Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro thanh khoản của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM

1.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro thanh khoản của NHTM

Chúng ta có thể đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trƣờng tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lƣợc, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tn thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng.

Tuy nhiên, rất khó có thể xây dựng một thƣớc đo duy nhất để định lƣợng hay bao quát đƣợc tất cả các yếu tố về rủi ro thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lƣợng tài sản có và lợi nhuận, do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng nhƣ do ảnh hƣởng của điều kiện thị trƣờng khu

vực, quốc gia và quốc tế. Khơng có một tỷ lệ nào thực sự bao hàm đƣợc các khía cạnh khác nhau của các yếu tố rủi ro thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mơ và loại hình khác nhau.

1.2.1 . Vốn điều lệ ( vốn đã được cấp, vốn đã góp):

Là nguồn vốn ban đầu của ngân hàng có đƣợc khi mới hoạt động và đƣợc ghi vào bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, một tổ chức tín dụng để đƣợc phép hoạt động thì vốn điều lệ thực tế > vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định). Vốn điều lệ càng cao thì ngân hàng càng có khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong việc huy động cũng nhƣ cho vay và các hoạt động của mình.

1.2.2 . Hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu):

Vốn tự có

CAR = x 100%

Tổng tài sản “ Có” rủi ro quy đổi

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thƣớc đo độ an toàn của ngân hàng. Tỷ lệ này thƣờng đƣợc dùng để xác định khả năng thanh toán của ngân hàng đối với các khoản nợ có thời hạn và khả năng đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành…Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo đƣợc tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những ngƣời gửi tiền. 1.2.3. Hệ số giới hạn huy động vốn (H1): Vốn tự có H1 = x 100% Tổng nguồn vốn huy động

Hệ số này đƣa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vƣợt quá mức

bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

1.2.4. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” (H2):

Vốn tự có

H2 = x 100%

Tổng tài sản “ Có”

Hệ số này đƣợc đƣa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản “Có” của một ngân hàng. Thơng thƣờng ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng. Hệ số này càng cao càng đảm bỏa khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

1.2.5 . Hệ số H3:

Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD

H3 = x 100%

Tổng tài sản “Có”

Hệ số H3 là chỉ số đo lƣờng mức thanh toán cao nhất của ngân hàng, hệ số này càng cao thì càng đảm bảo nhu cầu thanh khoản tức thời. Hệ số này nên đƣợc duy trì ở một tỷ lệ hợp lý, do nếu quá thấp sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, còn nếu quá cao sẽ khơng tối đa hóa đƣợc lợi nhuận.

1.2.6 . Hệ số trạng thái tiền mặt (*H3):

Tiền mặt+TGTT tại NHNN+TGKKH tại các TCTD

*H3 = x 100%

Tổng tài sản “Có”

Đây là hình thức mở rộng, cũng phản ánh khả năng thanh khoản tức thời của ngân hàng tƣơng tự nhƣ hệ số H3.

1.2.7 . Hệ số năng lực cho vay H4:

Dƣ nợ

H4 = x 100%

Hệ số H4 phản ánh năng lực cho vay của ngân hàng, hệ số này càng cao thì thanh khoản ngân hàng càng thấp. Nếu ngân hàng cho vay vƣợt qua khả năng tổng tài sản “Có” của mình thì rủi ro thanh khoản càng cao. Chính vì vậy, Ngân hàng nên cân đối khả năng cho vay của mình sao cho vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa đàm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng.

1.2.8. Hệ số H5:

Dƣ nợ

H5 = x 100%

Tiền gửi khách hàng

Hệ số này phản ánh ngân hàng sử dụng bao nhiêu tiền gửi của khách hàng để cho vay. Hệ số này càng cao thì rủi ro thanh khoản càng lớn. Vì trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất nên nếu sử dụng hầu hết khoản tiền gửi này để cung ứng tín dụng, ngân hàng có nguy cơ rơi vào tình trạng mất thanh khoản nếu khách hàng đồng loạt rút tiền trong khi ngân hàng chƣa thu hồi đƣợc các khoản cấp tín dụng của mình.

1.2.9. Hệ số chứng khoán thanh khoản H6:

Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán

H6 = x 100%

Tổng tài sản “ Có”

Hệ số này cho thấy trong tổng tài sản “Có” của ngân hàng thì tỷ lệ các loại chứng khốn có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Ngân hàng nên đầu tƣ nhiều hơn vào các loại chứng khốn có khả năng bán lại dễ dàng và sinh lời cao hơn là đầu tƣ vào các tài sản cố định có giá trị lớn nhƣng khả năng chuyển đổi lại thấp. Vì khi gặp mất cân đối thanh khoản, ngân hàng có thể dễ dàng huy động lƣợng tiền từ việc chuyển nhƣợng các loại chứng khoán này trên thị trƣờng.

1.2.10. Hệ số H7:

Tiền gửi và cho vay TCTD

H7 = x 100%

Tiền gửi và vay từ TCTD

Hệ số này phản ánh trạng thái ròng của ngân hàng đối với các TCTD. Hệ số này càng cao thì rủi ro thanh khoản càng thấp. Ngân hàng có lƣợng tiền tại các TCTD dƣới hình thức tiền gửi hoặc các khoản cấp tín dụng càng lớn thì độ an tồn càng cao. Ngƣợc lại ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản do phụ thuộc quá nhiều vào tiền gửi cũng nhƣ các khoản cấp tín dụng từ các TCTD khác.

1.2.11. Hệ số H8:

Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD

H8 = x 100%

Tiền gửi của khách hàng

Hệ số này cho thấy tỷ lệ giữa tiền tại các TCTD so với tiền gửi khách hàng của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì rủi ro thanh khoản càng thấp. Ngân hàng không phải đứng trƣớc nguy cơ mất thanh khoản nếu xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt từ khách hàng do ngân hàng luôn dự trữ đủ tiền tại các TCTD khác.

1.2.12. Hệ số *H8:

Tiền mặt + TGKKH tại TCTD

*H8 = x 100%

Tiền gửi của khách hàng

Hệ số này tƣơng tự nhƣ hệ số H8 nhƣng tối ƣu hơn do hệ số này chỉ tính khoản tiền gửi khơng kỳ hạn tại các TCTD khác. Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn là hai khoản tiền mà ngân hàng có thể rút bất cứ lúc nào để đàm bảo khả năng thanh khoản. Do đó, hệ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)