâu vào trong các hoạt động xã hội và thẩm thấu vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con ngƣời. Chính vì lẽ đó mà khi Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về bản chất của văn hóa đã nói: ―Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn‖[6, tr 431].
Xét đến cùng, mọi hoạt động kinh tế đều do con ngƣời tiến hành nhằm đạt đƣợc cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc mà ở đó văn hóa thể hiện ra là sự bồi đắp ngày càng hoàn thiện nhân cách con ngƣời và tiến bộ xã hội. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng nhƣ của cả cộng đồng đƣợc vun trồng trở thành những giá trị chuẩn mực trong xã hội. Quan điểm về phát triển kinh tế gắn với duy trì và giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: ―Tích cực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc(...), phải gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá,...‖ [74]. Tƣ tƣởng trên đây cho thấy tăng trƣởng kinh tế phải
nhằm phục vụ mục tiêu phát triển văn hóa. Nếu chỉ chạy theo tăng trƣởng kinh tế đơn thuần thì sự tăng trƣởng kinh tế đó là khơng bền vững và nguy hại cho việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hóa cũng đƣợc nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor nhấn mạnh: ―Kinh nghiệm của hai thập kỷ qua
cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau (...). Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều (...). Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động lực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa (...). Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội...‖[19, tr 23].