2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá chứng khoán Việt Nam hiện nay
2.3.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô
Ba nhân tố chính có khả năng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô là: Tỷ giá, lạm phát và lãi suất. Ba nhân tố này có khả năng ảnh hưởng rất sâu, rộng đến các thành phần trong nền kinh tế từ năm này sang năm khác, gây ra tính bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô. Lạm phát làm sai lệch các báo cáo tài chính làm cho việc so sánh dữ liệu qua các năm khó khăn và khơng chính xác. Lãi suất bị tác động rất lớn bởi lạm phát, với một quốc gia có tỷ lệ lạm phát càng cao thì mức lãi suất càng tăng cao.
Ở những thị trường mới nổi như Việt Nam những nhân tố này luôn biến động rất mạnh, khiến các nhà đầu tư khó đốn trước được (mà đây là những nhân tố chính cần thiết để cung cấp dữ liệu đầu vào cho những tính tốn của các nhà đầu tư) dẫn đến việc khơng dự đốn chính xác được kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Cụ thể như năm 2008, nhà nước phải tập trung chống lạm phát, giải quyết vấn đề nhập siêu, tỷ giá. Đến lượt nó, những vấn đề này có tác động lớn đến tính ổn
định kinh tế vĩ mơ, tới hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng và đời sống nhân dân và đã phản ánh vào thị trường chứng khốn Việt nam khơng khỏi làm cho nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng khi chỉ số VN-Index liên tục phá những ngưỡng hỗ trợ và tạo đáy mới. Khơng riêng chỉ số chứng khốn sụt giảm, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán cũng giảm đáng kể tới khoảng 75 – 80% so với năm trước. Và lạm phát cao một lần nữa tác động đến Việt Nam vào năm 2011, rồi từ đó đến nay khiến cho TTCK VN ln trong tình trạng ảm đạm, tăng trưởng thấp. Một trong những nguyên nhân là Chính Phủ sau khi kiềm chế được lạm phát thì lo sợ chính sách kích cầu lại khiến cho lạm phát quay trở lại lần nữa.
Lạm phát gia tăng thì giá phải trả để sử dụng vốn của người khác sẽ tăng lên để tương xứng với mức độ gia tăng của giá cả. Chính vì vậy, lãi suất huy động của ngân hàng phải tăng lên dẫn tới lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng lên, nó tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng là nó có khuynh hướng làm cho thị trường chứng khốn trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Lãi suất và giá chứng khốn thơng thường có mối quan hệ nghịch chiều với nhau.
Khi tỷ giá hối đoái phản ánh chính xác chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia (tức ngang giá sức mua: PPP tồn tại), thì giá trị đồng tiền thực không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tỷ giá. Nhưng trong thực tế, nhất là trong ngắn hạn điều này khó có thể xảy ra, ở thị trường mới nổi tỷ giá thường biến động rất nhanh và mạnh. Tính trung bình từ năm 2008 đến nay, mỗi năm Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đều có một lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái, do thực tế biến động tỷ giá tài các thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá làm cho luồng ngoại tệ có xu hướng đổ vào Việt Nam, dẫn đến việc đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng lên, do đó làm tăng giá chứng khốn và ngược lại khi tỷ giá giảm.