4. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Các giải pháp nhằm tối ưu hóa tồn kho NVL, thành phẩm của chuỗi cung
3.1.1. Cải thiện khả năng dự báo nhu cầu của khách hàng
Dự báo là hoạt động rất quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào vì có dự báo chính xác mới đề ra được những quyết định sản xuất và kinh doanh hợp lý. Đó là cơ sở để xây dựng các mục tiêu của chiến lược kinh doanh, để xác định tồn kho NVL và thành phẩm và hoạch định các nguồn lực phục vụ cho công ty. Dự báo tốt sẽ giúp hoạt động kinh doanh của công ty phát triển, tăng khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng với thị trường, cải thiện sự hài lòng của khách hàng, ngược lai dự báo tồi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy mà cả chuỗi cung ứng cùng chịu gánh nặng và tiêu tốn rất nhiều nguồn lực để giải quyết những hệ lụy đó.
Để cải thiện khả năng dự báo nhu cầu của khách hàng, bộ phận phát triển thị trường cũng như bộ phận bán hàng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại P&G Việt Nam cần phải:
- Tiếp xúc sâu sát hơn với khách hàng để không những nắm rõ nhu cầu hiện tại mà còn phải lập kế hoạch để xác định được nhu cầu tương lai của khách hàng, các chương trình, chiến lược mà khách hàng sắp thực hiện trong thời gian tới.
Kế hoạch này thường xuyên phải được cập nhật về những thay đổi bất ngờ trong nhu cầu và đảm bảo các kế hoạch luôn luôn được thông tin đến nhà máy sản xuất một cách nhanh nhất. Sự thông tin cần được cải tiến hơn bằng cách thiết lập một hệ thống để kiểm sốt, tránh trường hợp thơng tin bị hiểu sai lệch hay bị bỏ sót do việc truyền tải thơng tin hiện nay vẫn được thực hiện qua thư điện tử và điện thoại là chủ yếu.
- Các dự báo không chỉ được lấy từ phía khách hàng mà bộ phận phát triển thị trường phải xem xét đến các nhân tố bên trong như tình hình hoạt động sản xuất tại
P&G Việt Nam và các nhân tố bên ngoài như đường lối chủ trương của Nhà nước, hệ thống pháp luật, hiện trạng kinh tế xã hội hoạt động của đối thủ cạnh tranh, những sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng thông qua bộ phận khảo sát thị trường… để có những điều chỉnh hợp lí thay vì chỉ khăng khăng vào các số liệu quá khứ trong khi đó nhu cầu này có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
- Cần đa dạng hóa các cơng cụ dự báo để kiểm định độ tin cậy của việc dự báo. Hiện thời, dự báo nhu cầu trong chuỗi cung ứng dầu gội ở P&G được thực hiện theo phương pháp chuỗi thời gian là chủ yếu kết hợp với nhu cầu ước lượng của khách hàng trong tương lai để làm dự báo. Tuy nhiên, dữ liệu theo phương pháp này đơi lúc khơng chính xác khi có những tháng mùa vụ, khuyến mãi hay tung sản phẩm của dự án mới nhưng ít khi được điều chỉnh kịp thời khi làm dự báo. Do đó, bộ phận phát triển cần kết hợp các phương pháp dự đốn như sau:
Phương pháp định tính: phương pháp này thường đơn giản, dễ sử dụng dựa
vào trực giác, khả năng quan sát hay ý kiến chủ quan về thị trường. Phương pháp này sử dụng khi có rất ít dữ liệu để tiến hành dự báo, đơn cử như khi có một dịng sản phẩm tung ra thị trường, người dự báo có thể dự báo dựa vào so sánh giữa các sản phẩm hay vị thế của sản phẩm mà cơng ty cho rằng có sự giống nhau giữa sản phẩm này với sản phẩm mà công ty sản xuất ra. Song dự báo loại này cần một dự báo viên có kinh nghiệm thực tế và khả năng dự báo tốt.
Phương pháp nhân quả: được sử dụng với giả thiết là nhu cầu có liên quan
mạnh đến yếu tố môi trường cạnh tranh hay các yếu tố của thị trường. Ví dụ như mối quan hệ giữa nhu cầu và giá cả. Cả hai yếu tố này có mối liên hệ nhân quả rõ rệt: nếu giá thấp thì nhu cầu có thể được kỳ vọng là tăng, ngược lại nếu giá tăng thì nhu cầu có thể được kỳ vọng là thấp.
Phương pháp mô phỏng: là sự kết hợp của hai phương pháp nhân quả và
chuỗi thời gian để mô phỏng hành vi của người tiêu dùng dưới các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Phương pháp này sử dụng để trả lời các câu hỏi như: Chuyện gì sẽ xảy ra đối với doanh thu nếu như giá của một sản phẩm nào đó thấp? Chuyện gì sẽ xảy ra với thị phần khi đối thủ cạnh tranh giới thiệu một sản phẩm mới hay mở một cửa hàng ngay bên cạnh chúng ta?