d. Đối với công tác khuyến mãi, truyền thông
3.4.4.4. Giải pháp xây dựng văn hóa tổ chức
đối với một Chi nhánh mới. Chi nhánh phải phối hợp với cơng đồn thường xun tuyên truyền và phổ biến đến cán bộ, nhân viên về nội dung 02 Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và Bộ Quy tắc ứng xử của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam coi đây là cẩm nang cốt lõi trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của Chi nhánh.
Kết luận chương 3: Bằng công cụ ma trận SWOT và QSPM, tác giả cụ thể
hoá bằng chiến lược tăng trưởng tập trung với 02 chiến lược chức năng về marketing và phát triển nguồn nhân lực, theo quan điểm đánh giá của tơi, hồn tồn có khả năng để giúp BIDV Chợ Lớn tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ (mảng kinh doanh chính) và gia tăng thị phần trên địa bàn trong thời gian tới.
Bên cạnh đề xuất xây dựng chiến lược tại BIDV Chợ Lớn, tác giả đế xuất các giải pháp nhằm thực hiện các chiến lược đề ra. Các giải pháp đế xuất bám sát tình hình kinh doanh thực tế tại Chi nhánh, nguồn nhân lực hiện tại và có tính đến kế hoạch phát triển mạng lưới trong tương lai
KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
Hồn thiện hệ thống luật pháp về điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là ban hành cơ chế mới về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp thực tiễn, yêu cầu quản lý của NHNN và hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm đảm bảo tính an tồn, ổn định cho cả hệ thống ngân hàng và tạo niềm tin cho công chúng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.
Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các NHTM yếu kém theo đúng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012. Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá sơ bộ giai đoạn đầu trong hoạt động quản trị điều hành (quản trị rủi ro) của một số ngân hàng sau sáp nhập.
Xem xét giảm số lượng ngân hàng, giảm địa điểm giao dịch của các ngân hàng yếu kém trong quản trị, điều hành bởi hiện nay hiện nay nhóm ngân hàng này ln có vấn đề về thanh khoản và tình trạng lách trần lãi suất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bảo lãnh khống… đang diễn ra khá thường xuyên, gây nhức nhối cho toàn xã hội, phá vỡ sự điều hành chính sách tiền tệ chung của toàn ngành. Các ngân hàng yếu kém nếu có biến mất cũng khơng làm tổn hại nền kinh tế, khơng ảnh hưởng đến lợi ích của người dân mà còn tạo thêm độ tin cậy cho khách hàng. Thực hiện đề án xác định ngân hàng nội địa phù hợp với nền kinh tế Việt Nam và định hướng cho những ngân hàng có quy mơ nhỏ phát triển trong phân khúc hẹp.
Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, các hệ số an toàn đảm bảo được mở rộng mạng lưới các Chi nhánh và Phòng Giao dịch để đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phục vụ nhân dân. NHNN nên đứng ra là trung gian tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối chung các mạng thanh toán (ATM, POS…),
để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các tài nguyên hiện có do các ngân hàng thành viên đầu tư, phục vụ tiện lợi cho người dân.
Quy hoạch mạng lưới hệ thống ATM và các điểm đặt POS thống nhất trên toàn địa bàn Tp.HCM tạo cơ sở pháp lý đồng nhất trên toàn địa bàn Tp.HCM, tránh hiện tượng lắp đạt quá nhiều máy ATM/POS của các NHTM khác nhau tại cùng một vị trí gây lãng phí nguồn lực quốc gia.
Phối hợp các bên liên quan cho phép các TCTD thu phí rút tiền qua ATM do chi phí hoạt động cho một máy ATM rất lớn nhưng chủ yếu là rút tiền mặt sẽ không hiệu quả.
2. Kiến nghị đối với cục Thuế Tp.HCM, Sở Tài Chính Tp.HCM:
Nghiên cứu đề xuất trình Tổng cục thuế, Bộ Tài chính xem xét phương án ưu đãi về thuế đối phần doanh thu thanh toán qua máy POS của các tổ chức kinh doanh thương mại nhằm một phần hỗ trợ các tổ chức này về phí thanh tốn cho TCTD cung cấp dịch vụ thanh tốn qua POS, đồng thời cũng khuyến khích các tổ chức này tăng cường thu tiền bán hàng thơng qua hình thức này, qua đó sẽ góp phần giảm các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt.
Có chính sách hỗ trợ về thuế cho tổ chức nhận thanh tốn hàng hóa - dịch vụ qua hệ thống máy POS nhằm tạo điều kiện phát triển các tiện ích của thẻ thanh tốn.
3. Kiến nghị với lãnh đạo BIDV
Nhóm nghiên cứu thị trường của BIDV cần tích cực nghiên cứu, ban hành nhiều sản phẩm dịch vụ thích hợp với các phân nhóm đối tượng khách hàng khác nhau như khách hàng lớn tuổi, khách hàng trẻ em, khách hàng có thu nhập cao,…
Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, ứng dụng công nghệ chuyên sâu hơn trong phát triển dịch vụ ngân hàng, xem việc cải tiến, đẩy mạnh triển khai ứng dụng các dịch vụ công nghệ là việc làm cấp bách trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Cần phải linh hoạt hơn nữa khi quyết định tăng hoặc giảm lãi suất, không nên điều chỉnh chậm hơn hoặc thấp hơn các ngân hàng khác trên địa bàn vì điều này rất khó đối với việc huy động tiếp theo đối với các món tiền đáo hạn của khách hàng.
Nghiên cứu cơ chế khốn tài chính cho các Chi nhánh và các đơn vị thành viên thực hiện, theo hướng phản ánh chính xác điều kiện mơi trường kinh doanh, năng suất lao động, đóng góp về lợi nhuận từng đơn vị vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống. Cơ chế phân phối quỹ thu nhập phải đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ và có tính động lực cho mỗi đơn vị.
4. Kiến nghị với lãnh đạo BIDV Chợ Lớn
Thực hiện chiến lược là một q trình lâu dài do đó BIDV Chợ Lớn cần xây dựng lộ trình cụ thể triển khai thực hiện chiến lược. Luôn quan tâm và theo sát định hướng chiến lược đặt ra, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện chiến lược.
Thực hiện tổng các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tối đa trong đó ln chú trọng đến yếu tố nguồn nhân lực, bởi đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp. Có nhân viên giỏi, có thơng thạo nhiệp vụ mới tiếp thị được khách hàng, mới tạo ra được lợi nhuận.
Một điển hình cụ thể tại Chi nhánh: lãi suất tuy là một yếu tố quan trọng nhưng
khơng có tính quyết định nhất. Khách hàng khi đến với Ngân hàng đều có một mong muốn chung nhất đó là được tơn trọng, được tiếp đón niềm nở, được tư vấn cụ thể, chi tiết các sản phẩm (điểm mạnh, điểm yếu của từng sản phẩm), giao dịch nhanh chóng, thuân tiện và quan trọng hơn cả là mặc dù họ là đối tượng khách hàng nào đi chăng nữa thì tại quầy giao dịch, họ được đối xử cơng bằng như nhau. Mặt khác, để có thể đáp ứng được mong muốn của khách hàng, trên hết vẫn là phong cách phục vụ, tính chuyên nghiệp của các giao dịch viên trong quá trình tác nghiệp như nắm bắt rõ quy trình nghiệp vụ, nắm bắt được tâm tư nguyên vọng của khách hàng, khai thác hết những điểm mạnh của khách hàng, nói một cách tổng quát văn hóa BIDV nếu thực sự đi đến được với từng giao dịch viên thì uy tín, thương hiệu BIDV sẽ được nhân lên.
Mặt khác, công tác khảo sát thị trường cũng rất quan trọng, Ban lãnh đạo Chi nhánh cần nắm bắt triển khai để kịp thời điều chỉnh chính sách tại Chi nhánh cho phù hợp nhất.
Chú trọng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, vào từng phân khúc khách hàng trong từng giai đoạn để có kết quả cao nhất phù hợp với nguồn lực của Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược ngân hàng là một q trình quản trị khơng ngừng nghỉ, đầy cam go, thử thách, bởi xung quanh nó là hàng loạt các giải pháp, chính sách sẽ được thực thi, có nhiều sự thay đổi, cách tân táo bạo diễn ra trong nội bộ hoạt động của ngân hàng, có thể dẫn đến các mâu thuẫn và cả những xung đột về lợi ích. Do đó, q trình thực thi và đánh giá chiến lược này phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, đòi hỏi sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong ngân hàng.
Là chi nhánh mới thành lập, để đạt được mục tiêu phát triển của mình, BIDV Chợ Lớn cần phải hoạch định cho mình một hướng đi riêng, một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với chiến lược chung tổng thể của hệ thống BIDV. Chiến lược kinh doanh của Chi nhánh phải kết hợp được giữa sức mạnh của nội lực bên trong với cơ hội ngoại lực bên ngồi, đảm bảo sự thành cơng ngay trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động, hướng tới sự phát triển bền vững thành một Chi nhánh mạnh, khẳng định được vị trí hoạt động của mình trên địa bàn.
Luận văn tốt nghiệp đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của BIDV Chợ Lớn; từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh cho BIDV Chợ Lớn đến năm 2015 và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để thực hiện thành công các chiến lược đề ra.
Do vấn đề xây dựng chiến lược ngân hàng là lĩnh vực rộng lớn nên trong q trình phân tích, trình bày sẽ có nhiều điều cần được thảo luận và khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành cám ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp xây dựng và giúp đỡ của Q thầy cơ để hồn thiện hơn nữa nội dung đề tài nhằm đảm bảo các giải pháp chiến lược đề xuất có tính khả thi cao trong thực tế, góp phần cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của BIDV Chợ Lớn đến năm 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bùi Văn Đông, Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Lao động.
2- Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động- Xã hội, TP.HCM.
3- Trần Huy Hoàng, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, 2007.
4- Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
5- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn qua các năm 2008, 2009, 2010 và 2011.
6- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 02 tháng cuối năm và kế hoạch kinh doanh năm 2012 của BIDV Chợ Lớn.
7- Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2012 – 2015 của BIDV Chợ Lớn. 8- Báo cáo quản lý nhân sự của BIDV Chợ Lớn.
9- Chiến lược kinh doanh của BIDV đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011- 2015.
10- Quyết định số 971/QĐ – HĐQT ngày ngày 11/10/2011 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mở Chi nhánh Chợ Lớn trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
11- Báo cáo thường niên của VietcomBank, VietinBank, ACB năm 2011.
12- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 và kế hoạch kinh doanh năm 2012 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương TPHCM. 13- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu năm 2010,
2011
14- Bản công bố thông tin chào bán cổ phần lần đầu của BIDV tháng 12 năm 2011.
15- Website www.acb.com.vn/codong/bcthuongnien của ngân hàng Á Châu. 16- Website www.bidv.com.vn/Nha-dau-tu/Bao-cao-tai-chinh.aspx của BIDV. 17- Website www.gso.gov.vn/default.aspx của Tổng cục Thống kê, thông tin
thống kê hàng tháng, tình hình kinh tế xã hội từ năm 2006 -2012. 18- Website
www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/thongtinvasolieuthongke của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh các năm từ 2006 -2012.
19- Website www.vietcombank.com.vn/Investors/AnnualReports.aspx của Vietcombank.
20- Website www.vietinbank.co.vn, báo cáo thường niên của Vietinbank.
21- Website investor.vietinbank.vn/sectorreports.aspx phân tích ngân hàng VCB, ACB.
22- Tạp chí ngân hàng số 3 tháng 2/2012 và Báo Sài Gòn tiếp thị ngày 10/2/2012.
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ LỚN
Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, chúng tơi tổ chức thăm dị ý kiến Q vị về khả năng ứng phó đối với các thay đổi mơi trường bên ngồi và sức mạnh nội bộ bên trong của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn. Kính mong Quý vị dành chút thời gian để trả lời các nội dung sau:
Thông tin chung
+ Họ tên người trả lời: + Chức vụ hiện tại:
1. Theo Quý vị, các yếu tố được liệt kê sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại (tổng mức độ quan trọng của các yếu tố là 1). Với thang điểm 4 (0,1,2,3,4), Quý vị vui lòng cho biết đánh giá của Quý vị đối với khả năng ứng phó của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn đối với các thay đổi của từng mỗi yếu tố.
Yếu tố bên ngoài
Mức độ quan trọng
Đánh giá 1. Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá.
2. Mơi trường chính trị - xã hội ổn định, cơ chế pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hồn thiện.
3. Quy mơ dân số, trình độ và thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng.
4. Ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin tiên tiến là cơ hội để ngân hàng mở rộng dịch vụ, tăng hiệu quả quản lý.
5. Hội nhập quốc tế sâu rộng tạo điều kiện để ngân hàng Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ quản trị, điều hành, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, góp phần mở rộng thị trường.
Yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Đánh giá 6. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn còn ở mức rất cao.
7. Sự thay đổi chính sách của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng tới kinh doanh ngân hàng, đặc biệt chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam.
8. Hội nhập ngày càng sâu rộng, làm cho cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Đối thủ cạnh tranh đa dạng và mạnh về thị phần và các nguồn lực hoạt động
9. Nền văn minh tiền tệ của nước ta thấp, thói quen sử dụng tiền mặt cịn khá cao.
10. Hệ thống giao thơng yếu kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế làm cản trở việc cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng.
Tổng số điểm quan trọng 1
2. Theo Quý vị, các yếu tố được liệt kê sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại (tổng mức độ quan trọng của các yếu tố là 100). Với thang điểm 4 (0,1,2,3,4), Quý vị vui lòng cho biết đánh giá của Quý vị đối với sức mạnh bên trong của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn theo từng mỗi yếu tố.
Yếu tố bên trong Mức độ quan
trọng Đánh giá 1.Tiềm lực mạnh về nguồn vốn; 1. 2. Mạng lưới giao dịch rộng khắp; 3. Thương hiệu mạnh và uy tín; 4. Cơng nghệ hiện đại, tiên tiến; 5. Lực lượng lao động trẻ, năng động.
Yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Đánh giá 6. Ổn định tổ chức; 7. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng;
8. Kỹ năng bán hàng của nhân viên còn hạn chế; 9. Quảng bá thương hiệu còn hạn chế.
10. Qui trình hồ sơ, thủ tục phức tạp
Tổng số điểm quan trọng 1
2. Theo Quý vị, các yếu tố được liệt kê sau đây so sánh năng lực cạnh tranh của BIDV Chợ Lớn với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, có mức độ ảnh hưởng như thế