Số lượng ngânhàng từ 1991-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Từ bảng 2.1 và hình 2.1 có nhận xét sau:

Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2012, ngân hàng Việt Nam có sự tăng trưởng rất mạnh về số lượng.Vào năm 1991, chỉ có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đó là NH Cơng thương VN, NH Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, NH Ngoại thương VN và NH Đầu tư và Phát triển VN.Cho đến năm 2012, đã có thêm một ngân hàng thương mại nhà nước đó là Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển của NHTMNN thì các NHTMCP cũng có sự tăng lên rõ rệt. Năm 1991 chỉ mới có 4 ngân hàng nhưng vào năm 1993 đã tăng lên thành 41 ngân hàng.Sau đó tiếp tục tăng lên thành 51 ngân hàng vào năm 1997 và đến năm 2012 đã giảm chỉ còn 40 ngân hàng. Điều này là do một số ngân hàng do hoạt động còn yếu nên bị NHNN buộc phải sáp nhập như 3 ngân hàng đầu tiên sáp nhập là NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Tín Nghĩa và NHTMCP Sài Gòn thành SCB vào cuối năm 2011, SHB được Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

0 10 20 30 40 50 60 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2008 2010 2012 Ngân hàng TMNN Ngân hàng TMCP

-31-

hồi tháng 8 năm 2012.

Năm 1991, Việt Nam chưa hề có sự xuất hiện của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi thì chỉ hai năm sau đấy, đã có 8 chi nhánh NH nước ngoài và số lượng chi nhánh NH nước ngoài liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 đã có 46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Và đến tháng 6/2013, đã có 6 NHTMNN, 34 NHTMCP, 50 chi nhánh NH nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh.

Các NHTM CP cũng có sự bứt phá trong việc tăng năng lực tài chính thơng qua việc góp vốn của các cổ đơng chiến lược trong, ngồi nước. Trước hội nhập, chỉ có 6 NHTM CP có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia, nhưng sau 6 năm hội nhập, đã có thêm 17 NHTM có nhà đầu tư nước ngồi góp vốn. Một số NHTM có số vốn góp của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chiếm tới 20- 30% như VietinBank,VCB, VIB ...

Tăng trưởng về vốn

Có thể thấy các ngân hàng Việt Nam là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp khơng nhỏ vào mức tăng GDP hàng năm.Khi tham gia sâu vào hội nhập, cạnh tranh đã thực sự là động lực to lớn cho cải cách, đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng. Chính sự cạnh tranh này đã tác động đến quản trị nội bộ và văn hóa rủi ro của ngân hàng theo hướng minh bạch hơn, tin cậy hơn, đặc biệt khi 4 ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mơ hình cổ phần. Việc nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, duy trì hệ số an tồn vốn tối thiểu, đầu tư cơng nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở các chi nhánh ở nước ngoài... để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn khách hàng cả trong và ngoài nước đều được các NHTM quan tâm và thực hiện bằng những biện pháp khác nhau.

Để quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống NHVN, các nghị định quy định về vốn pháp định của các NHTM đã ra đời.

-32-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)