Việc ThựcHiện Chính Sách Dân Tộc Tại Việt Nam Hiện Nay:

Một phần của tài liệu tiểu luận chủ nghĩa khoa học xã hội chủ đề dân tộc (Trang 26 - 28)

2.4.1. Thuận lợi:

Qua từng giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc ln được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện sao cho phù hợp với thời kì phát triển của đất nước. Chính sách dân tộc đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Được thực hiện dựa

hướng tới mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh”. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc có một số nội

dung cơ bản như sau:

+ Thứ nhất, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ có tính chiến lược của

cách mạng Việt Nam. Vì Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (có 54 dân tộc anh em), từ đó bản sắc văn hóa cũng đa dạng theo; điều này càng làm nổi bật đặc trưng cũng như diện mạo lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, 53 dân tộc thiểu số tập trung đông tại các vùng miền núi, các vùng biên giới có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội cịn rất khó khăn, nhưng lại chiếm vị trí chiến lược cực kì quan trọng về an ninh - quốc phòng và kinh tế - chinh trị cả nước. Cho nên việc thực hiện chiến lược đại đồn kết dân tộc có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Hiện nay, vấn đề dân tộc ở nước ta cùng các công tác dân tộc ngày càng được Đảng bổ sung và hoàn thiện. Các văn kiện Đại hội Đảng qua từng thời kỳ đổi mới đều khẳng định: vấn đề dân tộc “có vị trí chiến lược’’ (tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng); “ln ln có vị trí chiến lược’’ (tại Đại hội lần thứ IX của Đảng); “là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay” 2i; “có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta” 3 ii....

+ Thứ hai, bình đẳng giữa các dân tộc Trong thời kỳ hồn thiện cơng tác dân tộc và chính sách dân tộc, Đảng ta cực kỳ quan tâm tới việc thực hiện bình đẳng dân tộc tại Việt Nam. Do cịn chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các dân tộc, vì vậy, đã có nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh quốc phịng trong cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Đảng ta đã và đang xây dựng bình đẳng giữa các dân tộc trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đưa ra các chính sách, chủ trương mới tạo điều kiện để bà con dân tộc miền núi phát triển kinh tế, nâng cao văn hóa, đời sống vật chất. Lần gần đây nhất, ngày 14/10/2021 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội

vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 4iii. Theo đó, việc

hồn thiện hệ thống pháp luật nước nhà cũng là chìa khóa then chốt để thực hiện bình đẳng dân tộc để đảm bảo quyền ngang nhau của các dân tộc, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, dân trí cao hay thấp; bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

+ Thứ ba, cùng tương trợ, giúp đỡ phát triển giữa các dân tộc trên tinh thần tôn trọng lẫn

nhau. Văn kiện tại Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tơn trọng, đồn kết, giải quyết hài hịa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số (…)”. 5iv Trong những năm trở về đây, tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc ta được biểu hiện rõ qua sự đồng lòng giữa dân với dân, giữa dân với Đảng, Nhà nước cùng chia sẻ gánh nặng, chung tay ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 với phương châm “Khơng bỏ ai lại phía sau”.

Một phần của tài liệu tiểu luận chủ nghĩa khoa học xã hội chủ đề dân tộc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w