Sự ra đời và phát triển của công ty P&G Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty procter and gamble việt nam (Trang 33 - 57)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Giới thiệu về công ty P&G Việt Nam và chuỗi cung ứng sản xuất dầu gộ

2.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty P&G Việt Nam

Công ty P&G Việt Nam được thành lập từ năm 1995 với khởi đầu là một công ty liên doanh với một doanh nghiệp khác tại Việt Nam có tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 80 triệu đô la Mỹ, chiếm 70% vốn điều lệ. Sau đó, nhà máy sản xuất được thành lập, đặt tại khu công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ngay khi thành lập, cơng ty đã giới thiệu nhãn hàng Tide lần đầu tiên ở Việt Nam và được sự đón nhận nồng nhiệt từ phía người tiêu dùng. Sang đến năm 1996, hai nhãn hàng xà phòng Camay và Safeguard đã được chuyển giao từ nhà máy Fuji – Nhật Bản về nhà máy ở Bình Dương. Nhờ đó nhà máy đã mở rộng sản xuất thêm một ngành hàng mới- ngành sản xuất xà phòng.

Dây chuyền sản xuất của ngành hàng sản xuất dầu gội cũng được thiết kế và xây dựng ngay sau đó. Năm 1997, dây chuyền đóng gói đã được lắp đặt và sau đó một năm, dây chuyền sản xuất bán thành phẩm cũng được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong cùng năm. Cùng năm 1998, P&G Việt Nam đã tung ra thị trường sản phẩm Tide với chất Enzyme, có tính năng giặt rửa cao hơn ở nhiệt độ thấp hơn, có thể bị phân hủy sinh học giúp tiết kiệm năng lượng và góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vào năm này, P&G đã tăng vốn sở hữu của mình trong cơng ty liên doanh lên 93% vốn điều lệ.

Đến năm 1999 chứng kiến sự ra đời của kho phân phối đầu tiên của P&G được xây dựng và đưa vào sử dụng và đến năm 2000, P&G Việt Nam đã có thể xuất khẩu một chuyến hàng đầu tiên sang thị trường Ấn Độ. Sang năm 2002, dây chuyền sản

ngành hàng này đã được xuất khẩu rộng rãi sang các nước Đông Nam Á cùng với nhãn hàng Tide. Cùng kỳ năm 2008, P&G đã chính thức trở thành công ty 100% vốn nước ngoài với nhà máy sản xuất đặt tại tỉnh Bình Dương cùng năm nhãn hàng chủ lực là Tide, Downy, Rejoice, Head&Shoulders và Pantene.

Đối với ngành hàng sản xuất dầu gội, bước ngoặt xuất hiện từ năm 2004 khi dự án đem toàn bộ sản lượng của nhãn hàng Rejoice- dầu gội toàn Việt Nam được sản xuất trực tiếp tại nhà máy ở Bình Dương. Sau nhãn hàng Rejoice, ngành hàng này tiếp tục đón nhận thêm sản lượng của hai nhãn hàng mới là Pantene và Head&Shoulders vài năm sau đó, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và đóng góp vào sự tăng trưởng của P&G Việt Nam nói riêng và tập đồn P&G nói chung.

Năm 2010, ngành hàng chăm sóc tóc tiếp tục được đầu tư dây chuyền để sản xuất dầu xả, thay thế một phần việc nhập khẩu từ Thái Lan trong giai đoạn trước đó. Cũng trong năm này, sự mở rộng của P&G tiếp tục gia tăng khi nhà máy thứ hai được khởi công xây dựng tại khu công nghiệp VSIP 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Nhà máy được xây dựng để chuyên sản xuất cho ngành hàng Pampers, thay thế cho việc gia công sản phẩm từ năm 2002.

Như vậy, cho đến nay P&G Việt Nam đã xây dựng được hai nhà máy đạt tiêu chuẩn cao tại Bình Dương với đa dạng hóa các sản phẩm từ chăm sóc tóc, vải, nhà cửa và chăm sóc trẻ em. Ngồi ra, một văn phịng đại diện của cơng ty đặt tại tòa nhà Kumho Asiana, đường Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh cũng được đầu tư nhằm giúp phục vụ dịch vụ cho khách hàng tốt hơn như thông tin truyền thông, giải quyết thắc mắc, khiếu nại.

2.1.1.2. Triết lý kinh doanh, mục đích, giá trị, nguyên tắc hoạt động của P&G Việt Nam

Triết lý kinh doanh, mục đích, giá trị và nguyên tắc (PVP) là nền tảng tạo ra cho P&G nói chung và P&G Việt Nam những nét văn hóa độc đáo.Trong suốt 18 năm thành lập, tuy việc kinh doanh của công ty đã phát triển và thay đổi nhưng những yếu tố này vẫn được giữ vững và sẽ tiếp tục được phát huy trong tương lai.

- Triết lí kinh doanh

Với phương châm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất, P&G Việt Nam đang và sẽ giúp cải thiện đời sống người tiêu dùng càng ngày càng tốt hơn, không chỉ cho bây giờ mà còn những thế hệ tương lai. Điều này cũng đã được thể hiện rõ qua khẩu hiệu của công ty “Touching lives, improving lives”. Công ty cũng ý thức rất rõ rằng: người tiêu dùng là chủ do đó cơng ty luôn đặt người tiêu dùng vào trọng tâm của mọi quyết định và ln nghiên cứu họ cần gì và tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ. Ngoài ra, P&G Việt Nam thực hiện việc cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng thông qua nhiều cách như hỗ trợ nhân đạo, giáo dục và xã hội, quyên góp từ thiện. Những việc P&G Việt Nam làm, những sản phẩm P&G Việt Nam sản xuất đều mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích cao hơn trong cuộc sống.

- Văn hóa kinh doanh của P&G: mục đích, giá trị và nguyên tắc trong kinh doanh

Cốt lõi của những mục đích, giá trị, nguyên tắc của P&G nói chung và P&G Việt Nam nói riêng là những sự liêm chính của cá nhân và tôn trọng quyền tự do cá nhân.. Phát triển thương hiệu và con người tại P&G Việt Nam là nền tảng xây dựng nên sự thành công của công ty.

Mục đích: cơng ty cam kết cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với chất

lượng và giá trị tốt nhất để cải thiện đời sống của mọi người tiêu dùng trên khắp thế giới cho bây giờ và những thế hệ tương lai. Kết quả là, người tiêu dùng sẽ tưởng thưởng lại cho công ty bằng doanh số hàng đầu, lợi nhuận, sự hình thành giá trị giúp cho nhân viên, cổ đông và cộng đồng cuộc sống ngày càng thịnh vượng hơn.

Giá trị: Thu hút và tuyển dụng những người tài năng nhất trên thế giới, xây

dựng một cơ cấu tổ chức vững chắc từ bên trong, khen thưởng tất cả mọi việc tác động tốt đến công ty. Mỗi con người làm việc tại P&G Việt Nam đều là tài sản q của cơng ty.

Tính liêm chính: P&G Việt Nam luôn cố gắng thực hiện đúng những mục

tiêu; luôn thẳng thắn và trung thực trong công việc; tuân thủ những quy định của luật pháp; giữ nguyên giá trị và nguyên tắc trong mỗi hành động và quyết định.

Khả năng lãnh đạo: P&G Việt Nam có một tầm nhìn rõ ràng đối với mục

tiêu đang hướng đến; tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu lãnh đạo và chiến lược; phát triển các chiến lược, loại bỏ các rào cản.

Quyền sở hữu: Chấp nhận trách nhiệm cá nhân để đáp ứng nhu cầu kinh

doanh, cải thiện hệ thống và giúp người khác cải thiện hiệu suất của họ. Tất cả mọi người đều là chủ sở hữu của công ty, gắn liền sự sống cịn của mình với sự thành cơng của công ty.

Đam mê chiến thắng: Luôn quan niệm rằng “To be the best at doing what matters most” (làm tốt nhất trong tất cả các vấn đề), luôn khơng hài lịng với vị trí

hiện tại, ln cải thiện để giành chiến thắng trên thị trường.

Sự tin tưởng: Tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng và người tiêu dùng, tin

tưởng vào khả năng của người khác, luôn tin rằng mọi người sẽ làm việc tốt nhất trên nền tảng của sự tin tưởng.

Nguyên tắc hoạt động:

 P&G Việt Nam tin tưởng tất cả các nhân viên làm việc với công ty, đánh giá qua những điều khác biệt mà mỗi cá nhân, tổ chức làm được; tạo cảm hứng làm việc và cho phép mọi người phát huy hết năng lực với những tiêu chuẩn và mục tiêu đầy thách thức.

 Quyền lợi của công ty và cá nhân không thể tách rời, P&G Việt Nam tin rằng những thành công của công ty cũng chính là những thành cơng của các cá nhân. Công ty khuyến khích các cá nhân liên tục phát triển khả năng sáng tạo của mình.

 Sự tập trung trong công việc là điều cần thiết để liên kết các mục tiêu và chiến lược, nhằm tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp. Công ty thường quan tâm đến việc chuẩn hóa, đơn giản hóa và sắp xếp cơng việc hiện tại để có sự đổi mới trong cách làm việc.

 P&G Việt Nam chú trọng phát triển sự hiểu biết vượt trội của người tiêu dùng để có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

 Tạo dựng và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng và những nhà cung cấp, liên kết với các trường đại học và các chính phủ để đạt được mục đích một cách hiệu quả

2.1.2. Giới thiệu về chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội ở cơng ty P&G Việt Nam

Hình 2.1: Chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của P&G Việt Nam Nguồn: Báo cáo hàng năm của ngành hàng dầu gội ở P&G Việt Nam –

cập nhật năm 2012 [3] NVL thơ+ đóng gói (ngồi VN – 88%) NVL thơ+ đóng gói (tại VN- 12%)

Chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của công ty P&G Việt Nam bao gồm những thành phần sau (xem hình 2.1):

- Nhà cung cấp NVL thơ và đóng gói từ nước ngồi và trong nước. Trong đó, NVL thơ và đóng gói nhập khẩu từ nước ngồi chiếm đến 88% về giá trị [3], còn lại được cung cấp từ trong nước, hầu hết là NVL để đóng gói (chiếm 12% về giá trị).

- Sau khi NVL đã được cung cấp sẵn sàng, khâu sản xuất được thực hiện chủ yếu ở nhà máy Bình Dương (chiếm sản lượng 95% và phần nhập khẩu từ Thái Lan chiếm tỷ lệ rất thấp 5%) [3]. Nhà máy sản xuất ở tỉnh Bình Dương được xem như “doanh nghiệp trung tâm” trong chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của P&G.

- Sản phẩm sau khi sản xuất ra được phân phối toàn Việt Nam và xuất khẩu ra các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể là, sản lượng cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng nội địa chiếm 60% sản lượng sản xuất ra, phần còn lại được xuất khẩu qua các nước Đông Nam Á như Philippine, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia…

Các sản phẩm bán trong nước được phân phối đến hai kho chính ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam (SDC, NDC) bằng nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Kênh phân phối chủ yếu đưa các sản phẩm đến người tiêu dùng là các kênh siêu thị lớn như Big C, Lotte, Coop-Mart, Metro… và các nhà phân phối trên khắp các vùng miền cả nước.

Trong khi đó, các sản phẩm xuất khẩu sẽ được vận chuyển trực tiếp từ kho của nhà máy ở Bình Dương, làm thủ tục hải quan tại cảng và đi đến các thị trường khác nhau ở Đông Nam Á.

2.1.3. Tổng quan về “doanh nghiệp trung tâm” trong chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của P&G Việt Nam

Như đã phân tích ở phần 1.1.2 và 2.1.2, doanh nghiệp nằm ở khu vực giữa, sản xuất ra sản phẩm cuối cùng được xem như doanh nghiệp trung tâm của toàn chuỗi cung ứng. Do đó, doanh nghiệp trung tâm trong chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của công ty Procter and Gamble Việt Nam được đề cập đến ở đây là nhà máy sản xuất dầu gội đặt tại nhà máy ở Bình Dương.

2.1.3.1. Về sản lượng sản xuất

ĐVT: 1 MSU ~ 667 thùng hàng

Hình 2.2: Sản lượng sản xuất của các ngành hàng của công ty P&G Việt Nam Nguồn: Báo cáo hàng năm của ngành hàng dầu gội ở P&G Việt Nam –

Theo hình 2.2, về sản lượng sản xuất, ngành hàng sản xuất dầu gội (Hair Care) ở P&G Việt Nam chiếm vị trí thứ hai chỉ sau ngành hành chăm sóc vải (Fabric Enhancer- với nhãn hàng Downy) và sản lượng không ngừng gia tăng qua các năm. Trong năm 2002-2003 chỉ sản xuất được khoảng 2,7 triệu thùng hàng thì đến năm 2013-2014 ước tính sản lượng này sẽ tăng lên 14 triệu thùng hàng (tăng 467%). Sản lượng sản xuất được chia thành thành hai dạng bao bì chính là túi nhỏ chiếm 65% tổng sản lượng, còn lại là chai với đủ mọi kích cỡ từ 173ml đến 900ml.

Nếu tính theo tỉ lệ phần trăm thì sản lượng sản xuất của ngành hàng dầu gội ở P&G Việt Nam chiếm đến 42%, đứng thứ hai sau ngành hàng chăm sóc vải và nhà cửa (46%) và hơn hẳn ngành hàng chăm sóc trẻ em (9%) và các ngành hàng khác (3%) (hình 2.3)

Ngồi sản lượng thì ngành hàng sản xuất dầu gội cũng đóng góp phần đáng kể vào doanh thu rịng (xem hình 2.3). Với mức đóng góp 32% về mặt doanh thu, đứng thứ hai chỉ sau ngành hàng chăm sóc vải và nhà cửa 46%, vượt xa ngành hàng chăm sóc trẻ em 18% và các ngành hàng khác 4% đã cho thấy ngành hàng dầu gội đóng vai trị rất quan trọng ở P&G Việt Nam và góp phần đáng kể vào sự thành cơng của cơng ty.

Hình 2.3: Tỷ lệ đóng góp về sản lượng và doanh thu của các ngành hàng trong P&G Việt Nam

Nguồn: Báo cáo hàng năm của ngành hàng dầu gội ở P&G Việt Nam – cập nhật năm 2012 [3] 32% 46% 18% 4% Doanh thu Dầu gội

Chăm sóc vải và nhà cửa Chăm sóc trẻ em Ngành hàng khác 42% 46% 9% 3% Sản lượng Dầu gội

Chăm sóc vải và nhà cửa Chăm sóc trẻ em

2.1.3.2. Về tổ chức

Đến nay, ngành hàng chăm sóc tóc của P&G Việt Nam có khoảng 170 nhân viên, được chia thành các bộ phận như phòng kế hoạch (planning), bộ phận sản xuất bán thành phẩm (making), bộ phận đóng gói (packing), bộ phận quản lý chất lượng (QAC), phịng tài chính (finance), phịng an tồn, môi trường (safety& environment), bộ phận nhà kho (warehouse), kỹ sư (engineer)…

Mọi nhân viên trong ngành hàng đều làm việc nhiệt tình với một phương châm- điều đã trở thành văn hóa- “One team, one dream” (Một đội, một giấc mơ) cho cả ngành hàng cùng nhau hoạt động và phát triển, đạt mục tiêu không chỉ cho bộ phận của mình mà cịn vì mục tiêu chung cho tồn ngành hàng và cả chuỗi cung ứng.

2.2. Phân tích thực trạng về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty P&G Việt Nam

2.2.1. Thực trạng về vấn đề tồn kho NVL và thành phẩm của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại P&G Việt Nam

2.2.1.1. Thời gian lưu trữ tồn kho NVL và thành phẩm của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại cơng ty P&G Việt Nam

Hình 2.4: Thời gian cung ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của công ty P&G Việt Nam

Nguồn: Báo cáo hàng năm của ngành hàng dầu gội ở P&G Việt Nam-

Thời gian cung cấp NVL RM/PM Bán thành phẩm Thành phẩm

Tồn kho tại kho phân phối + thời gian vận chuyển

Tồn kho tại NPP, siêu thị

Qua hình 2.4 cho thấy thời gian lưu trữ tồn kho đang là vấn đề mà chuỗi cung ứng dầu gội của P&G Việt Nam cần xem xét. Tổng cộng thời gian tồn kho của chuỗi cung ứng kéo dài tận 92 ngày (hơn 3 tháng) từ lúc NVL được vận chuyển từ phía nhà cung cấp đến khi thành phẩm đến được kênh siêu thị và các nhà phân phối. Trong 92 ngày đó, thời gian mua hàng từ nhà cung cấp và thời gian tồn NVL tại kho của P&G đóng góp nhiều nhất vào thời gian của toàn chuỗi cung ứng (32 ngày và 30 ngày). Lí do chủ yếu của thực trạng này do hầu hết 90% NVL của chuỗi cung ứng được mua ngoài lãnh thổ Việt Nam, mất thời gian trung bình khoảng 32 ngày để vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất ở Bình Dương, bao gồm cả thời gian thơng quan tại cảng.

Chính điều này dẫn đến kết quả là NVL trữ trong kho của P&G cũng phải cao tương đương (30 ngày) để vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng vừa đảm bảo tồn kho dự trữ để phục vụ cho các nhu cầu bất thường cũng như tránh những vấn đề bất ngờ từ những chuyến hàng cung cấp tiếp theo.

Bên cạnh đó, các NVL đóng gói được cung cấp trong nước cũng khơng sẵn có tại thời điểm sản xuất mà phải cần ít nhất vài ngày để đặt và giao hàng do khả năng cung ứng của nhà cung cấp trong nước còn hạn chế và dự báo nhu cầu của khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty procter and gamble việt nam (Trang 33 - 57)