Xuất với cơ quan chủ quản BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99)

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị

3.3.2. xuất với cơ quan chủ quản BIDV

BIDV có thể tạo điều kiện cho BLC được tham gia các dự án có hiệu quả, các dự án có tài sản thuê dễ chuyển nhượng và tiến độ giải ngân nhanh.

Tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu tại BLC, hướng dẫn và tạo điều kiện cho BLC bán nợ cho Công ty mua bán nợ, Công ty Quản lý và

Khai thác tài sản Việt Nam (VAMC) trong những trường hợp khả thi.

Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách phân phối quỹ lương và chi trả tiền lương của BLC để có sự động viên hợp lý đối với người lao động, giảm thiểu tình trạng chảy máu chất xám.

Hỗ trợ BLC nhanh chóng hoàn thành chương trình đổi mới hệ thống công nghệ thông tin.

Quan tâm hổ trợ trong công tác đào tạo cán bộ cho BLC. Tạo điều kiện cho BLC được tham gia tất cả các chương trình đào tạo của BIDV, đặc biệt là đào tạo kỹ năng quản lý và các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng.

Sớm đưa ra lộ trình và thúc đẩy việc cổ phần hóa các công ty con trong đó có BLC.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Làm đầu mối kết hợp với các bộ ngành có liên quan nghiên cứu tính khá thi áp dụng CTTC đối với bất động sản tại Việt Nam để trình Chính phủ xem xét. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép CTTC đối với đối tượng là động sản. Đây là một trong những bất cập cần được sửa đổi. Sẽ khơng có gì đáng ngại cho khả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng khi đối tượng CTTC là bất động sản, bởi vì:

Quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê, do đó, nếu bên thuê vi phạm hợp đồng thì bên cho th có thể thu hồi tài sản cho thuê;

Bên thuê phải thanh toán đầy đủ tiền thuê và số tiền này theo tính tốn là đảm bảo cho bên cho thuê thu hồi cả gốc và lãi;

Các bên vẫn có quyền thoả thuận việc áp dụng các biện pháp bảo đảm cho khả năng thanh toán tiền thuê của bên thuê.

Trên thực tế, việc cho thuê bất động sản rõ ràng an toàn hơn nhiều so với cho thuê động sản vì đặc tính khơng thể di dời của nó cũng như khả năng đảm bảo quyền sở hữu thông qua việc đăng ký chứng nhận quyền sở hữu và đăng ký giao dịch đảm bảo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hiện nay, thị trường cho thuê bất động sản mà chủ yếu là cho thuê văn phòng có nhu cầu rất lớn, việc để các cơng ty CTTC đứng ngồi cuộc sẽ khơng có lợi cho bất kỳ ai. Việc cho

phép các công ty CTTC thực hiện cho thuê bất động sản sẽ góp phần làm cho thị trường CTTC phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, có lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với các văn bản hướng dẫn chỉ đạo cho các TCTD, cần lưu ý đến đặc thù của các Công ty CTTC nói riêng để có những điều chỉnh cho phù hợp, tránh tình trạng các công ty CTTC hiểu hoặc áp dụng sai quy định.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty CTTC tham gia thị trường liên ngân hàng, tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác, tài trợ từ nước ngoài để đa dạng hóa và mở rộng quy mơ nguồn vốn trung, dài hạn.

Nâng cao chất lượng của Trung tâm thơng tin tín dụng CIC, hiện đại hóa thiết bị, thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

3.3.4. Kiến nghị với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam

Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh: Mặc dù đã ra đời được 17 năm, nhưng hoạt động CTTC vẫn còn mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh hoạt động tiếp thịcủa riêng các công ty, Hiệp hội CTTC cần tăng cường công tác thông tin,tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức thích hợp, để các doanh nghiệp và công chúng ngày càng hiểu thêm và lựa chọn hình thức tài trợ vốn này. Hiện tại, thị phần của các công ty CTTC rất nhỏ, tổng dư nợ CTTC ước tính chỉ chiếm 3-4% tổng dư nợ trung, dài hạn trên tổng hoạt động của các TCTD.

Tăng cường kết nối các Công ty CTTC và nắm bắt tình hình nợ xấu tồn ngành để có những đề xuất hỗ trợ hiệu quả cho các công ty CTTC thành viên.

Tiếp tục tích cực triển khai việc nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các Công ty CTTC. Từ đó có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan xem xét, có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho các Công ty CTTC hoạt động thuận lợi, an tồn và có hiệu quả. Về thơng tư liên bộ hoặc nghị định mới, cần bổ sung thêm hai nội dung: Một là, các công ty CTTC thu hồi tài sản mà doanh nghiệp thuê tài chính khơng trả tài sản, thì phải được coi là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép và người chiếm giữ tài sản trái phép đó phải chịu

trách nhiệm hình sự. Hai là, cơ quan công an và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho công ty CTTC thu hồi tài sản, khi đó vấn đề thu hồi tài sản cho thuê để XLNX trong CTTC mới được giải quyết triệt để.

Tăng cường công tác đào tạo về nghiệp vụ CTTC, làm đầu mối tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các Công ty CTTC trong nước cũng như nước ngoài.

3.3.5. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Về vấn đề khấu hao tài sản thuê: Hiện nay tài sản cố định thuê tài chính khấu hao thường như tài sản cố định khác là chưa khuyến khích doanh nghiệp thuê tài chính. Điểm nổi bật của loại hình CTTC là khấu hao nhanh tài sản thuê nhằm giúp doanh nghiệp sớm hiện đại hóa sản xuất, theo kịp cơng nghệ tiên tiến trên thế giới, đề nghị Bộ Tài chính cho phép đơn vị thuê tài chính khấu hao nhanh bằng thời gian thuê hoặc tối đa bằng 60% thời gian cần thiết khấu hao của tài sản.

Xem xét ưu đãi thuế cho tài sản, đối tượng thuê tài chính bởi CTTC là đầu tư, nâng cấp máy móc cơng nghệ hiện đại, phù hợp với mục tiêu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Xem xét việc hổ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án có sử dụng nguồn vốn th tài chính vì thực chất CTTC cũng là một loại hình tín dụng trung, dài hạn; nguồn vốn thuê tài chính cũng như nguồn vốn vay trung, dài hạn tại các ngân hàng. Việc làm này sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính đối với các khách hàng đầu tư vào các ngành nghề Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư.

3.3.6. Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An, Bộ Tư pháp

Hiện nay, các bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động CTTC. Tuy nhiên các văn bản quy định này vẫn chưa được quán triệt rộng rãi đến mọi cán bộ trong toàn ngành. Điều này đã gây khó khăn cho các Công ty CTTC trong hoạt động thực tế do những cán bộ ở các cơ quan ban ngành có liên quan khơng nắm bắt kịp thời quy định.

Về thông tư liên tịch Hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính, nếu có sửa đổi, kiến nghị giảm thời gian yêu cầu Bên thuê phải bàn giao tài sản cho Công ty CTTC xử lý tài sản (quy định hiện tại tối đa 30 ngày), tăng thời gian xử lý

tài sản sau khi thu hồi (quy định hiện tại tối đa 60 ngày), vì trong điều kiện thị trường không thuận lợi hoặc bán qua trung tâm đấu giá tốn nhiều thời gian, rất khó bán thanh lý được tài sản trong vòng 60 ngày.

3.3.7. Kiến nghị với Chính phủ

Phát triển thị trường mua bán máy móc, thiết bị cũ: Trên thế giới đã có nhiều nước hình thành trung tâm mua bán thiết bị, máy móc cũ. Với kinh nghiệm của các nước đi trước, Việt Nam nên phát triển hoạt động này. Nếu vì lý do nào đó, hợp đồng CTTC kết thúc trước hạn, để tìm được một khách hàng mới thuê lại máy móc, thiết bị này là một việc khó khăn. Việc hình thành các trung tâm mơi giới, mua bán, kinh doanh thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó khăn cho các công ty CTTC trong việc thu hồi vốn. Chính phủ cũng cần ban hành các quy định để quản lý hoạt động của thị trường mua bán này về khu vực hoạt động, quản lý chất lượng, giá cả...

Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Hiện nay, ở Việt Nam số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp, việc đi vay trung và dài hạn ở Ngân hàng là khó, vì các doanh nghiệp này khơng đáp ứng đủ yêu cầu của Ngân hàng về vốn, tài sản thế chấp, đảm bảo... Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ này rất thích hợp với hình thức huy động vốn từ thuê tài chính. Ưu điểm của thuê tài chính là khơng cần tài sản đảm bảo, giúp doanh nghiệp sử dụng đồng vốn một cách linh hoạt hơn, chủ động lựa chọn máy móc, thiết bị, nhà cung cấp cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với mình. Với lượng vốn còn khiêm tốn, và khả năng bắt kịp cơng nghệ cịn hạn chế, th tài chính trở thành một cơng cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, để phát triển hoạt động CTTC, Chính phủ cần hướng tới các cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đây là đối tượng và mục tiêu chính của hoạt động CTTC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương ba của luận văn này đã xác định rõ định hướng chiến lược phát triển và đưa ra một hệ thống các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng XLNX tại BLC. Đồng thời, luận văn cũng đề ra một số kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề cịn tồn tại ảnh hưởng đến cơng tác XLNX tại BLC.

KẾT LUẬN CHUNG

Nợ xấu là một thực tế khách quan trong hoạt động tín dụng của các cơng ty CTTC nói riêng và các TCTD nói chung, bởi hoạt động tín dụng gắn liền với rủi ro. Tình trạng nợ xấu cao làm cho tình hình các TCTD trở nên yếu kém, bất ổn.

Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của các TCTD là một trong những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay, bởi sự yếu kém của hệ thống ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Với mục tiêu đề tài là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề xuất các biện pháp XLNX, qua quá trình tìm tịi, phân tích và tổng hợp các luận cứ, thơng tin, số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề thực tiễn sau:

Thứ nhất, luận văn đã trình bày một cách hệ thống lý luận cơ bản về nghiệp vụ CTTC và nợ xấu CTTC.

Thứ hai, luận văn đã phân tích và đánh giá được những tồn tại cơ bản trong thực trạng nợ xấu và công tác XLNX tại BLC.

Thứ ba, xuất phát từ những đánh giá về thực trạng hoạt động của BLC, luận văn đã đưa ra được một hệ thống giải pháp khá tồn diện và khả thi nhằm kiểm sốt chất lượng các khoản CTTC và hồn thiện cơng tác XLNX CTTC tại BLC.

Thứ tư, do tính chất tương đồng của hầu hết các công ty CTTC tại Việt Nam, nên ngồi ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, chất lượng tín dụng của riêng BLC cịn có thể mở rộng nghiên cứu mang tính khái qt hóa cho cả thị trường CTTC tại Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu liên quan đến nhiều mảng kiến thức và những vấn đề đặt ra địi hỏi phải được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Do những hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính trọng yếu nên khơng tránh khỏi các sai sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ Quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và những người quan tâm để đề tài nghiên cứu này được hồn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn.

Trong qua trình hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Bùi Kim Yến, các anh, chị, em và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho sự giúp đỡ quý báu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Kim Yến và Trầm Xuân Hương, 2004. Phát triển phương thức tài trợ

cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp trong q trình hội nhập. Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp bộ. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đặng Đức Thành, 2012. Nợ xấu ngân hàng giải quyết bằng cách nào. TP.

Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Thanh Niên.

3. Đoàn Thanh Hà, 2003. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hồ Mạnh Tùng, 2013. Một số giải pháp giải quyết nợ xấu của các TCTD ở Việt Nam. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 11, trang 34-37.

5. Lê Quốc Phương, 2013. Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 9, trang 23-25.

6.Lê Thị Hoài Diễm, 2012. Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học

Đà Nẵng.

7. Nguyễn Đình Hảo, 2012. Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt

Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Quang Thái, 2013. Nợ xấu nhận dạng và xử lý. Tạp chí Kinh tế và

Dự báo, số 9, trang 16-18.

9.Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản, 1996. Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua.TP. Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Trẻ.

10. Công ty CTTC TNHH MTV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2013. Phương án tái cơ cấu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015.

11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2009. Sổ tay Tín dụng. 12. Các văn bản pháp luật của Chính phủ, NHNN liên quan đến hoạt động CTTC, phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phịng rủi ro.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Minxu,2005.Resolution for non-performing loans in China. The Leonard N.Stern School of Business.

Các văn bản, tài liệu khác

1. Lịch sử ngành CTTC. <http://www.cflbc.com/?lang=vi&page=history> [Ngày truy cập: 14 tháng 04 năm 2013].

2. Trần Vũ Hải, 2008. Pháp luật về CTTC – một số vấn đề cần hoàn thiện. <http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/04/2143-2/>. [Ngày truy cập: 17 tháng 05 năm 2013].

3. Lối thốt nào cho th mua tài chính. <http://www.vcci.com.vn/dau-tu-tai- chinh/20130121092728839/loi-thoat-nao-cho-thue-mua-tai-chinh.htm>. [Ngày truy cập: 01 tháng 06 năm 2013].

4. Nợ xấu tại các công ty CTTC lên gần 50% <http://hodeco.vn/index.php/vi/news/Tin-tai-chinh-ngan-hang/No-xau-tai-cac-cong- ty-cho-thue-tai-chinh-len-gan-50-500.html>. [Ngày truy cập: 14 tháng 06 năm 2013].

5. Công ty CTTC: Thua lỗ và nợ xấu.<http://vietstock.vn/2013/03/cong-ty- cho-thue-tai-chinh-thua-lo-va-no-xau-830-287560.htm>. [Ngày truy cập: 08 tháng 07 năm 2013].

6. Nguyên An, 2011. CTTC – thả gà ra đuổi.<http://hanoimoi.com.vn/Tin- tuc/Phong-su-Ky-su/514462/cho-thue-tai-chinh---tha-ga-ra-duoi-tiep-theo-va-het>. [Ngày truy cập: 12 tháng 07 năm 2013].

7. Vũ Điển, 2013. Doanh nghiệp CTTC: Bi hài thu hồi nợ, tài sản. <http://www.baocongthuong.com.vn/tai-chinh/33489/doanh-nghiep-cho-thue-tai- chinh-bi-hai-thu-hoi-no-tai-san.htm#.UdqIr6ydbcs>. [Ngày truy cập: 14 tháng 08 năm 2013].

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CƠNG TY CHO TH TÀI CHÍNH

(Đến 30/6/2013)

STT

Tên Cơng ty cho th tài chính

Số và ngày cấp Giấy phép

Trụ sở chính Vốn điều lệ

1

Công ty Cho thuê tài chính TNHH một thành viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)