Mơ hình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM

2.5 Đánh giá kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền

2.5.5 Mơ hình hồi quy tuyến tính

Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy bội để kiểm định và giải thích quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: thương hiệu và uy tín, thủ tục và thời gian, chính sách Marketing, năng lực phục vụ, chính sách lãi suất và phí giao dịch, cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng.

Căn cứ vào mơ hình điều chỉnh đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố EFA, ta có mơ hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

HDTG = β0 + β1THUT + β2TTTG + β3CSMR + β4NLPV + β5CSLSP + β6CSVC + β7SPDV + ei Trong đó: βk : là các hệ số của phương trình hồi quy, ei : là phần dư.

Bảng 2.6: Danh sách các biến trong mơ hình hồi quy Tên Biến Ý nghĩa

Biến phụ thuộc: HDTG Huy động tiền gửi của Ngân hàng

Biến độc lập:

THUT Thương hiệu và uy tín TTTG Thủ tục và thời gian CSMR Chính sách Marketing NLPV Năng lực phục vụ

CSLSP Chính sách lãi suất và phí giao dịch CSVC Cơ sở vật chất

SPDV Sản phẩm dịch vụ

Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp của các biến độc lập.

Theo kết quả phân tích hồi quy (Phụ lục 7), cho thấy R2 điều chỉnh = 0.375 < R2 = 0.390, điều này có nghĩa mơ hình hồi quy tuyến tính trên được xây dựng phù hợp với dữ liệu khảo sát. Hệ số R2 điều chỉnh cho biết độ tương thích của mơ hình là 37.5%, nghĩa là khoảng 37.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.

Mơ hình hồi quy bội có ý nghĩa thống kê sig.=0.000<0.05 , giá trị F = 26.657, theo đó có thể kết luận mơ hình sử dụng là phù hợp và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận. Trong đó:

- Có 6 biến có ý nghĩa thống kê là THUT, TTTG, CSMR, CSLSP, CSVC, SPDV và 1 biến NLPV khơng có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, 6 nhân tố sẽ được

giữ lại trong mơ hình là thương hiệu và uy tín, thủ tục và thời gian, chính sách Marketing, chính sách lãi suất và phí giao dịch, cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ.

- Bên cạnh đó, các β > 0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với huy động tiền gửi của Ngân hàng. Như vậy, Ngân hàng cần phải nỗ lực cải tiến hơn nữa những nhân tố này nhằm mở rộng huy động tiền gửi của Ngân hàng.

- Ngoài ra, ta thấy chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, điều này cho thấy sự đa cộng tuyến rất thấp. Hệ số Durbin-Watson bằng 1.974 chứng tỏ mô hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

Từ kết quả phân tích hồi quy trên, mối quan hệ giữa biến phụ thuộc huy động tiền gửi của Ngân hàng và 6 biến độc lập thể hiện trong phương trình như sau:

HDTG = 0.347THUT + 0.295TTTG + 0.083CSMR + 0.347CSLSP + 0.167CSVC + 0.166SPDV

Dựa vào hệ số β, ta thấy biến thương hiệu và uy tín, và biến chính sách lãi suất và phí giao dịch có tác động mạnh nhất đến huy động tiền gửi của Ngân hàng. khi thương hiệu và uy tín hay chính sách lãi suất và phí giao dịch tăng 1 đơn vị thì huy động tiền gửi của Ngân hàng tăng 0.347 đơn vị. Tiếp theo là thủ tục và thời gian, khi biến này tăng 1 đơn vị thì huy động tiền gửi tăng 0.295 đơn vị. Khi cơ sở vật chất tăng 1 đơn vị thì huy động tiền gửi tăng 0.167 đơn vị. Khi sản phẩm dịch vụ tăng 1 đơn vị thì huy động tiền gửi tăng 0.166 đơn vị và khi chính sách Marketing tăng 1 đơn vị thì huy động tiền gửi tăng 0.083 đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu vài nét về BIDV một trong những NHTM lớn và có lịch sử hình thành lâu đời nhất tại Việt Nam. Trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, trải qua 35 năm hoạt động, BIDV Chi nhánh Đồng Nai đã có những tăng trưởng mạnh về quy mô, chất lượng và hiệu quả kinh tế, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Bên cạnh đó, khái quát hóa và đánh giá tình hình hoạt động huy động tiền gửi của BIDV Chi nhánh Đồng Nai qua những thành tựu đạt được cùng những tồn tại và hạn chế.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt bởi sự có mặt của nhiều tổ chức tín dụng trong và ngồi nước. Mặc dù đạt tốc độ tăng

trưởng cao trong những năm qua, nhưng thị phần huy động tiền gửi của BIDV Chi nhánh Đồng Nai còn khá khiêm tốn, chưa xứng tầm với hình ảnh và thương hiệu của BIDV.

Hoạt động huy động tiền gửi rất quan trọng, nhằm bảo đảm tính thanh khoản, đảm bảo nguồn vốn để mở rộng hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. Chính vì vậy, tìm hiểu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi của Ngân hàng là cần thiết và hữu ích trong chiến lược phát triển lâu dài của BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Đồng Nai nói riêng. Phần cuối của chương đã tổng kết lại quá trình khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi của BIDV- Chi nhánh Đồng Nai bằng việc phân tích thống kê đặc điểm mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố và hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa các biến với huy động tiền gửi.

Kết quả hồi quy cho thấy trong 7 nhân tố mà tác giả đã đề xuất trong mơ hình nghiên cứu ở chương 1 thì có 6 nhân tố tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng là Thương hiệu và uy tín và Chính sách lãi suất và phí giao dịch có hệ

số lớn nhất, kế đến là Thủ tục và thời gian, Cơ sở vật chất, Sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là Chính sách Marketing. Nhân tố cịn lại Năng lực phục vụ theo kết quả thu được khơng có ý nghĩa thống kê tức khơng có tác động đến huy động tiền gửi của Ngân hàng. Dựa vào kết quả này, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI BIDV CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)