Biến Chiều tác động Giải thích
Vốn Xã hội
Mạng lưới xã hội + Mạng lưới xã hội rộng, khả năng tiếp cận tín dụng sẽ cao hơn (Okten và Osili, 2004)
Niềm tin + Lòng tin đối với mọi người cao, khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn (Heikkila và cộng sự, 2009).
Sự hợp tác + Sự hợp tác với mọi người cao, khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn Lawal và cộng sự, 2009).
Đặc điểm của các khoản vay
Lãi suất - Chi phí vay cao, khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn (Fuchs và Beck, 2004).
Tài sản thế chấp + Giá trị tài sản thế chấp cao làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng (Tra và Lensik 2007).
Mục đích vay +
Những người đi vay với mục đích sản xuất kinh doanh thì khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn (Tra và Lensik 2007).
Đặc điểm người đi vay và hộ gia đình
Kích thước hộ +/- Kích thước hộ gia đình lớn thì lượng lao động sẵn có trong gia đình nhiều hơn, từ đó sẽ nâng cao việc sản xuất kinh doanh. Do vậy, kích thước hộ gia đình có tác động dương lên khả năng tiếp cận tín dụng (Marge, 2003, trích bởi Isaac, 2012).
Kích thước hộ gia đình lớn thì nhu cầu tiêu dùng cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay nên khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn (Lawal, 2009)
Tuổi + Những người có tuổi đời cao, khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn (Zeller, 2001).
Tuổi bình phương
- Những người có tuổi đời cao, khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ giảm xuống (Trà, 2007).
Giáo dục + Trình độ giáo dục cao sẽ làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng (Zeller, 1994).
Tình trạng hơn nhân
+ Hộ gia đình mà chủ hộ đã kết hơn sẽ được tin tưởng hơn và do đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng (Lensik và Tra, 2007).
Chủ hộ + Người đi vay là chủ hộ sẽ có xu hướng tiếp cận tín dụng tốt hơn (Okten, 2004)
Giới tính +/- Xác suất nam giới tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng cao hơn nữ giới ( Isaac, 2011).
Phụ nữ thường cẩn thận hơn nên được tin tưởng để cho vay hơn (Trà, 2007)
Dân tộc + Khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn khi người đi vay là thành viên của nhóm dân tộc đa số (Du hues, 2012) Thu nhập + Thu nhập cao sẽ đảm bảo khả năng trả nợ vay nên khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn (Campbel và Mankiw, 1989)
Khoảng cách -
Khoảng cách xa làm tăng chi phí giao dịch, chi phí giám sát nên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thấp hơn (Okten, 2004)
Vùng +/- Những vùng miền khác nhau văn hóa khác nhau. Do đó, điều kiện tiếp cận tín dụng khác nhau (Le, 2012)
Trong nghiên cứu của Mayada và cộng sự (1994), tác giả đã chứng minh rằng nếu giới tính người đi vay là nữ thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ giảm do phụ nữ thường bị phân biệt đối xử hơn so với nam giới. Trong khi đó, Tra (2007) lại cho rằng nữ giới sẽ tiếp cận tín dụng tốt hơn vì những người cấp tín dụng cho rằng nữ giới thường cẩn thận hơn nam giới. Du hues (2012) khẳng định dân tộc của người đi vay có ý nghĩa trong nghiên cứu về khả năng vay tín dụng. Nghiên cứu của Issac (2012), Okten (2004) cho rằng tình trạng hơn nhân và người đi vay là chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều đến tiếp cận tín dụng nhưng khơng mạnh. Campbel và Mankiw (1989) khẳng định rằng thu nhập có tác động dương đến khả năng tiếp cận tín dụng bởi vì thu nhập cao sẽ đảm bảo được khả năng trả nợ vay. Okent (2004) đã chứng
minh trong nghiên cứu của mình rằng khoảng cách từ nhà đến tổ chức tín dụng có tác động âm đến khả năng tiếp cận tín dụng bởi vì khoảng cách càng xa thì sẽ càng làm tăng chi phí giám sát và sàng lọc của các tổ chức tín dụng. Le (2012) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp đã khẳng định rằng yếu tố vùng miền có có ý nghĩa nghiên cứu. Bởi vì, các doanh nghiệp ở những vùng khác nhau bị ảnh hưởng bởi văn hóa, cơ sở hạ tầng khác nhau nên khả năng tiếp cận tín dụng cũng khác nhau.
Tóm lại, từ khảo lược các nghiên cứu của các học giả trước đây, các thành phần tạo thành vốn xã hội được xác định trong bài viết này là mạng lưới xã hội chính thức, mạng lưới xã hội khơng chính thức, niềm tin và sự hợp tác. Chương này tổng hợp các chỉ số để đo lường các yếu tố hợp thành vốn xã hội dựa trên hệ thống lý thuyết về cách đo lường vốn xã hội. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng vốn xã hội có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng. Đồng thời trong chương này cũng tổng hợp các yếu tố khác như đặc điểm của các cá nhân và hộ gia đình, đặc điểm của các khoản vay cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở nơng thơn.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần đầu tiên trong chương ba giới thiệu về số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về vốn xã hội như đã trình bày trong chương hai, phần hai và phần ba trong chương này trình bày về các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng khung phân tích cho bài nghiên cứu. Phần bốn xây dựng các biến phụ thuộc, nhóm các biến về vốn xã hội, nhóm các biến về đặc điểm khoản vốn vay và nhóm biến về đặc điểm cá nhân và hộ gia đình. Phần cuối trình bày về hai mơ hình kinh tế lượng để kiểm định hai giả thuyết của nghiên cứu.
3.1. Nguồn số liệu cho nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được lấy từ bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS, 2010) do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Trường Đại học Copenhagen – Đan Mạch (UoC) tiến hành với sự tài trợ của Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch. Bộ số liệu này được thực hiện hai năm/lần tại 12 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế của Việt Nam: tỉnh Hà Tây (cũ) thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB); tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung bộ (BTB); tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa thuộc vùng Duyên hải miền Trung (DHMT); các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên (TN) và Long An thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các hộ gia đình được điều tra trải rộng ở 437 xã, 130 huyện với tổng số 2.200 hộ. Số liệu cung cấp thông tin chi tiết về vốn xã hội, nhân khẩu học từng thành viên của hộ, thơng tin về đặc điểm của các hộ gia đình, số liệu cũng điều tra các phần liên quan đến hoạt động tín dụng như vay mượn, cũng như thông tin về các khoản vay của từng hộ gia đình.
Trong phần thơng tin về hoạt động tín dụng của các hộ gia đình, có những hộ khơng đi vay nên bài viết tiến hành loại những hộ này ra khỏi số liệu. Mẫu cuối cùng bao gồm 927 quan sát.
3.2. Giả thiết nghiên cứu
Đề tài có hai câu hỏi nghiên cứu là vốn xã hội có ảnh hưởng đế khả năng tiếp cập tín dụng của các hộ gia đình khơng? Nếu có thì vốn xã hội ảnh hưởng đến giá trị khoản vốn vay như thế nào? Trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu này, bài viết đặt ra hai giả thuyết:
Giả thuyết 1: Vốn xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của các hộ gia đình;
Giả thuyết 2: Vốn xã hội có ảnh hưởng đến giá trị khoản vốn vay chính thức của
các hộ gia đình.
Q trình kiểm định giả thuyết được thực hiện như sau:
Từ tổng thể nghiên cứu (N quan sát) gồm những hộ gia đình tiếp cận được tín dụng chính thức (n1 quan sát) và những hộ gia đình khơng tiếp cận được tín dụng chính thức (n2 quan sát), thực hiện phép kiểm định giả thuyết 1 vốn xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
Nếu giả thuyết 1 sai, tức là vốn xã hội khơng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thì nghiên cứu kết thúc. Nếu giả thuyết 1 đúng, nghĩa là vốn xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thì tiếp tục thực hiện kiểm định giả thuyết 2 bằng cách chọn những hộ gia đình tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức (n1) và kiểm tra ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị khoản vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức của các hộ gia đình này. Cuối cùng, rút ra kết luận từ kết quả phân tích và gợi ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu.
Hình 3.1. Quy trình kiểm định giả thuyết
Sử dụng mơ hình binary logistic
Kiểm định giả thuyết 1
Vốn xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
(N = n1 + n2)
Sử dụng mơ hình hồi quy bội
Kiểm định giả thuyết 2
Vốn xã hội có ảnh hưởng đến giá trị vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức (n1) Sai Đúng Kết luận và gợi ý chính sách
3.3. Khung phân tích của nghiên cứu
Hình 3.2. Mơ hình phân tích
3.4. Đo lường các biến trong mơ hình
3.4.1. Biến phụ thuộc
Bài nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc (1) khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (AC) và (2) giá trị vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức (loan_size).
Để đo lường biến AC, trong bộ dữ liệu VARHS 2010, bài viết sử dụng câu hỏi sau: “Nhận đ c khoản vay từ tổ chức hay cá nhân nào? . Nếu câu trả lời là có nhận
Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (AC) 9( Giá trị vốn vay (loansize)
Đặc điểm người đi vay và hộ gia đình -Giới tính (gender) -Chủ hộ (head_hh) -Tuổi (age) -Tình trạng hơn nhân (marital_status) -Giáo dục (education) -Thu nhập (income) -Khoảng cách (distance) -Dân tộc (ethnic) -Vùng (area) Đặc điểm khoản vay
-Lãi suất (interst_rate) -Tài sản thế chấp (collateral) -Mục đích vay (purpose_loan) Vốn xã hội Mạng lưới chính thức (formal_net) Mạng lưới phi chính thức (informal_net) Niềm tin (Trust) Có người bảo lãnh (guarantor) Sự hợp tác (cooperation)
trường hợp hộ gia đình khơng tiếp cận được vốn vay hay nhận được vốn vay từ các nguồn khác.
Đo lường biến giá trị vốn vay loan_size, trước tiên, chúng tôi chọn ra những hộ gia đình tiếp cận được tín dụng từ nguồn chính thức. Sau đó, từ bộ dữ liệu VA HS năm 2010, nghiên cứu sử dụng câu hỏi sau: “Ng ời này nhận đ c bao nhiêu (ti n mặt
hoặ t ơng đ ơng ti n mặt)? giá trị của biến loan_size là số tiền nhận được từ câu
trả lời của người được điều tra.
3.4.2. Biến độc lập
Căn cứ vào cách thức đo lường mạng lưới xã hội như đã đề cập trong chương hai, bài viết chọn chỉ số đo lường mạng xã hội chính thức formal_net là số lượng các tổ chức mà thành viên trong hộ gia đình tham gia. Trên cơ sở đó chúng tơi kết hợp hai câu hỏi trong bộ dữ liệu VARHS 2010 sau: (1) “Bạn có thành viên trong bất kỳ các
nhóm, tổ chức hay hiệp hội nào không? và (2) “Đâ ại tổ chức nào? . Nếu
người được phỏng vấn trả lời câu hỏi (1) là khơng có thì formal_net bằng 0, nếu câu hỏi (1) được trả lời là có thì formal_net bằng số lượng tổ chức được trả lời trong câu hỏi (2). Giá trị hệ số hồi quy kỳ vọng cho biến này là dương, thể hiện hộ gia đình có mạng lưới xã hội chính thức càng rộng thì xác suất tiếp cận tín dụng càng cao. Bài viết đo lường mạng lưới xã hội phi chính thức informal_net bằng số lượng bạn thân. Bài viết định nghĩa bạn thân là những người có thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Trong bộ dữ liệu VARHS 2010 chúng tơi sử dụng câu hỏi sau: “Có bao nhiêu
ng ời mà bạn quen biết có thể gi đỡ bạn t ng t ờng h p này? . Biến informal_net bằng số lượng người mà người được phỏng vấn trả lời trả lời. Hệ số
hồi quy của biến informal_net dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện hộ gia đình có mạng lưới xã hội phi chính thức càng rộng thì xác suất tiếp cận tín dụng càng cao. Bài viết sử dụng hai biến trust và guarantor để đo lường lòng tin của các hộ gia
đình. Biến trust được đo lường bằng sự tin tưởng của hộ gia đình đối với cộng đồng xung quanh thông qua phát biểu: “Hầu hết, v ơ ản, mọi ng ời thì thật thà và
0 nếu trường hợp khác; trust2 nhận giá trị bằng 1 nếu câu trả lời là “Đồng ý , bằng 0 nếu trường hợp khác. Bài viết chọn biến trust với câu trả lời “Không biết làm biến tham khảo. Hệ số hồi quy của biến trust dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện hộ gia đình có niềm tin càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.
Do một đặc điểm đối với việc đi vay tín dụng chính thức là quy định trường hợp khách hàng vay có thể được người khác bảo lãnh. Tức là, bên thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Bên thứ ba đứng ra bảo lãnh, chịu trách nhiệm bằng uy tín và tài sản của mình khi họ đã tin tưởng vào người đi vay. Vì vậy, chúng tơi sử dụng biến có người bảo lãnh guarantor để đo
lường niềm tin của vốn xã hội thông qua câu hỏi: “Nếu có một ng ời bảo lãnh, mối
quan hệ gi a ng ời bảo lãnh với th nh viên gia đình ng ời đi va gì? . Nếu câu
trả lời là khơng có người đảm bảo thì guarantor bằng 0, nếu câu trả lời một trong
những trường hợp mối quan hệ là họ hàng, bạn bè, ủy ban nhân dân xã, hội/tổ chức quần chúng, nhân công hay trường hợp khác thì bằng 1. Hệ số hồi quy của biến
guarantor dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện hộ gia đình có người bảo lãnh khi đi
vay vốn thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.
Biến cooperation được đo lường dựa vào sự lựa chọn giữa hai trường hợp thơng
qua câu hỏi: “Giả sử gia đình ạn đối mặt với s l a chọn sau, bạn thích l a chọn
n hơn? . Nếu câu trả lời là: “Nhận và trồng ½ he ta đất hồn tồn của chính mình , có nghĩa là hộ gia đình khơng muốn hợp tác với người khác, thì biến cooperation bằng 0. Nếu câu trả lời là: “Nhận và trồng trọt 11/2 he ta đất cùng với một gia đình kh t ng ủa bạn (mà bạn khơng có quan hệ) , tức là hộ gia đình
muốn hợp tác trồng trọt chung với hộ khác, thì cooperation bằng 1. Hệ số hồi quy của biến cooperation dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện hộ gia đình có ý muốn
3.4.3. Biến kiểm soát
Dựa vào các nghiên cứu như đã đề cập trong phần 2.4 trong chương hai cơ sở lý thuyết, bài viết cịn đưa vào mơ hình các biến kiểm sốt sau:
Nhóm biến đặc điểm của các khoản vay:
Trong bộ dữ liệu VARHS 2010, các khoản vay của các hộ gia đình được tính lãi suất khác nhau như lãi suất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm. Chúng tôi đo lường biến lãi suất (interest_rate) quy về lãi suất hàng tháng. Hầu hết những hộ gia đình ở nơng thơn đều cịn nghèo và thu nhập khơng ổn định do đó khi lãi suất của vốn vay cao sẽ làm tăng chi phí trả nợ của các hộ đi vay. Từ đó, làm giảm khả năng trả nợ cũng như giảm khả năng tiếp cận tín dụng. Do đó, hệ số hồi quy của biến interest_rate dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện lãi suất vốn vay càng cao thì xác suất tiếp cận tín dụng càng thấp.
Biến tài sản thế chấp (collateral) là một biến giả. Nếu khoản vay có tài sản thế chấp