CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
2.3. Thực trạng tín dụng tài trợ ngành chế biến hạt điều xuất khẩu tạ
2.3.3.1. Chính sách của nhà nƣớc
Các chính sách gần đây của Nhà nước về xuất khẩu đã được cải thiện một bước nhằm đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu, đã có những nỗ lực lớn nhằm cải thiện thủ tục vay vốn, mở rộng tín dụng, hạ lãi suất vay cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tháo gỡ dần các vứơng mắc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách cũng cịn chung chung chưa cụ thể hóa cho ngành, chưa đủ hấp dẫn, thể hiện ưu đãi để kíchh thích ngành điều phát triển.
Mong muốn của doanh nghiệp ngành điều hiện nay từ Chính phủ là chính sách thị trường đầu ra cho tiêu thụ hàng hóa và giảm các loại thuế (thuế doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế VAT) vì cịn khá cao nên đã làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Các chương trình xúc tiến thương mại đã được tiến hành song cịn hạn chế do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và Hiệp hội để có tiếng nói chung trong triển khai các hoạt động.
2.3.3.2. Môi trƣờng kinh tế xã hội
Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ đã gây ra những khó khăn vướng mắc cho ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng hiện nay hoạt động ngoài việc chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng cịn chịu sự điều chỉnh của nhiều bộ luật khác liên quan như luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, Luật nhà ở, Luật Doanh nghiệp… và một hệ thống văn bản dưới luật của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước. Do đó, nhiều trường hợp các luật quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau, một số qui định trong luật còn chưa theo kịp với tình hình thực tế gây cản trở việc tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp.
Dù luật quy định Ngân hàng có tồn quyền xử lý tài sản bảo đảm khi phát sinh nợ quá xấu nhưng thực tế việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc do việc thực thi pháp luật của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng. Việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài đã làm tăng chí phí và chậm tiến độ thu hồi nợ xấu cho ngân hàng.
Ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong môi trường kinh tế đầy biến động, không những chịu ảnh hưởng kinh tế trong nước phát triển hạn chế mà cịn chịu ảnh hưởng từ sự suy thối kinh tế toàn cầu, làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và chưa thể hồi phục trong ngắn hạn. Sức tiêu thụ hạt điều tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Autralia,… đã giảm đáng
quốc gia này đang tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo hộ bằng rào cảng thương mại, đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thị phần tại nhiều thị trường lớn.
2.3.3.3. Năng lực của doanh nghiệp
Phần lớn vốn hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa của nước ta hoạt động dựa vào nguồn vốn của ngân hàng là chính. Do vốn doanh nghiệp hạn chế nên vốn vay ngân hàng cũng khơng nhiều do ngân hàng có quy định về tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa qua thể hiện nhiều bất hợp lý như: công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt, thiếu thơng tin, dự đốn mức tiêu thụ và dự trữ nguyên liệu khơng chính xác; quản lý điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất chế biến, tiêu thụ chưa hợp lý nên năng suất lao động không cao dẫn đến chi phí giá vốn cao, suy giảm lợi nhuận.
2.3.3.4. Vốn tự có của ngân hàng
Nhiều năm qua Vietinbank có chiến lược tăng vốn tự có rất hiệu quả, ngồi việc tích luỹ từ lợi nhuận hàng năm, Vietinbank cịn tăng vốn rất hiệu quả thơng qua việc bán cổ phần cho cổ đông trong nước và cổ đơng chiến lược nước ngồi. Hiện nay vốn tự có của Vietinbank đã lên đến trên 52 ngàn tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn tự có lớn nhất Việt Nam.