Hệ số trạng thái tiền mặt H3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam (Trang 48)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM

2.2. Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Việt

2.2.4. Hệ số trạng thái tiền mặt H3

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền mặt (1) 7,537 7,296 8,580 8,549 10,359 TGTT NHNN (2) 28,434 34,163 11,794 17,858 20,719 TG KKH TCTD (3) 14,285 20,332 37,476 37,551 37,693 Tổng (4) = (1) + (2) + (3) 50,256 61,791 57,850 63,958 68,771 Tổng tài sản có (5) 396,993 475,339 530,713 561,690 617,859 H = (4) / (5) *100% 12.66% 13.00% 10.90% 11.39% 11.13%

Bảng 2.4. Bảng hệ số trạng thái tiền mặt H3 của Agribank từ năm 2008-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank từ năm 2008-2012)

Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H3 cao, đảm bảo cho ngân

hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Thông thƣờng, hệ số này nên đạt tối thiểu 10% nhằm đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời. Và theo bảng tính trên, Agribank có hệ số này ln đạt trên 10% nên khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, ngân hàng vẫn có khả năng thanh tốn. Mặc dù, có những giai đoạn khó khăn nhƣ những tháng cuối năm 2007 và 2008, các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng tăng lên khá cao nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản trong thời gian này. Nhƣng Agribank với lợi thế là có hệ thống chi nhánh dàn trải khắp cả nƣớc nên tính về mặt tổng thể nguồn vốn huy động của Agribank cũng ít gặp khó khăn hơn (ở địa bàn TP. HCM huy động khó nhƣng ở các tỉnh thành khác mức độ cạnh tranh đỡ khốc liệt hơn). Tuy nhiên không nên duy trì một chỉ số H3 quá cao vì nhƣ thế ngân hàng đã để tiền mặt quá nhiều sẽ không đảm bảo khả năng

tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần duy trì một chỉ số H3 hợp lý để

vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tạo đƣợc lợi nhuận cao.

2.2.5. Hệ số năng lực cho vay H4

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Dƣ nợ (tỷ đồng) (1) 294,697 354,112 414,755 443,476 480,453 Tổng tài sản có (tỷ đồng) (2) 396,993 475,339 530,713 561,690 617,859 H4 = (1) /(2) *100% 74.23% 74.50% 78.15% 78.95% 77.76%

Bảng 2.5. Bảng hệ số H4 của Agribank từ năm 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank từ năm 2008-2012)

Hệ số H4 phản ánh năng lực cho vay, hệ số này càng cao thì thanh khoản càng thấp. Hầu nhƣ hiện nay các ngân hàng đều có mảng kinh doanh chính là hoạt động tín dụng. Do đó, khơng ngạc nhiên khi hệ số này của Agribank qua các năm

đạt trung bình trên 76% nghĩa là tính trung bình các khoản tín dụng chiếm trên 76% trong tổng tài sản có của Agribank. Tuy nhiên, khi thu nhập chính của ngân hàng phụ thuộc vào hoạt động tín dụng thì rủi ro lãi suất là điều khó tránh khỏi. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng không đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi. Chƣa kể việc một số ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn dẫn đến rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.

2.2.6. Hệ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Dƣ nợ (tỷ đồng) (1) 294,697 354,112 414,755 443,476 480,453

Tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) (2) 336,850 366,995 437,926 432,072 540,378

H5 = (1) / (2) *100% 87.49% 96.49% 94.71% 102.64% 88,91%

Bảng 2.6. Bảng hệ số H5 của Agribank từ năm 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank từ năm 2008-2012)

Sau khi xem xét hệ số H4, ta sẽ thấy hệ số H5 là hệ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng, nhằm đánh giá ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm, có nghĩa là tính bình qn cứ huy động đƣợc 1 đồng vốn thì cho vay trên bao nhiêu đồng. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Agribank có hệ số này khá cao và tăng nhiều nhất là vào năm 2011 với tỷ lệ 102,64%. Trong năm 2012 hệ số này có giảm xuống nhiều còn 88,91% nhƣng so với các ngân hàng khác thì hệ số này vẫn còn ở mức khá cao, cần đƣợc giảm xuống để đảm bảo thanh khoản tốt hơn. Nhƣng nhìn chung, tình hình thanh khoản của Agribank đƣợc cải thiện đáng kể.

2.2.7. Hệ số chứng khoán thanh khoản H6

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Chứng khoán kinh doanh (1) 52 226 443 113 7,313

Chứng khoán sẵn sàng để bán (2) 39,466 26,080 27,634 35,125 39,204

Tổng (3) = (1) + (2) 39,518 26,306 28,077 35,238 46,517

Tổng tài sản có (4) 396,993 475,339 530,713 561,690 617,859

H6 = (3) / (4) *100% 9.95% 5.53% 5.29% 6.27% 7.53%

Bảng 2.7. Bảng hệ số H6 của Agribank từ năm 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank từ năm 2008-2012)

Hệ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi

thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thì trên tổng tài sản “có” của ngân hàng. Hệ số này càng cao, tình hình thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên, theo bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy Agribank nắm giữ chứng khoán này với tỷ lệ khá thấp. Trong những năm gần đây, hệ số này của Agribank đang dần đƣợc nâng lên cho thấy tình hình thanh khoản có cải thiện tốt hơn và Agribank cũng đầu tƣ nhiều hơn cho các loại chứng khoán dễ chuyển đổi.

2.2.8. Hệ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tiền gửi và cho vay TCTD (1) 14,494 20,332 37,476 37,551 40,821

Tiền gửi và vay từ TCTD (2) 17,725 44,592 20,215 28,456 15,325

H7 = (1) / (2) 0.82 0.46 1.85 1.32 2.66

Bảng 2.8. Bảng hệ số H7 của Agribank từ năm 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank từ năm 2008-2012)

Hệ số H7 phản ánh trạng thái ròng đối với các TCTD. Hệ số này càng cao,

thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Trong cả 2 năm (2008 và 2009), hệ số H7 đều

nhỏ hơn 1 chứng tỏ Agribank thƣờng xuyên thiếu hụt dự trữ thanh khoản trong giai đoạn này, buộc phải đi vay các TCTD để đảm bảo dự trữ thanh khoản. Từ năm

2010 đến nay, thanh khoản Agribank đƣợc cải thiện rõ rệt, bằng chứng là hệ số H7 ngày càng tăng và đều lớn hơn 1.

2.2.9. Hệ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD) / tiền gửi khách hàng H8

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tiền mặt (1) 7,537 7,296 8,580 8,549 10,359

Tiền gửi tại các TCTD (2) 14,494 20,332 37,476 37,551 40,821

Tổng (3) = (1) + (2) 22,031 27,628 46,056 46,100 51,180

Tiền gửi khách hàng (4) 336,850 366,995 437,926 432,072 540,378

H8 = (3) / (4) * 100% 6.54% 7.53% 10.52% 10.67% 9.47%

Bảng 2.9. Bảng hệ số H8 của Agribank từ năm 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank từ năm 2008-2012)

Hệ số H8 này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Hệ

số này trong 2 năm 2007 và 2008 khá thấp (<10%) nhƣng đã đƣợc cải thiện dần từ năm 2010 đến nay nghĩa là ngân hàng đã dự trữ hơn 10% trên tiền gửi khách hàng để đảm bảo nhu cầu thanh khoản.

2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, Agribank không ngừng nâng tổng số vốn điều lệ của mình lên nhờ vào lợi thế là 100% sở hữu Nhà nƣớc. Chính điều này giúp Agribank tăng cƣờng khả năng hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trong nƣớc.

Các hệ số đo lƣờng khả năng thanh khoản của Agribank ít nhiều cũng đƣợc cải thiện đáng kể, Agribank đã chú trọng hơn trong cơng tác an tồn thanh khoản, từng bƣớc hồn thiện mơ hình Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, xây dựng và giám sát các mục tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng.

2.3.2. Tình hình thanh khoản của Agribank vẫn khó khăn và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản thanh khoản

Nhìn lại, trong thời gian qua, tín dụng tăng trƣởng nóng nhƣng hiệu quả hoạt động của ngân hàng lại chƣa cao dẫn đến tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng và rủi ro thanh khoản lớn. Năm 2008, lãi suất huy động tăng đột biến, lãi suất liên ngân hàng cũng tăng chóng mặt, các NHTM chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng từ mức 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, NHNN Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đỉnh điểm là việc phát hành tín phiếu bắt buộc, qua đó đã đẩy lãi suất cho vay lên mức 21%/năm. Sang năm 2009, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát nên đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm. Theo đó lãi suất huy động bị khống chế không quá 10,5%/năm và lãi suất cho vay không quá 12%/năm. Tuy nhiên trên thực tế, lãi suất huy động trên hầu hết các kỳ hạn của các ngân hàng đều đã đạt trên 10,49%, ngân hàng đã tạm ngƣng cho vay, các khoản vay hiện hữu đã bị điều chỉnh lãi suất theo hƣớng tăng, thậm chí ngân hàng đã tiến hành chọn lọc khách hàng vay, ƣu tiên những khách hàng đã có uy tín và chấp nhận lãi suất cao. Lãi suất liên Ngân hàng cũng tiếp tục phi mã, có lúc đạt đến 28%-30%. Chính vì lãi suất tiền gửi và tiền vay cao nên ngân hàng tăng cƣờng huy động vốn ngắn hạn và sử dụng cho vay trung dài hạn, làm cho tỷ lệ này trong giai đoạn này khá cao. Điều này cho thấy tình hình thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn này cũng chƣa thốt khỏi khó khăn và vẫn còn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản.

2.3.3. Nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro thanh khoản

Qua phân tích tình hình thanh khoản của Agribank dựa trên các hệ số đánh giá, ta thấy rằng trong thời gian qua, mặc dù tình hình thanh khoản đang từng bƣớc đƣợc cải thiện nhƣng cũng vẫn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do các nguyên nhân sau đây:

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Vốn tự có của Agribank chủ yếu là vốn điều lệ do Nhà nƣớc cấp. Tuy hiện nay Agribank là một trong những NHTM có vốn điều lệ cao, tính đến tháng 11/2012, vốn điều lệ của Agribank là trên 29 ngàn tỷ đồng nhƣng nếu so với các nƣớc trong khu vực và quốc tế thì con số này khơng phải là lớn. Đồng thời tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Agribank là 9,49%, điều đó cho thấy khả năng cống đỡ rủi ro của Agribank khơng cao. Mặt khác, vốn tự có cịn ảnh hƣởng đến quy mơ hoạt động của ngân hàng, theo quy định hiện hành quy mơ vốn tự có còn tác động trực tiếp hến hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, vốn tự có cịn là nguồn vốn quan trọng đầu tƣ cho cơ sở vật chất, khoa học công nghệ…phục vụ cho hoạt động của ngân hàng. Do đó sự hạn chế về nguồn vốn tự có sẽ đem lại những hạn chế nhất định cho hoạt động phát triển kinh doanh của ngân hàng.

 Tăng trƣởng tín dụng nóng nhƣng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khơng hiệu quả dẫn đến nợ xấu tăng cao

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt sau cho vay còn nhiều hạn chế. Ngân hàng đã thiết lập một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều bƣớc đi khác nhau đó là: lập hồ sơ cấp tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát và thanh lý tín dụng. Trong quy trình tín dụng thì ngân hàng thƣờng tập trung nhiều hơn vào cơng tác phân tích, thẩm định để xét duyệt cho vay, nhƣng ít quan tâm đến việc giám sát các khoản vay, tìm hiểu việc sử dụng vốn của khách hàng sau khi đã giải ngân vì yếu tố tâm lý ngại phiền hà cho khách hàng. Khơng quan tâm nhiều đến q trình sử dụng vốn vay của khách hàng để từ đó có những tƣ vấn hỗ trợ cho khách hàng sử dụng vốn vay sao cho đạt hiệu quả cao trong tiêu dùng cũng nhƣ trong đầu tƣ sản xuất. Điều này còn làm cho các khoản vốn vay sử dụng sai mục đích khó đƣợc phát hiện kịp thời và nhanh chóng có biện pháp xử lý.

Trong q trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lƣời biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thơng tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thơng tin nên báo cáo thẩm định

khách hàng đƣợc trình bày rất sn sẻ theo các khn mẫu có sẵn và chứa đựng các thơng tin có lợi cho khách hàng. Về phía ngƣời xét duyệt cho vay, do khối lƣợng hồ sơ vay cần đƣợc xét duyệt q nhiều nên khơng có nhiều thời gian đọc kỹ báo cáo thẩm định, do cảm thấy an tâm khi đọc những thông tin về tài sản đảm bảo, do quá tin tƣởng vào những thơng tin mà nhân viên tín dụng đƣa ra và sự kiểm tra của cấp dƣới mà quyết định xét duyệt cho vay. Ngoài ra, do hệ thống thơng tin nội bộ của Agribank cịn yếu kém, hầu nhƣ chƣa có thƣ viện thơng tin về các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có quan hệ trong hệ thống nên nhân viên tín dụng khó có thể có một nhận định chính xác về q trình hoặc mơi trƣờng hoạt động của khách hàng. Đồng thời, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, do hoạt động kiểm tốn chƣa phát triển và tính minh bạch về tài chính cịn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, do cơng tác kế tốn và báo cáo tài chính chƣa thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật nên các Tổ chức tín dụng thƣờng gặp nhiều khó khăn về tính chính xác của thơng tin do khách hàng cung cấp.

Quá lạm dụng tài sản thế chấp, do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phịng chống rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, dần dần thói quen này đã trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phƣơng án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan. Nhiều nhân viên tín dụng, ngay cả những ngƣời xét duyệt cho vay quan niệm rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay. Điều này rất nguy hiểm vì khoản vay cần đƣợc trả nợ bằng dịng tiền tạo ra bởi phƣơng án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phƣơng án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi. Hơn nữa, nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong q trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, chẳng hạn nhƣ là: nếu không thỏa thuận đƣợc việc xử lý tài sản với chủ tài sản thì ngân hàng khơng thể tự xử lý đƣợc, việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng thực hiện hàng loạt các thủ tục rƣờm rà, thực hiện chậm và thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi…

đạo đức thì vẫn cịn một số ít cán bộ vẫn chƣa đạt những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với cơng tác tín dụng nên trong q trình thẩm định và xét duyệt cho vay mắc phải những sai lầm làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của khoản tín dụng. Cán bộ cấp trên chƣa bám sát các hoạt động của cán bộ cấp dƣới để kịp thời phát hiện những sai phạm, tuy những sai phạm lúc đầu là nhỏ nhƣng nếu khơng đƣợc chỉnh đốn kịp thời thì những sai phạm này có thể là nguy cơ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam (Trang 48)