2.1.1. Tóm tắt q trình hình thành và phát triển
Ngày 27/5/1995, NHNN ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành thể lệ Tín dụng th mua. Theo đó, Cơng ty Tín dụng thuê mua trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức được thành lập theo Quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 128/QĐ-NH5 ngày 26/4/1995.
Tháng 09/1998, sau 3 năm hoạt động cho thuê một cách dè dặt như một chi nhánh trực thuộc của ngân hàng, Cơng ty cho th tài chính - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Cơng ty tín dụng thuê mua, đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc NHNN.
Năm 2001, Cơng ty cho th tài chính - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động trên cả nước.
Kể từ ngày 01/01/2005, theo quyết định số 11/GP-NHNN ngày 17/12/2004 của NHNN, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động với tư cách độc lập và là thành viên của BIDV, tên là Cơng ty Cho Th Tài Chính II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC II).
Năm 2009, Công ty Cho Thuê Tài Chính II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mở chi nhánh tại Đà Nẵng.
Tháng 07/2011, theo quyết định số 1659/QĐ-NHNN và quyết định số 1660/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, Công ty Cho Thuê Tài Chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty Cho Thuê Tài Chính II – Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sáp nhập, gọi là Cơng ty Cho Th Tài Chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC sau sáp nhập), trụ sở đặt tại Hà Nội. BLC sau sáp nhập có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hai công ty trước sáp nhập. Việc sáp nhập hai công ty giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quản lý hoạt động CTTC tập trung tại một đầu mối, thống nhất định hướng hoạt động kinh doanh.
Tháng 07/2012, đổi tên thành Cơng ty Cho Th Tài Chính TNHH Một thành viên – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam sau khi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cổ phần hóa.
Đăng ký kinh doanh mới nhất số 0100777569do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 11/10/2012:
Tên gọi đầy đủ của công ty bằng tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV -Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên tiếng Anh: BIDV Financial Leasing Company.,Ltd. Tên viết tắt: BLC
Vốn điều lệ: 447.813.276.365 đồng
Trụ sở: 472-472A-472C Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Quận 3, TPHCM.
2.1.2. Hoạt động
Loại hình doanh nghiệp: BLC là doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập,
trực thuộc BIDV. Sau khi BIDV cổ phần hóa, nhưng chưa tiến hành cổ phần hóa các cơng ty con, BLC được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Cơng ty TNHH một thành viên.
Mạng lưới hoạt động: BLC hiện hoạt động trên phạm vi cả nước với hội sở chính đặt tại TPHCM và hai chi nhánh, một chi nhánh đặt tại Hà Nội và một chi nhánh đặt tại Đà Nẵng. Vùng đầu tư cũng được phân định rõ theo khu vực địa lý với khu vực từ Huế trở ra hết phía Bắc do chi nhánh Hà Nội phụ trách, khu vực Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận do chi nhánh Đà Nẵng phụ trách, hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh phụ trách khu vực cịn lại.
Cho thuê tài chính Cho thuê hợp vốn Mua và cho thuê lại
Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành khơng vượt q 30% tổng tài sản có của Cơng ty.
Hoạt động ngân hàng: nhận tiền gửi của tổ chức, phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, vay vốn, vay Ngân Hàng Nhà Nước, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên th tài chính, thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận.
Hoạt động ngoại hối
Đấu thầu tín phiếu kho bạc Mua bán trái phiếu chính phủ Các dịch cụ ủy thác
Các dịch vụ quản lý tài sản liên quan cho thuê tài chính Các dịch vụ bảo lãnh
Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm Dịch vụ tư vấn cho Bên thuê tài chính
Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản do công ty quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh
Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính
Bao thanh tốn đối với Bên th, các hính thức cấp tín dụng khác… Đến 31/12/2012, tổng tài sản của BLC đạt 2.673 tỷ đồng, dư nợ cho thuê tài chính đạt 2.554 tỷ đồng, chiếm 16,4% dư nợ các Cơng ty cho th tài chính thuộc Hiệp hội cho thuê tài chính và đứng thứ 3 trong số này, nguồn vốn đạt 2.349 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, BLC có hơn 600 khách hàng trên toàn quốc với gần 2000 Hợp đồng cho thuê tài chính. Với việc sáp nhập, khả năng cấp tín dụng cho một khách hàng lên đến 112 tỷ đồng so với 60 tỷ đồng trước đây. Nhờ đó, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thiếu vốn sẽ được hỗ trợ vốn nhiều hơn.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Nguyên tắc tổ chức quản lý và điều hành
BLC chịu sự quản lý của của BIDV về vốn, về kế hoạch phát triển kinh doanh, về tổ chức nhân sự và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ.
Công ty được quản trị bởi Hội đồng thành viên Cơng ty, được kiểm sốt bởi Ban kiểm sốt Cơng ty và được điều hành hoạt động bởi tổng giám đốc Cơng ty.
2.1.3.2. Mơ hình tổ chức
Bộ máy tổ chức của BLC thay đổi qua nhiều thời kỳ khác nhau, cơ cấu các phòng ban đã dần được kiện toàn nhằm đảm bảo cho sự phát triển của Cơng ty.
Với mơ hình này, chức năng nhiệm vụ các phòng ban được quy định cụ thể hơn, chuyên môn hóa cao hơn, tạo được sự phối hợp liên kết giữa các bộ phận, phòng ban chức năng với nhau. Các quyết định, chính sách của Cơng ty đưa ra đều dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá và có sự tham gia của số đông mà khơng mang tính chất chủ quan của một người quyết định (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc). Vì vậy, mơ hình tổ chức mới mang tính ưu việt, chuyên mơn và năng động hơn so với mơ hình quản trị cũ.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BLC được sắp xếp theo mơ hình như sau:
Hình 2.1: Mơ hình tổ chức BLC
Nguồn: Tác giả đề tài
Phòng quản lý rủi ro Phòng quan hệkhách hàng 2 Phịng quản trị tíndụng Phịng quan hệkhách hàng 1 Văn phòng Phòng Tổ chức nhân sự Phòng tài chính kế tốn Phịng Kế hoạch Tổng hợp Tổ thư ký CN Đà Nẵng CN Hà Nội HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Bộ phận kiểm soát nội bộ
Khối Tác nghiệp Khối Quản lý rủi ro Khối Quan hệ khách hàng Khối Quản lý nội bộ Khối Trực thuộc
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Theo tiêu chí đối tượng cho thuê cũng như lãi suất cho thuê và mức độ rủi ro, CTTC của BLC được phân thành hai khu vực là cho thuê nội ngành và cho thuê ngoại ngành.
CTTC nội ngành: Đối tượng thuê của cho thuê nội ngành là các tài sản mua bán từ các chi nhánh BIDV hoặc tập trung toàn ngành. Tài sản thuê thường là xe ơ tơ, hệ thống máy văn phịng, hệ thống điều hòa, từ năm 2002 có cả máy rút tiền tự động và trở thành tài sản có tỷ trọng dư nợ cho thuê lớn nhất.
CTTC ngoại ngành: Đây là khu vực cho thuê chiếm tỷ trọng lớn hơn trên tất cả các mặt dư nợ, giá trị tài sản... Tài sản cho thuê đa dạng, gồm các dây chuyền sản xuất, các sản phẩm cơng nghiệp, tiêu dùng, thực phẩm, máy móc đơn lẻ; phương tiện thi công cầu, đường, xây dựng; phương tải vận chuyển hàng hóa, hành khách… Khách hàng của hoạt động CTTC ngoài hệ thống BIDV bao gồm các pháp nhân như công ty TNHH, công ty CP, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã.
Thời gian từ năm 2005 đến 2008 là giai đoạn rất thành công của BLC, tốc độ tăng trưởng quy mô, thị phần, doanh thu, lợi nhuận, cao, thu nhập cán bộ công nhân viên liên tục tăng…
Bước vào năm 2008, tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp với mức lạm phát tăng cao và nền kinh tế tồn cầu suy thối. Theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN thực hành chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm sốt lạm phát, kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng lãi suất cơ bản.
Giai đoạn từ năm 2009-2012, nền kinh tế trải qua những giai đoạn thăng trầm đầy khó khăn, thử thách và biến đổi theo hướng khó lường không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trong đó có cả hoạt động CTTC. Dư nợ cho thuê năm sau giảm hơn năm trước, năm 2012 dư nợ giảm hơn 700 tỷ đồng so với năm 2009. Kết quả kinh doanh của Công ty sa sút, lợi nhuận thấp, tình trạng thua lỗ đã xuất hiện mật độ dày. Nợ xấu tăng cao chưa từng có.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh 2009-2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Mức tăng giảm bình quân Tổng tài sản 3.143 3.186 3.293 2.673 -5% Tổng dư nợ 3.276 3.267 3.001 2.554 -8%
Dư nợ cho thuê nội ngành 398 437 424 301 -7%
Dư nợ cho thuê ngoại
ngành 2.878 2.830 2.577 2.253 -8%
Nợ xấu nội bảng 378 713 398 274 4%
Thu nợ ngoại bảng 9 14 37 17 55%
Tổng doanh thu 315 334 389 264 -3%
Tổng chi phí trước trích dự
phòng 240 272 287 251 2%
Chênh lệch thu chi trước
trích DPRR 75 62 102 13 -13%
Trích DPRR 97 57 115 71 7%
Lợi nhuận trước thuế (đã bao gồm thu nợ ngoại
bảng) -22 5 -13 -58 -46%
Nguồn: Tổng hợp số liệu do BLC cung cấp tháng 07/2013
So với năm 2009, các chỉ tiêu năm 2012 như tổng tài sản, tổng dư nợ, lợi nhuậnđều biến động theo chiều hướng xấu, thể hiện tình hình kinh doanh ngày càng thu hẹp của BLC.
Tổng tài sản giảm bình quân 5%/năm trong đó giai đoạn 2009-2010 tổng tài
sản tăng bình quân 2,36%/năm. Năm 2012, môi trường kinh doanh không thuận lợi, khách hàng thuê gặp nhiều khó khăn, BLC tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau sáp nhập là ổn định tổ chức, XLNX, hạn chế cho thuê ngoại ngành nên quy mô hoạt động của BLC thu hẹp dần. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản đạt 2.673 tỷ đồng, giảm gần 19% so với năm 2011. So với giai đoạn 2006-2008, quy mô kinh doanh của BLC giảm mạnh (mức tăng bình quân tổng tài sản năm 2006-2008 là 46%/năm).
lượng kinh doanh giảm đáng kể, nợ xấu tăng về giá trị 4%/năm nhưng do giá trị tài sản giảm mạnh dẫn đến chi phí trích dự phịng tăng bình qn 7%/năm kéo theo chênh lệch thu chi giảm 13%/năm.
Tính đến 31/12/2012: dư nợ cho thuê của BLC đạt 2.554 tỷ đồng, giảm 22% so với cuối năm 2009. Dư nợ cho thuê giảm phản ánh đúng nhu cầu khách quan của thị trường cũng như định hướng hoạt động kinh doanh của BLC thu hẹp dần quy mô hoạt động.
Lợi nhuận không được cải thiện mà còn có xu hướng ngày càng giảm. Năm
2012, Công ty lỗ ở mức kỷ lục 58 tỷ đồng.
2.1.5. Tình hình nguồn vốn
Vốn kinh doanh của BLC gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động (chủ yếu là vay của Ngân hàng mẹ), cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn 2009-2012 Đơn vị: tỷđồng Năm Cơ cấu nguồn vốn 2009 2010 2011 2012 Mức tăng giảm bình quân Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu 448 15% 449 14% 435 14% 377 14% -5% Vốn vay BIDV 2.331 78% 2.480 78% 2.483 79% 2.201 81% -2%
Tiền gửi của khách hàng
29 1% 21 1% 11 0% 11 0% -25%
Ký cược của Bên thuê
195 6% 219 7% 201 6% 137 5% -9%
Tổng cộng 3.003 100% 3.169 100% 3.130 100% 2.726 100%
Nguồn: Tổng hợp số liệu do BLC cung cấp tháng 07/2013
yếu là vốn vay BIDV, luốn chiếm trên tỷ trọng hơn 78%/tổng nguồn vốn.
Trong giai đoạn này, theo quy định của pháp luật, BLC chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên của các tổ chức kinh tế và dân cư. Tuy nhiên, do BLC chưa có thương hiệu trên thị trường, chưa có phòng giao dịch, hình thức huy động đơn điệu, lãi suất huy động không hẫp dẫn như hệ thống các NHTM nên việc thực hiện huy động tiền gửi 12 tháng trở lên của Tổ chức kinh tế, dân cư rất khó thực hiện. Hơn nữa, sau khi có sự đổ vỡ của Cơng ty CTTC – Ngân hàng Nơng nghiệp thì các Tổ chức kinh tế, Cơng ty tài chính khơng thực hiện giao dịch với các Công ty CTTC nên BLC không thể tiếp tục huy động được từ nguồn này.
Việc duy trì đảm bảo tỷ lệ tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là khó thực hiện và ln ở trạng thái vượt giới hạn. Nguyên nhân kỳ hạn để xác định nguồn vốn trên cơ sở kỳ hạn thực (kỳ hạn còn lại). Việc huy động vốn từ các tổ chức và dân cư chỉ tập trung kỳ hạn 12 tháng và số dư huy động rất thấp, không đáng kể. Như vậy, khi BLC huy động vốn kỳ hạn 12 tháng thì sau 01 ngày kể từ ngày nhận được tiền, nguồn vốn này xem như là nguồn vốn ngắn hạn, do đó việc vi phạm tỷ lệ trên xảy ra thường xuyên.
Do không huy động được vốn từ bên ngồi, vốn tự có thấp, BLC phải vay vốn BIDV bằng lãi suất bán vốn FTP trung, dài hạn nên lãi suất đầu vào rất cao, chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra thấp nên chênh lệch thu chi không cao.
2.2. Thực trạng nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu tại BLC 2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại BLC
Nợ xấu của BLC có chiều hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối, số tương đối cũng như mức độ rủi ro của các khoản nợ. Đây cũng là nguyên nhân chính làm kết quả kinh doanh của BLC giảm sút mạnh vào cuối năm 2011 và 2012.
Bảng 2.3: Chất lượng dư nợ CTTC Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Mức tăng giảm BQ Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Tổng dư nợ 3.277 3.267 3.001 2.554 -8% Nợ nội ngành 398 12% 438 13% 424 14% 301 9% -7% Nợ ngoại ngành 2.879 88% 2.829 87% 2.577 86% 2.253 69% -8% Nợ đủ tiêu chuẩn (N1) 1.999 61% 1.723 53% 1.573 52% 1.346 41% -12% Nợ cần chú ý (N2) 900 27% 831 25% 1.031 34% 633 19% -7% Nợ dưới tiêu chuẩn (N3) 190 6% 493 15% 274 9% 203 6% 30% Nợ nghi ngờ (N4) 49 1% 64 2% 14 1% 28 1% 17% Nợ có khả năng mất vốn (N5) 139 4% 156 5% 109 4% 43 1% -26% Số dư nợ xấu 378 713 397 274 4% % nợ xấu/dư nợ ngoại ngành 13% 25% 15% 12% 11% % nợ xấu/tổng dư nợ 12% 22% 13% 11% 10% % nợ nhóm 5/nợ xấu 37% 22% 27% 16% -19%
Nguồn: Tổng hợp số liệu do BLC cung cấp tháng 07/2013
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động dư nợ, nợ xấu