3.3 Giải pháp vận dụng cơng cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất
3.3.2.2 Đối với các doanh nghiệp:
- Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối phó với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro lãi suất khi lãi suất biến động cho nên các doanh nghiệp cần phải năng động tìm hiểu tự trang bị cho mình những phương tiện phịng chống rủi ro thích hợp nhất, nhạy bén trong việc dự báo rủi ro và tìm cách phịng ngừa rủi ro một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với các ngân hàng để tìm hiểu thơng tin về phương pháp phòng ngừa rủi ro thông qua các CCTCPS và yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ phòng ngừa cho doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần thành lập bộ phận tham mưu tài chính có kiến thức sâu về các giao dịch phái sinh để vận dụng tốt các giao dịch phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Bộ phận tham mưu tài chính này phải nắm vững kỹ thuật vận dụng các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn cũng như am hiểu tính chất, ưu và nhược điểm của từng loại giao dịch phái sinh để có quyết định sử dụng loại giao dịch nào có lợi nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh nhất. Bộ phận tham mưu tài chính của doanh
nghiệp cũng cần phải phân tích, phán đốn và dự báo sự biến động của thị trường lãi suất để sử dụng CCTCPS lãi suất phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách kịp thời tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cũng cần phân định hạn mức và giới hạn trách nhiệm cho nhân viên làm cơng tác phịng ngừa rủi ro tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và tâm lý sợ trách nhiệm khi có bất trắc, sự cố xảy ra.
Tóm lại, các doanh nghiệp cần phải thay đổi nhận thức về cơng tác phịng chống rủi ro cho doanh nghiệp, không nên thụ động chờ đến khi xảy ra rủi ro mới tìm biện pháp giải quyết mà phải chủ động phòng chống rủi ro, xem các CCTCPS là cơng cụ phịng ngừa rủi ro tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.
Kết luận chƣơng 3:
Qua phân tích những thuận lợi cũng như những khó khăn khi sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh, trong chương này tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm phát triển các công cụ tài chính phái sinh trong phịng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam. Các giải pháp được đề xuất dựa trên góc độ vĩ mơ và vi mơ nhưng để thực hiện tốt các giải pháp này cần có sự nỗ lực cố gắng cũng như sự hợp tác đồng bộ giữa cơ quan Nhà Nước với các NHTMCP và các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Từ năm 2007, Việt Nam đã gia nhập WTO và đang dần dần theo lộ trình hội nhập với kinh tế thế giới.Trong tương lai, các cơng cụ tài chính hiện đại như cơng cụ tài chính phái sinh sẽ phát triển để theo kịp tiến trình phát triển của thị trường tài chính thế giới.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính tồn cầu.Vào thời điểm 2010, lạm phát tăng cao, sự thiếu hụt về vốn khiến cho các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất vượt quá quy định của NHNN. Lãi suất huy động tăng cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng theo. Điều này gây nhiều khó khăn và khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời các ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro về lãi suất khi các hợp đồng tín dụng ký trước đó với lãi suất thấp hơn so với lãi suất huy động hiện tại và sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Đứng trước tình hình rủi ro lãi suất, các ngân hàng phải tìm cách phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng nhiều phương pháp. Đề tài “ Vận dụng cơng cụ tài chính phái sinh trong phịng ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam ” giúp cho các NHTMCP Việt Nam có thêm cơng cụ tài chính hiện đại để phòng ngừa rủi ro lãi suất trước những biến động của lãi suất cho chính ngân hàng cũng như triển khai dịch vụ cho các doanh nghiệp bằng cơng cụ tài chính phái sinh lãi suất. Những kết quả đạt được của luận văn như sau:
1. Luận văn đã nghiên cứu tổng quát những khái niệm cơ bản về lãi suất, rủi ro lãi suất và cơng cụ tài chính phái sinh trong phịng ngừa rủi ro lãi suất. Đặc biệt, luận văn cũng nêu rõ những đặc điểm cơ bản của cơng cụ tài chính phái sinh cũng như những lợi ích và hạn chế của việc áp dụng cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Đồng thời luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm vận dụng các CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất ở một nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi vận dụng các CCTCPS này .
2. Qua việc phân tích chính sách lãi suất của NHNN và tình hình lãi suất huy động của các NHTMCP qua từng năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, người đọc có thể nhận ra sự biến động của lãi suất qua từng năm.Từ đó nhận ra sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro lãi suất trong tình hình biến động lãi suất mạnh trong thời gian qua.
3. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phòng ngừa rủi ro lãi suất qua công tác quản trị rủi ro lãi suất của những NHTMCP Việt Nam. Qua việc phân tích các số liệu về doanh số, thu nhập của các giao dịch phái sinh lãi suất tại một số ngân hàng điển hình cho ta thấy thực trạng của việc vận dụng các cơng cụ tài chính phái sinh lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam hiện nay. Từ thực trạng này đã chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế của việc vận dụng các CCTCPS lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam.
4. Từ những nguyên nhân gây ra hạn chế khi vận dụng các CCTCPS lãi suất, luận văn đã đề xuất những giải pháp vĩ mô và vi mô phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà Nước, các NHTMCP Việt Nam và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy, phát triển việc vận dụng CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam.
Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và cịn nhiều vấn đề chưa giải quyết thấu đáo. Kính mong Quý Thầy Cô và những người quan tâm đến đề tài này đóng góp ý kiến để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Thị Kim Hảo, 2004. Sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh trong phịng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại. Tạp chí Cơng Nghệ Ngân hàng, số 10, trang 36 – 42
2. Đỗ Thị Kim Hảo, 2005. Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông Nghiệp
và phát triển Nông Thôn Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Hà Nội
3. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên 4. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tài chính năm.
5. Ngân hàng TMCP Công Thương VN, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tài chính năm
6. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tài chính năm.
7. Ngân hàng TMCP Đơng Á, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tài chính năm
8. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tài chính năm. 9. Ngân hàng TMCP Nam Á, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tài chính năm
10. Ngân hàng TMCP Phương Đơng, 2010, 2011, 2012. Báo cáo tài chính năm
11. Nguyễn Hữu Tài, 2008. Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân
12. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê
13. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007. Quản trị rủi ro tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê
14. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng . TPHCM: Nhà xuất bản Lao động xã hội. 15. Trần Ngọc Thơ, 2005. Tài Chính Quốc Tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Bank for International Settlements, 2010. OTC derivatives market activity in thesecond
half of 2010, [online], Available at <http://www.bis.org/publ/otc_hy1105.pdf>
2. Bank for International Settlements, 2011. OTC derivatives market activity in the second
half of 2011, [online], Available at <http://www.bis.org/publ/otc_hy1205.pdf>
3. Bank for International Settlements, 2012. OTC derivatives market activity in the second