CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM
1.3. Bài học kinh nghiệm về RRTK của các NHTM các nƣớc trên thế giới và
1.3.2.2. Vụ “bầu Kiên bị bắt” ảnh hƣởng nghiêm trọng đến khả
năng thanh khoản của ACB vào gần cuối năm 2012
Kể từ vụ tin đồn thất thiệt “ Tổng giám đốc ACB bỏ trốn tháng 10/2003, tới năm 2012, một lần nữa, ACB lại đối diện với một khủng hoảng sau khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế vào chiều ngày 20/8/2012. Tiếp đó, chiều ngày 22/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Cơng an đã có quyết định khởi tố ơng Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Sáng ngày 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Số lƣợng ngƣời đến rút tiền tại hội sở ACB khá đơng, có ngƣời khơng thực hiện đƣợc giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều. Hạn mức giải ngân đƣợc căn cứ dựa vào tình hình thực tế. Sáng 21/8, tạm thời ACB vẫn chƣa có cụ thể về hạn mức. Nhƣng trƣa qua, các khoản vay dƣới 2 tỷ đồng, chi nhánh đƣợc tự quyết, còn trên 2 tỷ thì phải chuyển về hội sở. Đến chiều, nhận thấy có nhiều ngƣời đến rút tiền hơn buổi trƣa nên ACB chỉ đạo giới hạn hạn mức là 500 triệu đồng. Tức là các khoản vay 500 triệu đồng vẫn giải ngân bình thƣờng, cịn trên 500 triệu thì phải trình hội sở ký duyệt. Việc chuyển định mức giải ngân từ 2 tỷ đồng xuống còn 500 triệu đồng cũng là một yếu tố cho thấy mục tiêu trọng tâm của ACB là đảm bảo thanh khoản và khả năng chi trả cho khách hàng. Giảm giải ngân, có nghĩa ACB đã hi sinh quyền lợi của mình để đáp ứng lợi ích của khách hàng khi gửi vào có thể rút ra.
Thêm vào đó, cũng chiều ngày 22/8, ơng Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra NHNN Việt Nam, nói: NHNN đang theo dõi sát diễn biến thị trƣờng tiền tệ và
ACB. NHNN và cả hệ thống các tổ chức tín dụng cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để bảo đảm khả năng chi trả các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cƣ tại ngân hàng này. Quyền lợi của ngƣời gửi tiền hoàn toàn đƣợc đảm bảo. NHNN khuyến cáo các tổ chức và cá nhân có tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á Châu nên thận trọng trƣớc các tin đồn khơng có căn cứ để tránh những tổn thất không đáng có.
Vụ này đã làm ACB tổn thất nặng nề vào cuối năm 2012. Ông Đỗ Minh Toàn – Tổng giám đốc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) cho biết tại Đại hội cổ đông của ngân hàng này đƣợc tổ chức sáng nay (26/4/2013), mặc dù, ACB một mực khẳng định khoản nợ vay có liên quan của bầu Kiên lên đến 9.400 tỷ đồng, chiếm 75% vốn tự có của ACB và lớn hơn tỉ lệ 25% theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, đều có đủ tài sản đảm bảo bao gồm số dƣ tiền gửi, cổ phiếu , bất động sản và vàng. Tuy vụ bầu Kiên không ảnh hƣởng đến ACB nhƣng báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của ACB đã giảm tới 77% so với năm 2011, xuống còn 737,5 tỷ đồng so với 3.194 tỷ đồng. Và theo lý giải đƣợc đƣa ra tại bản Báo cáo, sự sụt giảm này là do khoản lỗ lên tới 1.863 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng cùng với khoản chi phí hoạt động lên tới 4.105 tỷ đồng.
1.3.2.3. Vụ thiếu hụt thanh khoản tại Agribank sau vụ gây thiệt hại của ALC II
Vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) gây thiệt hại 1.600 tỷ đồng. Ngay sau khi những thơng tin liên quan bị rị rỉ, các tổ chức kinh tế lớn đã đồng loạt rút khoảng 30.000 tỷ đồng khiến các chi nhánh Agribank lâm vào tình trạng yếu thanh khoản nghiêm trọng, gây nguy cơ thiếu hụt thanh khoản cho tồn hệ thống ngân hàng.
Cơng ty ALC II là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạch toán độc lập trực thuộc Agribank. Từ tháng 1/2006 đến tháng 10/2009, ông Vũ Quốc Hảo đƣợc giao là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng cho thuê Công ty
ALCII. Trong 2 năm 2008 - 2009, với mục đích giảm tỷ lệ nợ xấu, có tiền chuyển cho các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn và sử dụng mục đích cá nhân, ơng Hảo đã ký, thực hiện 10 hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán đầu tƣ tài sản, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn tài sản Nhà nƣớc. Qua đó, đã giải ngân hơn 795 tỷ đồng . Các hợp đồng thực chất là nghiệp vụ cho vay, trong khi Cơng ty ALC II khơng có chức năng cho vay. Đến cuối tháng 3-2011, ALC II đã cho hàng trăm doanh nghiệp th thiết bị máy móc, cơng nghệ... với dƣ nợ cho th tài chính 7.184 tỷ đồng. Cịn ALC II nợ các tổ chức gần 7.950 tỉ đồng, trong đó nợ Agribank 3.953 tỷ đồng, nợ các tổ chức khác 3.996 tỷ đồng.
Hàng loạt sai phạm trong hoạt động kinh doanh tại ALC II dẫn đến thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, nhƣ: Chủ tịch HĐQT Agribank đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch kinh doanh cho ALC II, hạn mức vay vốn trong năm 2007 là 3.770 tỷ đồng, trong khi tại thời điểm ký quyết định, ALC II đang nợ ngân hàng 2.555 tỷ đồng, vƣợt 1.325 tỷ đồng hạn mức theo quy định của NHNN và Agribank. Kết quả kinh doanh năm 2009 của ALC II đã thua lỗ số tiền gấp 8,5 lần vốn điều lệ và tiềm ẩn lỗ lũy kế đối với khoản tiền đầu tƣ tài sản cho thuê khác trị giá gần 4.600 tỷ đồng.
Trong hoạt động huy động vốn, ALC II đã vi phạm các quy định huy động tiền gửi ngắn hạn. Trong năm 2008-2009, ALC II huy động sáu hợp đồng tiền gửi dƣới 12 tháng, với số tiền trên 510 tỷ đồng, nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các khoản cam kết đầu tƣ, cho thuê của cơng ty. Bên cạnh đó, cơng ty trả lãi cho khách hàng không đúng thỏa thuận theo hợp đồng, gây thiệt hại trên 1,1 tỷ đồng. ALC II còn huy động 26 hợp đồng trị giá hơn 1.300 tỷ đồng với mức lãi suất trên 17,5%/năm, vƣợt trần lãi suất quy định của Agribank.
Trong hoạt động kinh doanh, ALC II không những không trả nợ vay đáo hạn cho Agribank, mà theo chỉ đạo của nguyên Tổng Giám đốc Công ty Vũ Quốc Hảo, ALC II còn ký thêm 22 hợp đồng cho 18 khách hàng thuê tài chính với trị giá cam kết đầu tƣ 693 tỷ đồng và đã giải ngân 352 tỷ đồng. Tình trạng cố tình để cho khách hàng sử dụng tiền của cơng ty khơng đúng mục đích, khơng đúng thỏa thuận trong hợp đồng gây thiệt hại lớn về kinh tế, dẫn đến thua lỗ kéo dài tại công ty…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc đƣơng đầu với rủi ro thanh khoản là điều không thể tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan, hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chƣơng 1 đã trình bày tổng quan lý thuyết về rủi ro thanh khoản và các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro thanh khoản ngân hàng nhằm làm cơ sở lý luận, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản của Agribank Việt Nam ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN