Kiểm định giả thuyết H2 và H5a, H5b, H5c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính kiên định, động cơ làm việc, chất lượng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên ngân hàng tại tp HCM (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾTQUẢ KHẢO SÁT

4.3 Kiểm định mơ hình đo lường

4.3.4.3 Kiểm định giả thuyết H2 và H5a, H5b, H5c

Bảng tổng hợp hồi quy với kết quả (KQ) là biến phụ thuộc còn kiên định (KD), nhu cầu tồn tại( TT), nhu cầu sở hữu (SH )và nhu cầu kiến thức (KT) là biến

độc lập

Hệ số

chưa chuẩn hoá

Hồi quy đã chuẩn hoá Thống kê Đa cộng tuyến Mơ hình B Độ lệch

chuẩn Beta t Sig.

Độ chấp nhận VIF .860 .231 3.732 .000 .239 .045 .266 5.294 .000 .936 1.069 .073 .047 .089 1.558 .121 .728 1.374 .222 .053 .238 4.164 .000 .719 1.392 1 KD TT SH KT .273 .053 .320 5.190 .000 .618 1.618 Nguồn: tác giả

Kiểm định đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy cho thấy, các biến độc lập

đều có giá trị VIF khá nhỏ (nhỏ hơn 2), như vậy ta có thể khẳng định rằng, hiện

tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập là khơng xảy ra, vì vậy kết quả hồi quy

được giải thích an tồn.

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy giá trị sig của các biến độc lập là KD, SH, KT nhỏ hơn 0.05 (với mức ý nghĩa 5%) do đó ta có cơ sở nhận định rằng động cơ có tác động có ý nghĩa đến nhu kết quả công việc (KQ). Trong trường hợp này, hệ số hồi quy của tất cả các biến độc lập mang dấu dương nên các biến này

ảnh hưởng cùng chiều đến KQ. Trong khi đó nhu cầu tồn tại (TT) không ảnh hưởng

tới kết quả công việc (với mứa ý nghĩa 5%).

Từ kết quả trên tác giả tổng hợp lại kết quả kiểm định giả thuyết bằng bảng dưới đây:

Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

STT Giả thuyết Nội dung Kết quả

1 H1

Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa

tới động cơ làm việc Chấp nhận

2 H2

Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa

tới kết quả cơng việc Chấp nhận

3 H3a

Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa

tới nhu cầu sở hữu Bác bỏ

4 H3b

Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa

tới nhu cầu tồn tại Bác bỏ

5 H3c

Tính kiên định có ảnh hưởng có ý nghĩa

tới nhu cầu kiến thức Bác bỏ

6 H4a

Động cơ làm việc có ảnh hưởng có ý

nghĩa tới nhu cầu tồn tại Chấp nhận

7 H4b

Động cơ làm việc có ảnh hưởng có ý

nghĩa tới nhu cầu sở hữu Chấp nhận

8 H4c

Động cơ làm việc có ảnh hưởng có ý

nghĩa tới nhu cầu kiến thức Chấp nhận

9 H5a

Nhu cầu tồn tại có ảnh hưởng có ý nghĩa

tới kết quả công việc Bác bỏ

10 H5b

Nhu cầu sở hữu có ảnh hưởng có ý nghĩa

tới kết quả cơng việc Chấp nhận 11 H5c Nhu cầu kiến thức có ảnh hưởng có ý

Từ kết quả kiểm định trên cho thấy, tính kiên định khơng có ảnh hưởng ý nghĩa tới chất lượng sống trong công việc (nhu cầu sở hữu, nhu cầu kiến thức, nhu cầu tồn tại). Bên cạnh đó, trong ba yếu tố của chất lượng sống trong cơng việc thì nhu cầu tồn tại cũng khơng có ảnh hưởng ý nghĩa tới kết quả cơng việc.

Trong khi đó, kết quả cơng việc lại chịu ảnh hưởng của tính kiên định và một phần của chất lượng sống trong công việc (nhu cầu sở hữu và nhu cầu kiến thức). Động cơ làm việc có ảnh hưởng ý nghĩa tới chất lượng sống trong công viêc (nhu cầu tồn tại, nhu cầu sở hữu, nhu cầu kiến thức) và tính kiên định có ảnh hưởng ý nghĩa đến động cơ làm việc.

Đối với đặc thù của ngành ngân hàng, một công việc như đã phân tích ở chương 1 thì địi hỏi chuyên môn cao nhưng cũng yêu cầu nhân viên ngân hàng phải có tinh thần trách nhiệm cao mà ở đây có thể xem xét đến yếu tố tính kiên định khi con người làm trong một lĩnh vực liên quan đến tài chính và tiền tệ. Kiên định trong cơng việc có ảnh hưởng ý nghĩa đối với kết quả công việc là một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách và quản trị nhân sự của ngân hàng.

Theo kết quả phân tích cho thấy tính kiên định khơng có ảnh hưởng ý nghĩa đến chất lượng sống trong cơng việc. Điều này có thể lý giải như sau: Tính kiên định là một yếu tố thuộc về tính cách con người. Trong khi đó, chất lượng sống trong công việc lại được quy định bởi các chính sách và chế độ của tổ chức để đem lại giá trị gia tăng cho người lao động, làm cho người lao động thỏa mãn và hài lịng với cơng việc hiện tại, từ đó người lao động sẽ cống hiến thời gian và trí tuệ cho công việc. Điều này càng rõ nét hơn trong ngành ngân hàng. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, áp lực cao và tính trách nhiệm lúc nào cũng đặt lên hàng đầu thì chất lượng sống trong cơng việc

càng phải được chú trọng như là một giá trị nhận lại cho nhân viên ngân hàng khi họ hết mình cho cơng việc. Kết quả phân tích cũng cho thấy chất lượng sống trong công việc trong nghiên cứu này chịu ảnh hưởng bởi động cơ làm việc. Đây có thể xem là một gợi ý cho các nhà quản trị để nâng cao chất lượng sống trong công việc cho nhân viên ngành ngân hàng.

4.4 Phân tích sự khác biệt nếu có các mối quan hệ tính kiên định, động cơ làm việc, chất lượng sống trong công việc và kết quả công giữa nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính kiên định, động cơ làm việc, chất lượng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên ngân hàng tại tp HCM (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)