Các nhân tố môi trường bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty procter and gamble việt nam (Trang 26)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng

1.1.8.1. Các nhân tố môi trường bên trong

Các nhân tố môi trường bên trong bao gồm:

- Nguồn nhân lực: bao gồm chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức, chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực.

- Nguồn lực tài chính: bao gồm năng lực tài chính, quản trị tài chính, hệ thống kế tốn.

- Năng lực sản xuất: bao gồm dây chuyền công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm.

- Hoạt động marketing: bao gồm khả năng nghiên cứu phát triển thị trường, ngân sách cho hoạt động marketing, hệ thống phân phối, dịch vụ hậu mãi.

- Trình độ cơng nghệ thông tin: khả năng ứng dụng và cập nhật công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp của chuỗi cung ứng.

1.1.8.2. Các nhân tố môi trường bên ngồi

Mơi trường các yếu tố bên ngồi có thể phân ra thành hai loại là mơi trường vi mô và môi trường vĩ mô

- Các yếu tố môi trường vi mô bao gồm các yếu tố như: khách hàng, đối thủ tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh.

- Các yếu tố môi trường vĩ mô: bao gồm các yếu tố như kinh tế, chính trị, tự nhiên, khoa học kỹ thuật công nghệ, luật pháp, văn hóa, cơ sở hạ tầng các chính sách quy định của Nhà nước.

1.2. Khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng năng phản ứng của chuỗi cung ứng

1.2.1. Định nghĩa khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay càng ý thức rằng họ khơng cịn cạnh tranh như các thực thể đơn lẻ mà chính chuỗi cung ứng mà họ tham gia vào có đạt được thành cơng hay bị thất bại do người tiêu dùng cuối cùng quyết định. Do đó, để đạt được sự hài lòng của khách hàng và sự am hiểu thị trường, các doanh nghiệp đang cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả tốt nhất trong chuỗi phân phối của mình bằng các phương pháp khác nhau, trong đó có ba thành phần chính được kể đến là: dự báo chính xác nhu cầu; hàng tồn kho và chuỗi cung ứng phản ứng nhanh.Vậy khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng là gì?

Theo Fengqi You và Grossmann (2008) cho rằng: “khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng được hiểu là khả năng của chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng một cách nhanh chóng đối với những thay đổi về nhu cầu của khách hàng về mặt sản lượng và chủng loại hàng hóa, sản phẩm” [9]. Ngoài ra, một khái niệm tương tự về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng cũng được đưa ra bởi Hayat, Abbas, Siddique (2012, trang 2) cho rằng: “Khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng là năng lực của một chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng những thay đổi của nhu cầu khách hàng và điều kiện thị trường. Một điều rõ ràng là một doanh nghiệp ngày nay muốn đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì chuỗi cung ứng của nó phải phản ứng nhanh. Sự cạnh tranh để giành thị phần khơng cịn giữa những doanh nghiệp đơn lẻ mà hầu hết là giữa các chuỗi cung với nhau” [11].

Một định nghĩa khác về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng được đề cập đến là “khả năng tác động trở lại một cách có chủ đích và trong một thời gian thích hợp đối với nhu cầu của khách hàng hoặc những sự thay đổi trên thị trường, nhằm mục đích mang lại hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh” (Minnich và Maier, 2006, trang 1) [8].

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng

Theo kết quả Nghiên cứu của Power, Damien J; Sohal, Amrik S; Shams- Ur Rahman năm 2001 về đề tài “Critical success factors in agile supply chain management”, bài viết đăng trên tờ “International Journal of Physical Distribution & Logistics Management; 2001; 31; 4; ProQuest Central, trang 247” [13] và cuộc nghiên cứu của Khizer Hayat, Aamir Abbas, M. Siddique, Khaliq Ur Rehman Cheema, tại Pakistan năm 2012 về đề tài: “A study of the different factors that affecting the supply chain responsiveness” [11] đã đưa ra những hiểu biết về những nhân tố phân biệt giữa các chuỗi cung ứng “nhanh nhạy hơn” và “ít nhanh nhạy hơn” (Phụ lục 2, 3). Theo đó, những cơng ty “nhanh nhạy hơn” có đặc điểm như tập trung vào khách hàng nhiều hơn và có sự kết hợp của những phương pháp “cứng rắn” và “mềm dẻo” để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó sự tham gia của nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng cũng là một nhân tố quan trọng giúp những công ty này đạt được sự hài lòng của khách hàng ở mức độ cao.

nội bộ để đạt được những kết quả vận hành tốt nhất; yếu tố công nghệ chỉ giúp những công ty này đạt được sự xúc tiến trong kết quả vận hành nội bộ, chứ khơng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngồi ra, vai trò của nhà cung cấp ở những công ty này chỉ để nâng cao năng suất và nhằm cải tiến qui trình hơn là sự hài lịng của khách hàng.

Thơng qua hai cuộc nghiên cứu, tác giả đã rút ra những nhân tố có tác động đến khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng như sau:

 Sự quản lý của các lãnh đạo trong chuỗi cung ứng:

Những sự chỉ dẫn từ lãnh đạo cấp cao được cho là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự kết hợp của các phòng ban khác nhau để cùng hướng đến một mục đích chung cho tồn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, họ đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành các chiến lược cho chuỗi cung ứng như những chiến lược về nguồn lực như NVL, cơng nghệ, tài chính, nguồn nhân lực hay những điều kiện làm việc như những ứng dụng phần mềm, hệ thống IT...hay việc hình thành văn hóa, thực hiện các thay đổi trong tổ chức. Những chiến lược đúng đắn sẽ làm nên một chuỗi cung ứng thành công và ngược lại.

Ngoài sự đúng đắn cần thiết trong việc hình thành và phát triển chiến lược cho tồn chuỗi cung ứng thì những quyết định của các lãnh đạo cần có sự cam kết cao. Sự cam kết đòi hỏi khả năng thực hiện nghiêm đối với các chiến lược đã đề ra, các chế độ thưởng phạt phân minh, rõ ràng… để từ đó tạo ra sự liên kết, tin tưởng trong toàn chuỗi.

 Cơng nghệ liên quan đến máy tính:

Vai trị của cơng nghệ rất quan trọng trong việc củng cố khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng. Damien, Amrik và Rahman cho rằng: “ Những chuỗi cung ứng “nhanh nhạy” cạnh tranh với nhau thông qua mức độ gia tăng của kiến thức và năng lực, cho phép họ thực hiện công nghệ thơng tin một cách rộng rãi” [13]. Ngồi ra, nhóm tác giả cịn chỉ ra rằng: “Việc sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn là nhân tố chính để thực hiện tốt việc quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt nếu nhân viên cần kết nối với nhà cung cấp, khách hàng hoặc các hoạt động khác tạo nên giá trị” [13].

Quả thực công nghệ thông tin ngày nay đã trở thành một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ cho những hoạt động tác nghiệp và tăng cường sự hợp tác của các mắt xích trong chuỗi cung ứng. Bằng việc sử dụng hệ thống mạng dữ liệu tốc độ cao và cơ sở dữ liệu, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể chia sẻ thơng tin dễ dàng và hiệu quả hơn để góp phần quản lý một cách tồn diện cả chuỗi cung ứng. Ba chức năng cấu tạo nên một công nghệ cho tất cả các hệ thống thông tin hoạt động của chuỗi cung ứng đó là: thu thập và giao tiếp dữ liệu; lưu trữ và phục hồi dữ liệu; xử lý và báo cáo dữ liệu.

 Quản trị nguồn lực:

Việc quản trị các nguồn lực, đặc biệt là quản lí tồn kho và kế hoạch sản xuất được xem như trung tâm để tạo nên một chuỗi cung ứng “nhanh nhạy” vì hàng tồn kho là tổng hợp tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và trong tương lai. Các nhà quản trị hoạt động sản xuất và điều hành đều cho rằng việc kiểm soát, phân phối, tính tốn số lượng tồn kho của tồn chuỗi cung ứng luôn là vấn đề rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong chuỗi [1], do đó sự linh hoạt trong cả qui trình sản xuất và chỉ tiêu tồn kho là những điều kiện thiết yếu của toàn chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của thị trường. Ngày nay, nhiều phương pháp khác nhau đã được sử dụng trong các chuỗi cung ứng nhằm tận dụng việc sử dụng nguồn lực như MRP, ERP, JIT… Thêm vào đó, việc liên kết trực tiếp với nhà cung cấp hoặc khách hàng trong các quyết định quản trị nguồn lực đã trở thành nền tảng của các sáng kiến trong quản trị chuỗi cung ứng, đơn cử như sử dụng loại hình VMI.

Ngoài vấn đề quản trị sao cho chỉ tiêu tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như đề phịng các trường hợp khơng mong muốn xảy ra đối với chuỗi cung ứng thì vấn đề chất lượng tồn kho cũng cần được toàn bộ chuỗi cung ứng quan tâm và không ngừng cải thiện. Cụ thể như chất lượng nguyên vật liệu ở nhà cung cấp, chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm ở nhà máy sản xuất, quá trình vận chuyển và lưu trữ tồn kho trước khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng, tất cả đều cần có sự nhận thức và thực hiện tốt của tất cả mọi thành viên của chuỗi cung ứng.

 Mối quan hệ với nhà cung cấp:

Mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp được xem là một trong những nhân tố nhằm thúc đẩy khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng. “Sự hợp tác hiện nay đang tạo nên sự khác biệt chính cho các cơng ty trong việc quản trị chuỗi cung ứng một cách tốt nhất. Trong một vài trường hợp, sự hợp tác không chỉ đối với các đối tác mà còn mở rộng với các đối thủ đối với các vấn đề không chiến lược” [13].

 Sự tận dụng công nghệ sản xuất:

Việc tận dụng công nghệ một cách hiệu quả sẽ mang lại khả năng phản ứng “nhanh nhạy” cho chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Ngồi việc đầu tư vào các cơng nghệ hiện đại thì sự phù hợp của việc sử dụng công nghệ sản xuất đối với nhu cầu sản xuất, có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và khả năng áp dụng những tiềm năng công nghệ mới cũng rất cần thiết để vừa có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa tránh sự lãng phí.

Bên cạnh đó, độ tin cậy trong dây chuyền sản xuất cũng là một nhân tố rất quan trọng đối với toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng. Muốn đạt được điều này thì hoạt động bảo trì cần được chú trọng hơn bao giờ hết, bao gồm cả bảo trì phịng ngừa và bảo trì hư hỏng. Trong khi các hoạt động bảo trì phịng ngừa dùng để xây dựng một hệ thống nhằm mục đích tìm ra được các hư hỏng tiềm năng và tạo những thay đổi hoặc sửa chữa để ngăn ngừa hư hỏng thì bảo trì hư hỏng đề cập đến sự sửa chữa khi máy móc thiết bị gặp sự cố. Cả hai hình thức bảo trì này cần phải được chú trọng như nhau để giúp cho độ tin cậy của công nghệ sản xuất trong chuỗi cung ứng luôn được đảm bảo.

 Nhân tố tổ chức trong chuỗi cung ứng:

Những nhân tố của tổ chức có thể kể đến như cấu trúc tổ chức; văn hóa trong tổ chức; sự đào tạo, huấn luyện nhân viên; những sự động viên, khuyến khích, thưởng phạt rõ ràng… Những yếu tố này cần nhận được sự quan tâm sâu sắc từ các lãnh đạo cấp cao của chuỗi cung ứng vì nếu các nhân viên của chuỗi cảm thấy hài lịng với các chính sách đề ra thì năng suất làm việc sẽ cao hơn, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.

Hơn thế nữa, các chính sách về tổ chức của chuỗi cung ứng nếu được hoạch định và thực hiện tốt sẽ giúp gia tăng sự tin cậy trong tồn chuỗi cung ứng. Điều đó có thể giúp giảm chi phí của chuỗi cung ứng và giúp luồng thông tin được truyền đạt một cách sng sẻ hơn, tốt hơn. Theo nhóm tác giả Hayat, Abbas và Siddique: “Sự tin tưởng và sự cam kết thực hiện của các thành viên trong chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn cho sự phát triển ngày càng cao của chuỗi cung ứng” [11].

 Luồng thông tin và sự ra quyết định trong chuỗi cung ứng:

Luồng thông tin là “nguồn dinh dưỡng” cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng, là cơ sở để cho các quyết định đúng đắn và có hành động kịp thời. Do đó, nếu luồng thơng tin được truyền đạt kịp thời, chính xác trong chuỗi cung ứng sẽ giúp gia tăng sự tin cậy, tăng sự hài lòng, sự hợp tác, giảm thiểu mâu thuẫn và tối đa hóa các mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, kết quả của việc ra quyết định đúng đắn sẽ giúp phát triển được lòng tin trong tổ chức và luồng thông tin được truyền đạt tốt hơn, qua đó góp phần nâng cao khả năng phản ứng của toàn chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh nhất và tốt nhất.

 Khả năng cải tiến liên tục trong chuỗi cung ứng:

Ngày nay, ngoài khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng thì vấn đề cải tiến liên tục của chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của họ ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong cuộc chiến giành thị phần. Điều này đòi hỏi khả năng của cả chuỗi cung ứng để ứng dụng công nghệ sản xuất hiện tại trên thị trường cũng như khả năng tự thân của chuỗi cung ứng để áp dụng các phương pháp cải tiến liên tục (kaizen) trong mọi hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm giảm chi phí hoạt động và sáng tạo ra các sản phẩm với nhiều tính năng mới…

Nhìn chung, để đạt được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh thì các cơng ty cần tìm hiểu và thực hiệc thành cơng các nhân tố trên để tạo ra khả năng phản ứng cho chuỗi cung ứng ngày càng nhanh nhạy và hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tất cả nội dung lý thuyết có liên quan sẽ được áp dụng làm cơ sở lý thuyết. Các nội dung chính được trình bày trong chương này bao gồm: khái niệm về chuỗi cung ứng; mơ hình chuỗi cung ứng điển hình; nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng; lợi ích, vai trị của chuỗi cung ứng; các u cầu của chuỗi cung ứng; nguyên tắc cốt lõi để thực hiện thành công của chuỗi cung ứng; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng và cơ sở lý thuyết về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng. Qua đó cho thấy tầm quan trọng và cần thiết để mỗi doanh nghiệp xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả và có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong mọi điều kiện thị trường.

Những nội dung trên sẽ được vận dụng từng bước để phân tích và đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty P&G Việt Nam từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế về khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng này. Đồng thời, những nội dung này cũng làm nền tảng để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng này.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN

XUẤT DẦU GỘI TẠI CÔNG TY P&G VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về công ty P&G Việt Nam và chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội của công ty P&G Việt Nam của công ty P&G Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty P&G Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng sản xuất dầu gội tại công ty procter and gamble việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)