Rủi ro hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta trong mô hình định giá tài sản vốn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45)

2.2. Những rủi ro trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.2.1. Rủi ro hệ thống

Loại rủi ro này chủ yếu đến từ các nhân tố của kinh tế vĩ mô như là lạm phát, điều chỉnh lãi suất cơ bản, chỉ số thất nghiệp, số liệu tăng trưởng tiêu dung, tăng trưởng GDP …, đó là các nhân tố mà chỉ có Chính phủ mới có thể rất hay can thiệp hoặc là các sự kiện mà bản thân mỗi nhà đầu tư cũng không thể làm thay đổi được như là chiến tranh, thiên tai…Và tác động của tất cả các nhân tố như đã nêu ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Rủi ro hệ thống cực kỳ quan trọng vì nó khơng thể đa dạng hóa được cho dù nhà đầu tư có nắm giữ một danh mục tối ưu.

Rủi ro hệ thống bao gồm 03(ba) loại rủi ro chính là: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro sức mua.

Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn khơng thay đổi. Ngun nhân của nó có thể rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự đánh giá của các nhà đầu tư về chúng thay đổi và gọi là rủi ro thị trường.

Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vơ hình. Sự đánh giá rằng lợi nhuận của các cơng ty nói chung có xu hướng sụt giảm có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường bị giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực tế xảy ra, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

Các sự kiện bất thường có thể gây ra tâm lý sợ hãi của nhà đầu tư, từ đó xảy ra tình trạng tháo chạy hàng loạt khỏi thị trường. Những tình trạng này có thể thấy rất rõ trong năm 2012 qua các sự kiện kinh tế - xã hội. Điển hình nhất là sự kiện ơng trùm ngành tài chính – ngân hàng của Việt Nam, ơng Nguyễn Đức Kiên bị truy tố các tội danh liên quan đến thao túng thị trường tài chính đã khiến các cổ phiếu giảm sàn đồng loạt vào ngày 21/08/2012. Hay chỉ cần những tin đồn thất thiệt, như là tin Chủ tịch Hội đồng quản trị của BIDV bị dính vào vịng lao lý cũng gây ra khơng ít tổn thất cho thị trường

Chúng ta đã nói nhiều về tác động tiêu cực, tuy nhiên vẫn có thể có hiện tượng mua vào rất nhiều khi có những sự kiện bất thường xảy ra, lúc đó giá cả chứng khoán sẽ tăng lên.

2.2.1.2. Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất nói đến sự khơng ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung.

Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất chuẩn (có thể là lãi suất trái phiếu Chính phủ), khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khốn khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu cơng ty.

Nói cách khác, sự thay đổi về chi phí vay vốn đối với các loại chứng khốn Chính phủ sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khốn cơng ty.

Các nhà đầu tư thường coi tín phiếu Kho bạc là khơng rủi ro. Các loại trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài thì khơng có rủi ro thanh tốn (nhưng vẫn có rủi ro về giá cả). Các mức lãi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn khác nhau được dùng làm chuẩn để xác định lãi suất trái phiếu cơng ty có thời gian đáo hạn tương tự. Do vậy, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới tồn bộ hệ thống chứng khốn, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng thay đổi theo cung cầu trên thị trường. Ví dụ, khi ngân sách thâm hụt thì Chính phủ sẽ phát hành thêm chứng khốn để bù đắp, như vậy sẽ làm tăng mức cung chứng khoán trên thị trường. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chỉ mua các trái phiếu này nếu lãi suất cao hơn lãi suất các loại chứng khoán đang được lưu hành. Nếu giả sử, lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng từ 12% lên 12,5% thì những người đang nắm giữ trái phiếu có lãi suất 12% sẽ bị thiệt hại do giá chứng khoán giảm xuống. Vì lãi suất đã cố định là 12% ngay từ lúc phát hành nên những người nắm giữ chứng khốn chỉ có thể bán được nếu họ chịu giảm giá xuống tới mức đảm bảo cho lãi suất đáo hạn của những trái phiếu này đạt được mức 12,5%. Do lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng, nó sẽ trở lên hấp dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ quả là, những người mua trái phiếu sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu cơng ty, và do vậy lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên. Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ dẫn đến giá của trái phiếu giảm và cũng làm cho giá của các loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền.

Như vậy, ta thấy có sự ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất do các loại công cụ có liên hệ với nhau. Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ quả trực tiếp của việc tăng lãi suất chuẩn là giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống. Tương tự, lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên.

Quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiếu nhau.  Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu

Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ khơng trực tiếp và khơng hồn tồn diễn ra theo một chiều.

Lý do: Dòng tiền thu nhập của cổ phiếu khơng cố định như của trái phiếu, chúng có

thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của lãi suất.

 Lãi suất tăng ít hơn thu nhập của cổ phiếu: Giá cổ phiếu tăng.

 Lãi suất tăng nhiều hơn thu nhập của cổ phiếu: Giá cổ phiếu giảm.

2.2.1.3. Rủi ro sức mua:

Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của nhà đầu tư. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư.

Nếu chúng ta coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hóa hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu, trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng gọi là lạm phát, giá cả hàng hóa giảm gọi là giảm phát. Cả lạm phát và giảm phát đều liên quan đến khái niệm rủi ro sức mua. Yếu tố lạm phát (giảm phát) sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ gây tác động tới giá cả chứng khoán theo cách thức nêu trên đây.

2.2.2. Rủi ro phi hệ thống

Là loại rủi ro có thể kiểm sốt được, bao gồm các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp như năng lực quản trị, biến động cơ cấu vốn, thị hiếu tiêu dung, cơng nhân đình cơng…Rủi ro dạng này có thể phân tán được bằng cách lựa chọn danh mục đầu tư gồm nhiều chứng khoán.

Rủi ro không hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành cơng nghiệp cụ thể nào đó, ngồi những rủi ro gắn liền với toàn bộ

thị trường. Những yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình cơng và nhiều yếu tố khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu công ty. Do những yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới một ngành hay một công ty cụ thể nên chúng phải được xem xét cho từng công ty.

Sự không chắc chắn đối với khả năng thanh tốn của cơng ty có thể là do (1) mơi trường của hoạt động kinh doanh và (2) tình trạng tài chính của cơng ty. Những rủi ro này có thể gọi là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

2.2.2.1. Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh chính là sự bất ổn về thu nhập mà nguyên nhân cơ bản của nó lại xuất phát từ lĩnh vực ngành mà cơng ty đó trực thuộc. Sự bất ổn này là kết quả của sự thay đổi doanh số bán hàng của công ty. Mà doanh số bán hàng lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các khách hàng, loại hàng hóa, chất lượng hay cách thức sản xuất hàng hóa, v.v.. Nói cụ thể hơn là thu nhập của một công ty sẽ thay đổi kinh doanh số bán hàng và chi phí sản xuất thay đổi. Ví dụ so sánh thu nhập của một công ty thép và một cơng ty rau quả có thể thấy rằng thu nhập của công ty thép sẽ biến động nhiều hơn so với thu nhập của cơng ty rau quả. Điều này có hai lý do: thứ nhất qua một chu kỳ kinh doanh, doanh số bán thép biến động mạnh hơn so với doanh số bán rau quả, và thứ hai là chi phí sản xuất cố định quá lớn sẽ làm cho thu nhập của công ty thép biến động nhiều hơn so với doanh số hàng hàng của nó.

Rủi ro kinh doanh cịn là do tình trạng hoạt động của cơng ty, khi có những thay đổi trong tình trạng này cơng ty có thể bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Nói cách khác, nếu lợi nhuận dự kiến tăng 10% hàng năm trong những năm tiếp theo, rủi ro kinh doanh sẽ cao hơn nếu như lợi nhuận tăng tới 14% hay giảm xuống 6% so với lợi nhuận nằm trong khoảng 11 – 9%. Mức độ thay đổi so với xu hướng dự kiến được coi là rủi ro kinh doanh.

Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm 2 loại cơ bản: Bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong q trình vận hành hoạt động của cơng ty. Mỗi cơng ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động.

Trong phạm vi rộng hơn, rủi ro kinh doanh bên ngoai là những trường hợp xảy ra nằm ngoài sự kiểm sốt của cơng ty và làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của cơng ty. Mỗi cơng ty có một kiểu rủi ro bên ngồi riêng, phụ thuộc vào các yếu tố mơi trường kinh doanh cụ thể của cơng ty. Các yếu tố bên ngồi, từ chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh… và có lẽ yếu tố quan trọng nhất là chu kỳ kinh doanh. Doanh số của một số ngành công nghiệp (thép, ô tơ) có xu hướng bám sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hướng đi ngược lại (nhà cửa). Dân số cũng có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thơng qua những thay đổi về lứa tuổi, giới tính, sự phân bố theo địa dư. Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro bên ngồi, các chính sách tiền tệ và tài khóa có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn. Nếu giá trị của đồng tiền càng cao thì những người mua trả góp sẽ hỗn mua và các chính quyền địa phương sẽ khơng bán trái phiếu để tài trợ cho các dự án cấp nước.

Tình hình kinh tế chung cũng có ảnh hưởng đến mức thu nhập chung. Đây là tác động bên ngoài. Nhưng đứng tại giác độ rủi ro nội tại, cơng ty có thể điều chỉnh chu kỳ kinh doanh như thế nào? Nếu chúng ta tách chi phí hoạt động ra làm chi phí bất biến và chi phí khả biến, chúng ta sẽ thấy rằng khi thu nhập thay đổi, nếu chi phí bất biến chiếm một phần quan trọng trong tổng chi phí, cơng ty sẽ rất khó cắt giảm chi phí khi kinh tế suy thối và nó cũng rất chậm chạp trong việc đáp ứng nhu cầu vào lúc kinh tế tăng trưởng. Những công ty như vậy có rủi ro nội tại lớn do khả năng đáp ứng khơng nhanh những thay đổi trong tình hình kinh doanh.

Phạm vi của những thay đổi lên xuống trong tổng thu nhập dẫn đến sự thay đổi trong lợi nhuận có thể được gọi là rủi ro nội tại. Nếu có một sự sụt giảm trong thu nhập từ một loại sản phẩm có thể được bù đắp bằng một loại sản phẩm khác làm cho tổng thu nhập khơng thay đổi thì có thể coi là cơng ty đã sử dụng việc đa dạng hóa sản phẩm để bảo vệ mình chống lại rủi ro kinh doanh.

Rủi ro tài chính là sự biến động về lợi nhuận của các cổ đông khi công ty vay nợ. Sự biến động tài chính này chính là một rủi ro khác ngồi rủi ro kinh doanh của công ty. Khi một công ty huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu thì các khoản thanh tốn lãi suất phải được thực hiện trước khi tính thu nhập của cổ phiếu thường, và các khoản thanh toán lãi suất này được coi là nợ cố định. Giống như đòn bẩy hoạt động, trong thời gian cơng ty hoạt động tốt thì thu nhập của cổ phiếu thường sẽ tăng theo một tỷ lệ phần trăm lớn hơn thu nhập hoạt động, ngược lại trong thời kỳ kinh doanh thua lỗ, thu nhập của cổ đông sẽ giảm theo tỷ lệ lớn hơn thu nhập hoạt động do những chi phí tài chính cố định này. Hơn nữa, cơng ty đã tăng nợ do những nghĩa vụ theo hợp đồng cố định, vì lẽ đó nên họ đã làm tăng rủi ro tài chính và nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng cao hơn.

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá chứng khoán Việt Nam hiện nay 2.3.1. Thị trƣờng tăng trƣởng nhanh và nóng 2.3.1. Thị trƣờng tăng trƣởng nhanh và nóng

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, mới nổi vừa mới được khai thác trên 10 năm, còn nhiều tiềm năng sinh lợi rất cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam cịn chưa thực sự phát triển hồn thiện, kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước các cơ hội tăng trường, các nhà đầu tư có rất nhiều thuận lợi trong đầu tư đem lại tỷ suất sinh lợi cao vượt bậc hơn cả trong thị trường các nước phát triển, nhất là trong những lĩnh vực mới đi vào khai thác. Năm 2006, thị trường chứng khoán Việt nam đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 145%, thậm chí đứng trên thị trường chứng khoán Thượng Hải với mức tăng là 130%. Vào đầu năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng là 46% - cao nhất trên thế giới, đáng chú ý với tỷ suất sinh lời vượt trội 100% chỉ trong một tháng. Thị trường tăng trưởng mãnh liệt đã có nhiều tác động cho khơng ít nhà đầu tư trong nước và các chuyên gia chứng khoán kể cả những nhà quản lý thị trường. Không những thế, cho dù trong giai đoạn khó khăn như năm 2008 thì đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng cho một tỷ suất sinh lợi cao hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng. Theo một báo cáo phân tích, tại thời điểm 31/12/2008, VN-Index ở mức 316 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta trong mô hình định giá tài sản vốn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)