6. Kết cấu của luận văn
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI NSNN
1.3.2. Nhân tố khách quan
Các nhân tố bên ngồi ảnh hưởng đến kiểm sốt chi NSNN gồm điều kiện kinh tế- xã hội của quốc gia, cơ chế chính sách về tài chính, về quản lý chi NSNN của từng thời kỳ, ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN... Mỗi nhân tố đều ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi của KBNN.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia: đây là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới cơng tác kiểm sốt chi NSNN. NSNN được sử dụng thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ nhất định. Hàng năm, nhu cầu chi tiêu của NSNN ngày càng lớn trong khi NSNN cịn hạn hẹp, có khoản chi bị cắt giảm để phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội đã đề ra gây khó khăn cho cơng tác kiểm sốt.
- Cơ chế chính sách về tài chính: Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, pháp luật là bộ phận không thể thiếu nhất là khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa địi hỏi phải có hệ thống pháp luật và bảo vệ theo đúng nghĩa của nó, đặc biệt trong cơng tác kiểm sốt chi thì Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn có vai trị quan trọng để thực hiện kiểm sốt chi NSNN. Với vai trị hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các đơn vị sử dụng NSNN hoạt động trong khn khổ pháp luật, đảm bảo cơng bằng, an tồn hiệu quả thì địi hỏi hệ thông văn bản càng phải đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Từ đó cơ chế kiểm sốt chi NSNN cũng phải được cải tiến để phù hợp với pháp luật.
Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự tốn và là cơ sở khơng thể thiếu để
KBNN thực hiện kiểm sốt các khoản chi tiêu từ NSNN. Cơng tác kiểm sốt chi NSNN chỉ có chất lượng cao khi hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi đảm bảo tính đầy đủ, bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực và phù hợp với tình hình thực tế, thống nhất giữa các ngành, các địa phương và giữa các đơn vị sử dụng NSNN. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức ổn định, ít biến động tạo điều kiện cho cả đơn vị sử dụng NSNN, cơ quan Tài chính, UBND các cấp và Kho bạc trong việc kiểm sốt chi từ đó có biện pháp quản lý và điều hành ngân sách một cách phù hợp, hiệu quả hơn.
- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử kinh phí NSNN trong việc chấp hành tốt: về cơng tác quản lý tài chính, chấp hành định mức tiêu chuẩn, có đầy đủ hồ sơ chứng từ ... góp phần làm cho việc kiểm sốt chi NSNN của KBNN được nhanh chóng, kịp thời đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành mình thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu các đơn vị sử dụng NSNN chấp hành khơng tốt thì việc kiểm sốt chi của Kho bạc khơng thực hiện được gây lãng phí thời giờ và cơng sức. Chính vì vậy mà cần phải làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã nêu được những cơ sở lý luận của chi NSNN và cơng tác kiểm sốt chi NSNN, sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN; làm cơ sở cho nghiên cứu, so sánh, phân tích thực trạng kiểm soát chi NSNN tại khu vực nghiên cứu. Cùng với đó là những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi NSNN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NSNN HUYỆN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐAN PHƯỢNG - HÀ NỘI
2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KBNN ĐAN PHƯỢN G VÀ CÁC ĐƠN VỊ THỤ HƯỞNG NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
2.1.1. Vài nét khái quát về các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện Đan Phượng
Theo quy định, tất cả các khoản chi NSNN đều được kiểm soát qua KBNN trên địa bàn, bao gồm các cơ quan Trung ương và địa phương trên địa bàn huyện Đan Phượng
-Đối với Ngân sách Trung Ương: Đơn vị thụ hưởng ngân sách bao gồm Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương, Chi cục Thuế Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Viện Kiểm sát Nhân dân,.........
-Đối với Ngân sách địa phương: trong đó
+ Ngân sách tỉnh: các đơn vị thụ hưởng ngân sách gồm Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng, Trường THPT Đan Phượng, Trường THPT Tân Lập, Trường THPT Hồng Thái,....
+ Ngân sách huyện: các đơn vị thụ hưởng ngân sách gồm Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng, các phòng ban ngành tại huyện Đan Phượng như: Phịng Tài chính – Kế hoạch Đan Phượng, Phòng Nội Vụ, Phòng Quản lý đơ thị, Phịng Tài ngun mơi trường, .......
+ Ngân sách xã: đơn vị thụ hưởng ngân sách bao gồm UBND 16 xã, thị trấn trực thuộc huyện Đan Phượng là:UBND Thị trấn Phùng, UBND Đan
Phượng, UBND Đồng Tháp, UBND Hạ Mỗ, UBND Hồng Hà, UBND Liên Hà, UBND Liên Hồng, UBND Liên Trung, UBND Phương Đình, UBND Song Phượng, UBND Tân Hội, UBND Tân Lập, UBND Thọ An, UBND Thọ Xuân, UBND Thượng Mỗ, UBND Trung Châu.
2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức của KBNN Đan Phượng
Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN trên toán quốc theo quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990, KBNN Đan Phượng cũng dược thành với các KBNN quận huyện trên cả nước và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990.
Thực hiện theo Quyết định 108/2009/ QĐ-TTg ngày 17/03/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh.
Kho bạc Nhà nước Đan Phượng là đơn vị trực thuộc KBNN Hà Nội. Qua 30 năm hoạt động, với 16 cán bộ công chức, KBNN Đan Phượng có đội ngũ chất lượng cán bộ đồng đều với trình độ đại học và tương đương có 10 đồng chí (chiếm 66%), trong đó hiện có 4 đồng chí đang theo học thạc sỹ ngành kinh tế; trình độ trung cấp có 5 đồng chí (chiếm 34%); có 10 đảng viên (chiếm 64%) đã cùng nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn.
Hiện nay, KBNN Đan Phượng đang quản lý 135 đơn vị thụ hưởng ngân sách với 390 tài khoản dự toán, 325 tài khoản tiền gửi. Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của KBNN Đan Phượng, tổ chức bộ máy tại KBNN Đan Phượng được tổ chức như sơ đồ Tổ chức bộ máy KBNN Đan Phượng:
Phó Giám đốc Tổ Kho quỹ Tố Kế tốn Tổ Tổng hợp - Hành chính Giám đốc
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức KBNN Đan Phượng
Ngồi đồng chí Giám đốc phụ trách chung, tổ Tổng hợp - hành chính; đồng chí Phó Giám đốc phụ trách tổ Kế toán, Kho quỹ; các bộ phận cịn lại được bố trí như sau:
- Tổ Tổng hợp - hành chính bao gồm 3 người trong đó có 01 đồng chí bảo vệ thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác của cơ quan; kiểm sốt và quyết toán chi vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tình chất đầu tư; tổng hợp, phân tích tình hình thu chi NSNN; tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất cho KBNN tình và các cơ quan có liên quan; phối hợp với các tổ để thực hiện tốt nhiệm vụ; cơng tác hành chính, văn thư.
- Tổ Kế tốn bao gồm 9 người trong đó có 1 đồng chí Kế tốn trưởng phụ trách hoạt động chung của tổ thực hiện công tác: Tập trung và hạch toán các khoản thu NSNN; kiểm soát chi thường xuyên NSNN; thực hiện hạch toán kế toán về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính, các khoản tạm thu tạm giữ do KBNN huyện quản lý; mở, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán cho các đơn vị giao dịch với Kho bạc; thực hiện công tác thống kê, điện báo, báo cáo thuộc lĩnh vực kế toán; các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Tổ Kho quỹ gồm 2 người dưới sự lãnh đạo cơng việc của đồng chí Phó Giám đốc thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt, các giấy tờ có giá, ấn chỉ đặc biệt, các tài sản tạm thu tạm giữ gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền; thực hiện vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá và ấn chỉ đặc biệt theo lệnh của cấp có thẩm quyền. Phối hợp với các bộ phận có liên quan xử lý các vụ thừa, thiếu, mất tiền, tài sản trong kho, quỹ tại đơn vị. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Là tổ chức trực thuộc KBNN thành phố, KBNN Đan Phượng có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN Đan Phượng mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện để thực hiện giao dịch thanh toán.
Thơng qua các hoạt động của mình,KBNN Đan Phượng đã thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của KBNN Trung ương. Đó là:
- Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. KBNN huyện có quyền trích tài khoản tiển gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối thanh tốn, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện chi theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Thực hiện cơng tác phát hành và thanh tốn trái phiếu Chính phủ theo quy định.
- Quản lý ngân quỹ KBNN huyện theo chế độ quy định.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN huyện. - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
- Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN huyện tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.
- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN huyện.
- Tổ chức thực hiện kế toán nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật, xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN huyện.
- Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ cơng tác chỉ đạo điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện.
- Tổ chức quản lý và thực biện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN huyện.
- Thực hiện công tác tiếp dân tại KBNN huyện theo quy định.
- Quản ký đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hóa thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thơng tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN huyện theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao.
2.1.1.3. Các hoạt động của KBNN Đan Phượng trong những năm 2016 -2019.
Với chức năng, nhiệm vụ của KBNN huyện, KBNN Đan Phượng luôn thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ được cấp trên và chính quyền giao cho. Trong giai đoạn 2016 - 2019, KBNN Đan Phượng đã từng bước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện NSNN trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng trong quản lý và điều hành các khoản thu, chi NSNN, thúc đầy phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội mà huyện Đan Phượng đề ra; góp phần cùng các đơn vị hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
* Tình hình thu NSNN
KBNN Đan Phượng đã thực hiện tốt quy trình hiện đại hóa thu NSNN, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tập trung các khoản thu NSNN đảm bảo phân chia điều tiết số thu giữa khác cấp theo từng khoản thu đúng quy định; kết quả được
thể hiện ở biểu: Số liệu thu NSNN giai đoạn 2016 - 2019 trên địa bàn huyện được thể hiện ở bảng số liệu 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Số liệu thu NSNN trên địa bàn huyện Đan Phượng 2016 - 2019Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 So sánh Năm 2018 So sánh Năm 2019 So sánh Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tươn g đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tổng thu NSNN 943.7291.279.25 0335.521 135,55 1.008.53 2 - 270.718 78,84 1.108.24 299.710 109,89 1. Thu NS Trung ương 28.936 33.621 4.685 116,19 32.725 -896 97,33 32.428 -297 99,09 2. Thu NS thành phố 7.071 81.627 74.556 1.154,3 9 12.564 -69.063 15,39 34.221 21.657 272,37 3. Thu NS huyện 735.779 882.015 146.236 119,87 754.838 - 127.177 85,58 894.820 139.98 2118,54 4. Thu NS xã 171.943 281.987110.044 164,00 208.405 -73.582 73,91 146.773 - 61.632 70,43
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của KBNN Đan Phượng
Qua biểu số liệu cho thấy các khoản thu NSNN đã được hạch toán kịp thời qua KBNN. Số liệu thu NSNN qua các năm tăng, giảm không đều: Năm 2017 với năm 2016 số thu tăng 355.521 triệu đồng so với năm 2016 (tăng 35,55% so với năm 2016) là do trên địa bàn có số thu đấu giá quyền sử dụng đất 225.048 triệu đồng (bằng 216,25% so với năm 2016) tăng 120.978 triệu đồng so với năm 2016. Mặt khác trong số thu tiền sử dụng đất năm 2017 có số thu có quy mô trên 5.000 m2 là 100.000 triệu, khoản thu này theo quy định điều tiết về NSTP 70% và NS huyện 30% làm cho NS thành phố tăng đột biến.
Tuy nhiên, năm 2018 số thu NSNN vẫn cao hơn năm 2016 là 64.803 triệu đồng (tăng 6.87% sơ với năm 2016) nhưng thấp hơn năm 2017 là 270.718 triệu đồng (giảm 21,16% so với năm 2017), số thu NSNN của các cấp vẫn tăng so với năm 2017 truy nhiên do khoản thu đấu giá tiền sử dụng đất chỉ đạt 4.738 triệu
đồng (bằng 4.55% so với năm 2016 và bằng 2,1% so với năm 2017) làm giảm đáng kể nguồn thu NSNN trên địa bàn và các cấp NS. Nguyên nhân của sự tăng giảm số thu NSNN trên địa bàn là do các khoản thu từ thuế có sự tăng giảm giữa các năm, mặt khác khi có nguồn thu đấu giá tiền sử dụng đất tăng hoặc giảm sẽ liên quan đến các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân tăng hoặc giảm theo. Năm 2019 số thu NSNN cao hơn năm 2018 là 99.710 triệu đồng (tăng 9,89% so với năm 2018).
Có được kết quả thu NSNN nói trên là sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy và UBND huyện, sự nỗ lực của các cơ quan có liên quan trong việc tập trung khai thác mọi nguồn thu NSNN trên địa bàn nhằm đảm bảo cho các khoản chi NSNN trên địa bàn có khả năng thực hiện.