Kết quả phân tích động lực tăng trưởng thương mại qua mơ hình CMS cho thấy, thương mại giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc có động lực chính đến từ hiệu ứng
tổng cầu nhập khẩu. Mặc dù phương pháp phân tích khác nhau, nhưng kết quả của ñề tài này cũng ñồng nhất với nhận ñịnh của các ñề tài khác sử dụng mơ hình hồi quy lực hấp dẫn đã nêu. Đó là, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc song hành với quá
trình tăng trưởng kinh tế. Với tiềm năng phát triển còn rất lớn, nên thương mại trong tương lai giữa hai nước sẽ cịn tiếp tục được mở rộng.
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam còn rất hạn chế ñể có thể ñảm bảo ñược sự tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Mặc dù, xuất khẩu của Việt Nam ñã
tập trung vào những ngành hàng có sức cầu cao ở thị trường Trung Quốc, nhưng các
bằng chứng cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu hàng hóa là chưa rõ ràng nếu xét ñến cả sự dịch chuyển nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Chính vì thế, chính sách cơng nghiệp của Việt Nam cần phải ñược ñổi mới nhằm tạo ra ñược những sản phẩm có sức cạnh
tranh cao. Đồng thời, đẩy mạnh cơng tác dự báo thị trường trong dài hạn nhằm khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn.
Năng lực cạnh tranh là ñộng lực tăng trưởng xuất khẩu chính của Trung Quốc.
Trong cả giai đoạn nghiên cứu, yếu tố này đóng góp tương đương 50% cho sự gia tăng của tốc độ xuất khẩu. Chính vì thế, kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực này
chắc chắn sẽ có ích cho Việt Nam.
26 Coxhead (2007), Holst và Weiss (2004) ñều cho rằng sức cạnh tranh của Trung Quốc là rất lớn và đều có thể ảnh hưởng tới những nước khác trong cạnh tranh nếu những nước này cũng có cùng một mơ thức thương mại dựa trên hàng thâm dụng lao ñộng như Trung Quốc.