CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN HỆ THỐNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
3.3. Một số kiến nghị với Nhà trường và đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ cần hướng dẫn chi tiết hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập dự toán tại các đơn vị trực thuộc.
Quy trình lập, xét duyệt, quyết định ngân sách còn nhiều bất cập. Việc xây dựng dự toán được bắt đầu từ cơ sở, trình tự lập và trách nhiệm của mỗi cấp chưa rõ
ràng, do đó thường khơng đảm bảo theo yêu cầu, chậm, phức tạp, qua nhiều khâu,
nhiều nấc, nhiều lần cùng một cấp, một trình tự. Hơn nữa, quỹ thời gian lập ngân sách, xem xét quyết định ngân sách là rất ngắn nên không đủ đảm bảo quyền dân chủ và chất lượng của dự toán ngân sách, lại mang tính áp đặt nên gây khó khăn cho việc lập dự toán ngân sách chủ động tích cực. Cơ sở tính tốn các khoản thu, chi ngân sách chưa có căn cứ khoa học vững chắc. Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu lạc hậu, thiếu và chưa đồng bộ. Việc xét duyệt, quyết định ngân sách cịn mang tính hình
thức. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tao cần đổi mới quy trình ngân sách theo hướng tách bạch, rõ ràng.
Việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở đào tạo cơng lập cịn mang tính bình qn chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạọ Để cấp ngân sách phù hợp địi hỏi phải có khâu thẩm định, đánh giá quy mô, năng lực, chất lượng các đơn vị.
Việc giao dự tốn cho các cơ sở đào tạo cơng lập được thực hiện theo cơ chế khoán dựa trên nguồn lực ngân sách, mức giao năm trước. Trong khi đó qua các năm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như quy mô đào tạo, giá cả, lạm phát… làm nhu cầu chi tiêu thay đổị Thêm vào đó, việc khốn kinh phí cũng gây ra tình trạng lãng phí khi sử dụng NSNN vì vậy địi hỏi phải hồn thiện hơn trong khâu xét duyệt dự toán.
60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả dựa trên thực trạng về cơng tác lập dự tốn ngân sách tại trường Đại học Giao thơng vận tải từ đó phân tích những ưu điểm, nhược điểm và
đề xuất các giải pháp hồn thiện. Do cơng tác lập dự tốn cịn sơ sài, thiếu căn cứ xác định nên địi hỏi phải hồn thiện cả về mơ hình, quy trình và cách lập.
61
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu thực trạng cơng tác dự tốn ngân sách tại Trường đại học Giao thông vận tải đã thấy được những điểm cịn hạn chế của cơng tác lập dự tốn.
Để có thể hồn thiện cơng tác này địi hỏi phải có sự kết hợp cả nhân lực và vật lực:
nhân lực chính là tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong trường, vật lực đó là sự đầu tư công nghệ vào các hoạt động (như phần mềm ERP). Khi cơng tác lập dự tốn được chuẩn hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót và đảm bảo đánh giá đúng tiềm lực cũng như nhu cầu tài chính cho chiến lược phát triển dài hạn của trường.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả có đề xuất các giải pháp hoàn thiện dựa trên quan điểm cá nhân và nguồn thông tin thu thập từ các cấp quản lý. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó cần phải được triển khai vào thực tế. Tác giả rất hy vọng nó sẽ đóng góp phần nào để hồn thiện cơng tác lập dự tốn tại trường.
Do đề tài nghiên cứu liên quan tới những ước tính và dự tốn, cũng như hạn
chế về thời gian và kiến thức của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiết sót tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn của q Thầy, Cơ; những đóng góp của đồng nghiệp và bạn bè.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Ban Nội chính Trung ương, 2014. Một số hạn chế, bất cập trong quy trình ngân
sách trong Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002. Hà Nội, tháng 10 năm 2014. <http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201411/mot-so-han-che-bat-cap-trong-quy-trinh- ngan-sach-trong-luat-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2002-296130/> [Ngày truy cập: 20 tháng 06 năm 2015].
2. Công văn số 3964/BGDĐT-KHTC ngày 13 tháng 06 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2014 3. Đại học Giao thông vận tải, 2012. Quy chế chi tiêu nội bộ số 2536/QĐ-ĐHGTVT. Hà Nội, tháng 09 năm 2012.
4. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2009. Giáo trình kế tốn quản trị. Nhà xuất bản Lao động.
5 Đại học Giao thông vận tải, 2013. Quy định về thu học phí năm học 2013 – 2014. Hà nội, tháng 06 năm 2013.
6. Đại học Giao thông vận tải, 2013. Kỷ yếu trường Đại học Giao thông vận tải. Hà nội, tháng 11 năm 2013.
7. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Hướng dẫn về việc lập dự toán
ngân sách hoạt động hàng năm.
<http://tckt.ueh.edụvn/ThuVien/?m=476&NO_OBJ=6427> [Ngày truy cập 20 tháng 06 năm 2015].
8. Đại học Giao thông vận tải, 2013. Tài liệu hội nghị đại biểu cán bộ - viên chức
trường đại học Giao thông vận tải lần thứ 41 (năm học 2012 – 2013). Hà Nội, tháng
9 năm 2013.
9. Đại học Giao thông vận tải, 2013. Mức thu học phí năm 2013 – 2014( theo quyết
định 1439, 1516, 1517, 1548). Hà Nội, tháng 9 năm 2013.
10. Đoàn Ngọc Quế và các cộng sự, 2013. Giáo trình kế tốn quản trị. Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
11. Hồ Phan Minh Đức, 2005. Lập dự toán sản xuất kinh doanh. Đại học Kinh tế - Đại học Huế. <http://www.academiạedu/11596012/B%C3%80I_GI%E1%BA%A2NG_5_L%E1 %BA%ACP_D%E1%BB%B0_TO%C3%81N_S%E1%BA%A2N_XU%E1%BA% A4T_KINH_DOANH_S%E1%BB%91_ti%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_6_ti %E1%BA%BFt_M%E1%BB%A5c_ti%C3%AAu_h%E1%BB%8Dc_t%E1%BA% ADp> [Ngày truy cập: 20 tháng 06 năm 2015].
12. Huỳnh Lợi, 2009. Kế tốn quản trị. Nhà xuất bản Giao thơng vận tải
13. Lập dự toán Ngân sách Nhà nước, (//www.wattpad.com/267537-lap-du-toan- nsnn/page/19)
14. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16 tháng 12 năm 2002.
15. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 06 năm 2006.
16. Luật Giáo dục đào tạo số 08/2012/QH 13 ngày 18 tháng 06 năm 2012 của Quốc hộị
17. Nguyễn Phương Thúy, 2013. Hồn thiện hệ thống dự tốn ngân sách tại trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Hồ
Chí Minh.
18. Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
19. Nguyễn Đức Thanh, 2004. Nghiên cứu hồn thiện phương thức lập dự tốn Ngân
sách Nhà nước Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Tấn Lượng, 2011. Hồn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học
cơng lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
21. Phạm Thị Giang Thu (chủ biên), 2011. Nghiên cứu pháp luật về Tài chính cơng Việt Nam .Đại học Luật Hà Nội, trang 101 - 128.
22. Trần Huyền Trang, 2012. Triển vọng áp dụng các phương pháp lập dự toán ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp. Tạp chí Tài chính, số 3.
23. Trần Hằng Diệu, 2014. Hồn thiện hệ thống dự tốn ngân sách tại trường cao
đẳng tài chính – hải quan. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
24. Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ,thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2012.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Blocher. et al., 2009. Cost management A Strategic Emphasis. 5th Edition McGraw
- Hill/Irwin, pape 365 - 394.
2. Horngren. et al., 2012. Cost accounting: a managerial emphasis. 14th ed, Pearson Education.
3. Grossman & Livingstone, 2009. The Portable MBA in Finance and Accounting.
4thEditon, NJ: Wileỵ
Phụ lục 2.1: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong đơn vị - Ban giám hiệu:
+ Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của Nhà trường, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà trường.
+ Phó hiệu trưởng: giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, thực hiện từng lĩnh vực công tác và theo dõi một số đơn vị được Hiệu trưởng phân công; được sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng để giải quyết các công việc; được quyền ký thay Hiệu trưởng các văn
bản thuộc lĩnh vực được phân công công tác hoặc được ủy quyền; chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trước Hiệu trưởng về các quyết định của mình. Đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng, phức tạp hoặc nhạy cảm, cần xin ý kiến Hiệu trưởng trước khi quyết định.
- Hội đồng khoa học và đào tạo: tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về mục tiêu, chương trình đào tạo, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.
- Các đơn vị chức năng
+ Phịng Hành chính - Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng tổng hợp tình hình trong Nhà trường; tổ chức thông tin hai chiều giữa Lãnh đạo Trường với các đơn vị trong và ngoài Trường, cải cách thủ tục hành chính; tổ chức cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ, pháp chế theo quy định; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; trợ lý cho Ban Giám hiệu trên một số lĩnh vực công tác được giao; thay mặt Nhà trường duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương; tổ chức công tác tiếp dân, công tác bầu cử…
+ Phịng Tổ chức cán bộ: có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức.
+ Phòng Đào tạo đại học: Có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về cơng tác xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tổ chức quản lý, triển khai công tác đào tạo bậc đại học hệ chính quỵ
+ Phịng Đào tạo sau đại học: thực hiện chức năng quản lý toàn diện các khâu của quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Nhà trường, đặc biệt là đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng theo Đề án 911.
+ Khoa Đại học tại chức: Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện đào tạo bậc Đại học hệ Liên thông, Bằng hai, Hệ Vừa làm vừa học.
+ Phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng: Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hoạt động về công tác khảo thí, cơng tác đánh giá và đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường.
+ Phịng Khoa học Cơng nghệ có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các nhiệm vụ khoa học các cấp, công tác lao động sản xuất và chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, công tác tạp chí và các cơng tác khác do Hiệu trưởng giaọ
+ Phịng Đối Ngoại có chức năng tham mưu giúp Hiệu Trưởng trong việc tổ
chức thực hiện, quản lý các hoạt động hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong nước
và ngoài nước theo đúng qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.
+ Phịng Cơng tác chính trị và sinh viên: tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về các lĩnh vực: Cơng tác chính trị, tư tưởng; công tác thông tin, tuyên truyền và văn hố quần chúng, cơng tác thi đua khen thưởng và cơng tác quản lý sinh viên.
+ Phịng Tài chính – Kế toán: tham mưu giúp Hiệu trưởng và thực hiện cơng tác Tài chính kế tốn theo đúng quy định của Nhà nước và của trường. Quản lý, phân phối và giám sát việc sử dụng toàn bộ các nguồn kinh phí của Nhà trường theo đúng các quy định của Nhà nước; tham mưu công tác xây dựng kế hoạch tài chính của Nhà trường.
+ Phịng Thiết bị quản trị có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý, sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất của trường, mua, tiếp nhận, bảo quản, sửa chữa cấp phát trang thiết bị, vật tư kỹ thuật, nhà xưởng, phương tiện giao thôngvận tải phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất của nhà trường
+ Phòng Bảo vệ chức năng tham mưu cho Nhà trường về kế hoạch bảo vệ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn trong trường và cơng tác Bảo vệ chính trị nội bộ.
+ Ban Thanh Tra có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ lợi ích của Nhà trường, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
+ Ban quản lý Ký túc xá có chức năng giúp Hiệu Trưởng quản lý toàn diện khu Ký túc xá của trường; tổ chức phục vụ về học tập, sinh hoạt của sinh viên được bố trí ở nội trú và đảm bảo trật tự an toàn, vệ sinh, cảnh quan; tổ chức quản lý, xây dựng, khai thác cơ sở vật chất; tuyên truyền sinh viên nội trú thực hiện tốt nội quy, quy chế; phối, kết hợp với các phòng ban chức năng của trường, với cơ quan địa phương tổ chức những hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, phát thanh tuyên truyền, tham gia các hoạt động xã hội ...xây dựng Ký túc xá trở thành nơi có mơi trường giáo dục lành mạnh cho sinh viên .
+ Ban Quản lý Giảng đường có chức năng giúp Hiệu trưởng quản lý tồn diện khu giảng đường của nhà trường; tổ chức điều độ, quản lý về học tập và ngoại khoá khu giảng đường; đảm bảo trật tự, an toàn, vệ sinh, xây dựng khu giảng đường thành một môi trường giáo dục lành mạnh phục vụ việc dạy và học.
+ Xưởng In có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác in ấn nhằm phục vụ công tác đào tạo, NCKH và công tác khác, Xưởng In có các nhiệm vụ sau:
• In Giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn…phục vụ
cơng tác đào tạọ
• In Báo nội bộ, Tạp chí Khoa học Giao thơng vận tải và các ấn phẩm của
Hội nghị khoa học.
• In các tài liệu phục vụ cơng tác tổ chức, quản lý của các đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội trong trường.
+ Trạm y tế: Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, đồng thời là đơn vị tổ chức thực hiện các biện pháp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên trong trường + Trung tâm Đào tạo Thực hành và Chuyển giao công nghệ : Chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm là hướng dẫn sinh viên thực tập những kiến thức cơ bản về Cơ khí chế tạo; Nghiên cứu khoa học và Lao động sản xuất phục vụ các đơn vị thuộc ngành GTVT.
+ Trung tâm khoa học công nghệ gồm 3 Phịng thí nghiệm: Phịng Thí nghiệm Cơng trình - VILAS 047, phịng Thí nghiệm Cơ khí, Phịng Thí nghiệm Điện - Điện tử.
Phụ lục 2.2: Dàn bài thảo luận
Xin chào chị, tôi là Trần Thị Thụ Tôi là học viên cao học khóa 23 Khoa Kế tốn - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tơi đang thực hiện Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hồn thiện hệ thống dự tốn ngân sách tại trường Đại học Giao thông Vận tải”. Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn chị đã dành thời