Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM

2.3 Tình hình huy động tiền gửi tại BIDVChi nhánh Đồng Nai

2.3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

Bên cạnh việc huy động vốn tiền gửi bằng VND, BIDV Chi nhánh Đồng Nai cũng thực hiện huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các loại tiền tệ được phản ánh trong bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Huy động tiền gửi phân theo loại tiền tệ từ 2011 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn huy động tiền gửi bằng VND 2.670 91,22% 3.620 86,18% 4.438 85,26% Vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ 257 8,78% 580 13,82% 767 14,74% Tổng 2.927 100,00% 4.200 100,00% 5.205 100,00%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Chi nhánh Đồng Nai 2011-2013

Bước sang năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng cịn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Vốn huy động tiền gửi bằng VND của BIDV Chi nhánh Đồng Nai đạt 2.670 tỷ đồng tương ứng 91,22% tổng số vốn huy động tiền gửi, vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ (quy ra VND) là 257 tỷ đồng chỉ chiếm 8,78% tổng số vốn huy động tiền gửi. Đến năm 2012, lượng vốn huy động tiền gửi bằng VND đã tăng lên tới 3.620 tỷ đồng chiếm 86,18% trong tổng nguồn tiền gửi, số vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ cũng gia tăng mạnh đạt 580 tỷ đồng chiếm 13,82% tổng số vốn huy động tiền gửi. Đứng

trước nguy cơ lạm phát cao, NHNN đã có nhiều giải pháp khống chế như qui định trần lãi suất huy động tại một số kỳ hạn và thường xuyên điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi. Tuy mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi giảm đáng kể nhưng Chi nhánh vẫn giữ được mức huy động VND tốt, năm 2013 vốn huy động tiền gửi bằng VND vẫn chiếm ưu thế đạt 4.438 tỷ đồng, vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ đạt 767 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động bằng VND và ngoại tệ trong năm 2013 lần lượt là 85,26% và 14,74% trong tổng nguồn tiền gửi. Nhìn chung qua 3 năm, lượng vốn huy động bằng VND có xu hướng ngày càng tăng, luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng ngày càng giảm.

Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ và tỷ trọng của nguồn vốn này cũng gia tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng vẫn ở mức khá khiêm tốn trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi. Nguồn ngoại tệ được huy động đa phần từ doanh nghiệp và một phần từ dân cư là các khoản trợ cấp hay chuyển thu nhập về nước của người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài. Nền tảng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh là các doanh nghiệp trong nước và sử dụng nội tệ là chủ yếu, chỉ phần nhỏ doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu mới có nguồn thu và thanh tốn bằng ngoại tệ. Chi nhánh vẫn chưa tập trung mở rộng phát triển đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên cũng hạn chế trong việc huy động nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ. Tiền gửi bằng ngoại tệ là cơ sở để phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và kinh doanh ngoại hối. Theo đó, với lượng tiền gửi ngoại tệ cịn hạn hẹp thì cơ hội kinh doanh của Chi nhánh sẽ bị hạn chế, chỉ có thể tập trung vào hoạt động cấp tín dụng bằng tiền đồng, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ cũng giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)