Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 25)

1.4. Phƣơng thức phịng ngừa rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại

1.4.1.2. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng

- Doanh nghiệp gia tăng bất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu và các

khoản nợ: định mức tồn kế hoạch nguyên liệu, hàng hóa hợp lý là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, xong nếu mức tồn kho vượt quá mức giới hạn cho phép chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là khơng bình thường. Sự gia tăng hàng tồn kho như giá cả, chất lượng, chủng loại hàng hóa…dẫn đến doanh thu, thu nhập

kém. Đồng thời với sự gia tăng tồn kho, giảm sút doanh thu thì các khoản vay cũng gia tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm sút làm cho khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn.

- Doanh nghiệp giảm bất thường giá bán: điều này nếu không nằm trong chiến lược marketing của doanh nghiệp thì tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.

Ngồi các dấu hiệu trên thì cịn rất nhiều yếu tố khác như doanh nghiệp thay đổi tổ chức, cơng nhân khơng có việc làm hay quan hệ giữa ngân hàng và người vay kém than thiện…cũng là những dấu hiệu của rủi ro tín dụng, địi hỏi các cán bộ tín dụng phải sát với thực tiễn và có những biện pháp thích hợp làm giảm nguy cơ có thể xảy ra.

1.4.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng

1.4.2.1. Chỉ tiêu đo lƣờng (định tính, định lƣợng)

Chỉ tiêu định tính

Việc một ngân hàng thương mại đánh giá xác suất rủi ro của khách hàng vay để có cơ sở định giá các khoản vay có chính xác hay khơng phụ thuộc vào lượng thông tin về khách hàng mà ngân hàng thu thập được. Các yếu tố định tính bao gồm nhóm yếu tố liên quan đến khách hàng vay và nhóm yếu tố liên quan đến thị trường.

 Nhóm yếu tố liên quan đến đến khách hàng vay:

 Uy tín khách hàng vay thể hiện qua lịch sử vay trả của khách hàng, uy tín này được đánh giá cao nếu trong lịch sử, họ luôn thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng vay.

 Cơ cấu vốn của khách hàng: Thể hiện thông qua các tỷ số về khả năng thanh tốn, tỷ lệ nợ vay,…. Ví dụ, nếu tỷ số vốn tự có/vốn vay càng nhỏ thì khả năng tự chủ của khách hàng càng thấp, rủi ro nhiều hơn.

 Sự biến động của thu nhập khách hàng: Bất cứ sự biến động bất thường nào trong thu nhập của khách hàng cũng là dấu hiệu cảnh báo rủi ro, nhất là sự sụt giảm thu nhập. Chính vì vậy, những khách hàng có các khoản thu nhập thường xuyên ổn định sẽ được đành giá cao hơn về mặt an toàn hơn là những khách hàng hay có sự biến động trong thu nhập.

 Nhóm yếu tố liên quan đến thị trường

 Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cần phân tích kỹ chu kỳ kinh tế để xác định được giai đoạn nào nên đầu tư vào ngành nghề nào để hạn chế rủi ro.

 Mức lãi suất vay: Một khách hàng sẵn sàng chấp nhận vay với bất kỳ lãi suất nào (cho dù rất cao) cũng là một dấu hiệu cảnh báo rủi ro mà ngân hàng cần lưu ý.

Chỉ tiêu định lƣợng

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.

Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.

Một cách tiếp cận khác, nợ q hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, khơng được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:

 Nợ quá hạn dưới 10 ngày – Nợ đủ tiêu chuẩn

 Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày – Nợ cần chú ý.

 Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.

 Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.

 Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.

Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ khơng lành mạnh, nợ khó địi, nợ khơng thể địi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng khơng thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày (nợ

nhóm 3 trở lên).

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của TCTD bao gồm các nhóm nợ như sau:

- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Và các khoản thực hiện nghĩa vụ mà TCTD phải trả thay đối với các cam kết bảo lãnh.

- Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Các chỉ tiêu trích lập dự phịng và bù đắp rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phịng rủi ro tín dụng từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản đã được định giá lại). Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phịng cũng sẽ càng cao. Thơng thường tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0 đến 5%.

Tại Việt Nam hiện nay việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam. Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%.

Dự phịng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Tỷ lệ xóa nợ

Tỷ lệ xóa nợ = x 100%

Những khoản nợ khó địi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Như vậy một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.

Các chỉ tiêu phân tán rủi ro

 Giới hạn cho vay tối đa 1 khách hàng theo quy định của pháp luật

 Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế

 Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý

 Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ

= Dư nợ bình quân x 100% Các khoản xóa nợ rịng Tổng tài sản có Dự phịng RRTD đã trích lập trong kỳ

Mức độ tập trung tín dụng

Mức độ tập trung vốn tín dụng là tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng thời hạn, từng loại tiền và khu vực địa lý và mức độ tập trung cụ thể đối với từng chỉ tiêu là bao nhiêu thì lại tùy thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng dựa trên quy định của NHNN trong từng thời kỳ.

- Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng được xét theo hai chỉ tiêu là theo một khách hàng và một nhóm khách hàng:

 Theo quy định của NHNN thì tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được vượt q 25% vốn tự có của TCTD. Mức độ dồn vốn tín dụng vào một khách hàng càng cao thì lợi nhuận có được trên từng khoản tín dụng đó càng lớn và chắc chắn rủi ro cho khoản tín dụng đó là rất cao. Vì thế, trước khi quyết định giải ngân, ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡng khách hàng rồi mới công bố mức cho vay cũng như thời hạn cho vay để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra mà lợi nhuận đem lại vẫn đảm bảo.

 Theo quy định của NHNN thì tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng khơng được vượt q 50% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được vượt q 60% vốn tự có của TCTD. Mức độ dồn vốn tín dụng vào một nhóm khách hàng càng cao thì lợi nhuận đem lại càng lớn và đồng thời rủi ro tiềm ẩn càng cao. = Vốn tín dụng cao nhất cấp cho một khách hàng Tổng dư nợ x 100% Mức độ tập trung tín dụng đối với một nhóm khách hàng = Tổng dư nợ x 100% Vốn tín dụng cao nhất cấp cho một nhóm khách hàng Mức độ tập trung tín dụng đối với một khách hàng

- Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn: là tỷ trọng vốn tín dụng mà ngân hàng đang cấp cho các hình thức tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn trong danh mục đầu tư của ngân hàng đó. Mức độ dồn vốn tín dụng vào hình thức tín dụng nào càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.

- Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền: là tỷ trọng dồn vốn tín dụng vào VND hay ngoại tệ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng theo từng thời kỳ. Mức độ dồn vốn vào loại tiền nào càng cao thì lợi nhuận đem lại cho ngân hàng từ loại tiền đó càng lớn nhưng rủi ro lại càng cao.

- Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh: là mức độ dồn vốn tín dụng theo danh mục các ngành nghề kinh tế như: ngành điện, xây lắp, xi măng, bất động sản, dầu khí, than, khống sản…phụ thuộc vào chính sách đầu tư của ngân hàng trong từng thời kỳ kinh tế. Khi tỷ trọng vốn tín dụng ở ngành nghề nào càng cao thì lợi nhuận đem lại cho ngân hàng từ ngành đó càng lớn nhưng rủi ro lại càng cao.

- Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa lý: là mức độ đầu tư tín dụng cho

các khách hàng hoạt động theo khu vực nào ở trong nước và ngồi nước. Ngân hàng

Mức độ tập trung tín dụng ngắn hạn = Dư nợ tín dụng ngắn hạn Tổng dư nợ x 100% Mức độ tập trung tín dụng trung dài hạn = Dư nợ tín dụng trung dài hạn Tổng dư nợ Mức độ tập trung tín dụng theo VND = Tổng dư nợ x 100% Mức độ tập trung tín dụng theo ngoại tệ Dư nợ ngoại tệ Tổng dư nợ x 100% = x 100% Dư nợ VND

cho vay ở khu vực nào nhiều nhất thì có thể hiểu đây chính là đoạn thị trường mục tiêu của ngân hàng.

1.4.2.2. Các mơ hình đo lƣờng

Mơ hình chất lƣợng 6 C:

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; cịn khách hàng mới thì cần thu thập thơng tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng…

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Thu nhập của người đi vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,…

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay khơng? u cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay khơng?

Mơ hình xếp hạng của Moody và Standard & poor’s:

- Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số

dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

- Đối với Standard & Poor’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Moody thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Standard & Poor’s ) và AA (Moody) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro khơng được hồn vốn cao. Trong đó, chứng khốn (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, cịn các loại chứng khốn (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng khơng đầu tư (khơng cho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro khơng hồn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nên đơi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khốn (cho vay) này.

- Mơ hình xếp hạng của cơng ty Moody và Standard & Poor’s: Nguồn Xếp hạng Tình trạng

Standard & Poor’s

Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất* Aa Chất lượng cao*

A Chất lượng trên trung bình* Baa Chất lượng trung bình*

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình

Caa Chất lượng kém

Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu Moody

AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất* AA Chất lượng cao*

A Chất lượng trên trung bình* BBB Chất lượng trung bình*

BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình

CCC Chất lượng kém

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)