Hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động M&A hiệu quả tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA bán sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG M&A TẠI VIỆT NAM

3.2.Hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động M&A hiệu quả tại Việt Nam

Từ những phân tích về thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam. Đồng thời đánh giá lợi ích đạt được và những rủi ro của thị trường M&A và hạn chế trong quá trình thương hiện các thương vụ. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp cho Chính phủ và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện các thương vụ M&A diễn ra hiệu quả.

3.2.1. Khuyến nghị dành cho Chính phủ

Một là, Chính phủ nên có những chính sách thu hút vốn FDI nhằm phát triển các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có cơ hội được học tập kỹ năng quản lý, chuyển giao công nghệ; không đánh mất cơ hội cho các nước khác khi là nhà cung ứng tốt cho MNCs, TNCs trong nước.

Hai là, cải cách và hoàn thiện hệ thống luật pháp M&A. Hệ thống luật này cần phải quy định chi tiết để điều chỉnh trên cả hai phương diện: (i) các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia…; (ii) các tình huống xử lý tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện thương vụ M&A.

Ba là, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút dịng vốn ngoại. Các chính sách tiền tệ, tỷ giá cần kết hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, đảm bảo duy trì tăng trưởng GDP. Môi trường đầu tư ổn định là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư ra quyết định.

Bốn là, chính phủ cần có những chính sách đầu tư hợp lý vào cơng nghệ, cơ sở hạ tầng nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động năng động hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Năm là, chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị thâu tóm. Dịng vốn ngoại cùng với sự chuyển giao công nghệ, hệ thống quản trị hiện đại khiến doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên những thương vụ M&A diễn ra vào thời điểm các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh, đứng trước bờ vực phá sản sẽ chỉ mang tính chất thâu tóm, khơng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam và khơng thể khiến doanh nghiệp mạnh lên. Chính phủ cần triển khai các chính sách hỗ trợ và khơi thơng cơ chế để giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ suy yếu. Đồng thời thực hiện các giải pháp bảo vệ doanh nghiệp như kiểm sốt dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng qua hình thức mua cổ phần doanh nghiệp trong nước hay thông qua hoạt động góp vốn, cân nhắc thu mua cổ phần tại các doanh nghiệp chủ chốt trong nền kinh tế…

Sáu là, cần xây dựng chế tài xử lý đủ mạnh. Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các vụ thâu tóm ác ý, những thơng tin khơng minh bạch từ các giao dịch trên thị trường chứng khốn cũng như thương vụ M&A chính là chế tài xử lý vi phạm của chúng ta còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các chủ thể tham gia thị trường. (Trần Thị Thu Nhung, 2016)

3.2.2. Khuyến nghị dành cho doanh nghiệp

Đối với các bên tham gia và quá trình mua bán, sáp nhập cần cập nhật kiến thức thường xuyên và hiểu biết rõ ràng về hoạt động M&A, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập, doanh nghiệp cần nhận thức rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Các bên cần suy nghĩ và hướng tới mơ hình hợp tác, phát triển cùng có lợi cho hai bên trong khi đàm phán và thương thảo cùng nhau.

Đối với các trung gian, cần nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu… để trở thành nhà thiết lập “thị trường” cho bên mua và bên bán gặp nhau được thuận tiện cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các bên. Vì là cầu nối để việc thực hiện M&A hiệu quả, các công ty cần am hiểu rõ ràng các nghiệp vụ và quy định pháp luật về M&A; phân tích và đánh giá đúng tình hình từ

nhận dạng mục tiêu đến định giá thương vụ và xác định cấu trúc thương vụ. Muốn vậy cần phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để lựa chọn cách thực hiện phù hợp và thương lượng thành công cá thương vụ.

Các doanh nghiệp thực hiện M&A cần hoạch định chiến lược quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hậu M&A. Thành cơng trong M&A liên quan đến cấp độ của các dự án đi theo cùng với nó. Việc xây dựng kế hoạch chi tiết sẽ sớm ảnh hưởng đến thành công của thương vụ M&A. Theo nghiên cứu của PA Consulting Group và Đại học Edinburgh Management School, dựa trên 85 thương vụ M&A với giá trị mỗi thương vụ trên 50 triệu GBP (trên 75 triệu USD), chỉ ra rằng những công ty đã lên kế hoạch chi tiết cho việc sáp nhập và cơng việc tiếp theo sẽ có giá cổ phiếu ngắn hạn cao hơn khoảng 4,5% những cơng ty khơng có sự chuẩn bị trước. Những kế hoạch này cần có mục tiêu rõ ràng, lịch trình hợp lý và nên bao gồm những vấn đề cơ bản của tổ chức như: nhân sự, hệ thống, quản lý… Các kế hoạch nên chú trọng đến sự phù hợp trong hệ thống, cấu trúc và quy trình cơng việc giữa các tổ chức sáp nhập; + Phải chuẩn bị tốt các quyết định quản trị, giải quyết việc kinh doanh trước đó như là sự dư thừa nhân viên và dành được hiệu quả kinh tế về quy mô.

Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và phương pháp quản lý chuyên môn. Muốn thu hút được đầu tư từ nước ngồi thì bản thân doanh nghiệp phải mạnh và có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Để nâng cao hiệu quả quản trị tốt có 3 vấn đề mà các doanh nghiệp ln cần coi trọng, đó là: quản trị chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh; quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp.Cấu trúc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đi kèm với hệ thống quản lý sổ sách tài chính vững mạnh là các yếu tố mang tính kỹ thuật khác để doanh nghiệp trong nước có thể gia tăng sự thu hút và lòng tin từ nhà đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc quản lý rủi ro và cần chứng minh họ sở hữu các hệ thống quy trình quản trị tốt, cho thấy được doanh nghiệp đang áp dụng quy trình ra quyết định minh bạch. Các yếu tố này ảnh hưởng đến năng lực quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Điều này giúp cho q trình rà sốt pháp lý và tài chính, thuế thuận lợi, góp phần thúc đẩy q trình giao dịch thành cơng. Với các dự án, minh bạch về tính pháp lý có vai trị rất quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn cho sản phẩm. Các nhà đầu tư ngoại thường muốn tránh các rủi ro tiềm ẩn như khiếu nại, kiện cáo…

KẾT LUẬN

Từ việc phân tích thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn 1988 - 2019, bài nghiên cứu đạt được các mục tiêu sau:

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã hệ thống hóa một cách chi tiết và đầy đủ các khái niệm liên quan hoạt động M&A. Phân tích được vai trị và hạn chế của hoạt động M&A đối với doanh nghiệp và với sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, bài nghiên cứu tổng hợp được các thông tin chi tiết về nhiều thương vụ, phân tích được thực trạng hoạt động thị trường M&A ở Việt Nam. Tình hình các giao dịch M&A được phân tích cụ thể theo giá trị và theo số lượng thương vụ. M&A mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia. Các thương vụ M&A giúp cho doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường. Hoạt động này cũng giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản và tạo điều kiện để doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và cơ hội thuận lợi để phát triển lớn mạnh, đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên hoạt động M&A ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế trong pháp lý và sự thiếu minh bạch thông tin của các doanh nghiệp.

Thứ ba, dựa trên việc phân tích những lợi ích đạt được từ các thương vụ M&A tại Việt Nam, nghiên cứu những rủi ro và hạn chế của thị trường M&A và kinh nghiệm quốc tế từ hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc, tác giả đã đưa ra hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra hiệu quả. Các khuyến nghị được đưa ra chi tiết và rõ ràng đối với Chính phủ và với Doanh nghiệp.

Mặc dù đã có những đánh giá, phân tích định tính khá chi tiết về thị trường M&A doanh nghiệp Việt Nam, bài nghiên cứu vẫn cịn có những hạn chế nhất định. Bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những thơng tin dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, chưa có nghiên cứu hay phịng vấn, điều tra thực tế về tình hình mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp Việt Nam. Thông tin về các thương vụ cịn hạn chế nên chưa phân tích được hoạt động của doanh nghiệp hậu mua bán, sáp nhập, chưa đánh giá được chi tiết tính hiệu quả của các thương vụ M&A.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Hồ Quỳnh Anh, 2019. Quy trình thực hiện và hiệu quả hoạt động M&A doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam. Tạp chí tài chính.

Chu Thị Lê Dung., 2016. Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và những lợi ích mang lại.

Tạp chí tài chính.

Vietnam Finance., 2018. Tiến trình thực hiện mua bán - sáp nhập (M&A). [Online]. Phạm Thị Minh Hà, 2013. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động M&A ở Việt Nam.

Phan Ánh Hè, 2018. M&A - Công cụ hữu hiệu cơ cấu lại doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia CPTPP. Tạp chí

cơng thương.

Nguyễn Hồng Hiệp, 2018. Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí tài chính.

Phạm Ngọc Hiền Hương, 2015. Hoạt động mua bán và sáp nhập của Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Lương Minh Hà, Nguyễn Minh Chi, Ngô Trần Vân Khanh, 2018. Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sau mua bán sáp nhập tại Việt Nam 2005 - 2016. Tạp

chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Issue 192.

Hà Thị Thu Mai, 2013. Mua bán - sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.

Thời báo Tài chính Việt Nam, 2019. Thị trường M&A sắp tới sẽ tập trung vào những

lĩnh vực nào?. [Online]

Available at: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-08- 07/thi-truong-m-a-sap-toi-se-tap-trung-vao-nhung-linh-vuc-nao-74862.aspx [Accessed 16 8 2020].

Nguyễn Thị Việt Nga, 2019. Triển vọng hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí tài chính.

Trần Thị Hồng Nhung, 2016. M&A có tính chất thâu tóm tại Việt Nam và một số khuyến nghị. Tạp chí tài chính.

Sudarsanam, P. S., 1995. The Essence of mergers and acquisitions. s.l.:Hemel Hampstead: Prentice Hall.

Tiếng Anh

FiinGroup, 2019. VIETNAM M&A 2019 Research Report, s.l.: s.n. Freehills, H. S., 2019. Asia M&A Outlook, s.l.: s.n.

Jamshid C. Hosseini, N. K. T. N. T. T. T., 2017. Vietnam Inbound M&A Activity: The Role of Government Policy and Regulatory Environment. The South East

Asian Journal of management, 11(1).

Sudarsanam, P. S., 1995. The Essence of mergers and acquisitions. s.l.:Hemel Hampstead: Prentice Hall.

Thu, T. L., 2014. Overview on Vietnam merger and acquisition : Characteristics and issues (Listed companies on HOSE and HASTC).

Viet, P. Q., 2014. Some Recommendations of M&A Activity in Vietnam.

International Economics and Business, March.1(1).

Vuong Quan Hoang, N. K. N. D. S., 2013. Innovation as Determining Factor of Post- M&A Performance: The Case of Vietnam. International Journal of Business and Management, 8(18).

Vuong Quan Hoang, T. T. D. N. H. T. C., 2009. M&A Market in Vietnam's Transition Economy. Journal of Economic Policy and Research, 5(1).

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA bán sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 51 - 56)