Hành vi bầy đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta trong mô hình định giá tài sản vốn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 57)

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá chứng khoán Việt Nam hiện nay

2.3.5. Hành vi bầy đàn

Một chân lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính ln ln bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lịng tham lẫn sự sợ hãi. Nói rõ hơn, quan điểm của người mua và người bán là khác nhau. Người bán kì vọng giá sẽ giảm, trong khi người mua kì vọng giá sẽ lên. Hoặc người bán hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường trở nên hấp dẫn. Sự sơi động của Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng đã phản ánh phần nào chân lý ấy.

Thật vậy, sự phát triển q nóng của thị trường chứng khốn Việt Nam vào năm 2007 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển q nóng của Thị trường chứng khốn Việt Nam. Có quan điểm cho rằng thị trường bị dẫn dắt bởi nhà đầu tư nước ngồi, ngược lại có quan điểm cho rằng ngun nhân chính là do có sự tham gia quá đông của các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, phần lớn đồng tình cho rằng ngun nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của

các nhà đầu tư trong nước - thiếu kiến thức cũng như khơng có kỳ vọng riêng. Tâm lý vốn có con người trở nên mạnh hơn khi con người phải ra quyết định trong môi trường thông tin không đầy đủ, độ tin cậy của thông tin thấp và tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề minh bạch thông tin. Một khi nhà đầu tư khơng tin vào chất lượng và tính minh bạch của thơng tin, kết hợp với khả năng phân tích thơng tin bị hạn chế thì họ thường có xu hướng bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác trên thị trường. Hành vi bầy đàn không hợp lý trong một xu hướng thị trường nào đó kéo dài liên tục có thể làm giá chứng khoán đi quá xa giá trị cơ bản của chúng, gây nên sự bất ổn trong giá.

Rất khó để chúng ta có thể dự báo trước diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mọi lý thuyết, mọi mơ hình của thị trường hiệu quả dường như vơ nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán đã vượt quá giá trị thật hơn 30% nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng sôi động, khiến cho cung không đủ cầu. Dễ thấy thị trường chứng khốn Việt Nam khơng vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Lý thuyết thị trường hiệu quả hồn tồn thất bại ở Việt Nam. Vì thiếu kinh nghiệm và kiến thức cần thiết nên thậm chí có nhiều nhà đầu tư cịn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước ngồi. Có hiện tượng trên xảy ra là vì huynh hướng bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư sợ rằng người khác sẽ có nhiều thơng tin hơn. Và hệ quả của điều này, nhà đầu tư cảm thấy có sự thơi thúc đối với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đơng thường có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt có khả năng tiên đốn thị trường. Trong trường hợp của Thị trường chứng khoán Việt Nam “sứ mệnh” đó được giao cho nhà đầu tư nước ngồi. Đã đến lúc cần một cái nhìn đầy đủ về tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta trong mô hình định giá tài sản vốn trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)