Mơ hình thực trạng sở hữu chéo của cácNHTM nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 82)

IFC Ngân hàng Nhà nước Mizuho

NH Công Thương VN (Vietinbank) NH Đầu tư Phát triển VN (BIDV) NH NN&PTNT VN (Agribank) NH PT Nhà ĐBSCL (MHB) NH Indovina NH VID Public NH LD Việt-Nga Vinasima NH NH Hàng Hải (Maritime Bank) NH Sài Gịn

Cơng Thương Eximbank NH

NH

Quân Đội Phương Đông NH

Tokyo-Mitsubishi

NH Ngoại thương VN (Vietcombank) NH Việt-Lào 15% 77,1% 100% 100% 95,8% 50% 51% 65% 34% 15% 4,3% 8,19% 9,79% 5,06% 20% 8% 50% 64,2% Nguồn: Tổng hợp từ BCTC 31/12/2012

-37-

2.2.1.2.4.5 Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP

Trong hoạt động đầu tư tài chính của các ngân hàng thương mại, đầu tư vào các ngân hàng thương mại cùng ngành đã trở thành một hoạt động khá phổ biến.Nhiều ngân hàng thương mại đã đầu tư lẫn nhau thông qua hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Đối với việc trực tiếp nắm giữ, khá nhiều ngân hàng thương mại đã công bố việc sở hữu cổ phần của các ngân hàng thương mại khác như: Eximbank nắm 9,7% STB; Phương Nam nắm 4,8% STB; MSB nắm 9,4% STB...

Còn đối với việc sở hữu gián tiếp, các ngân hàng thương mại không cần đứng tên nắm giữ cổ phần mà thông qua các đơn vị thành viên, các công ty con, công ty liên kết, các quỹ đầu tư mà ngân hàng thương mại và các cơng ty liên quan có quyền chi phối để gia tăng tỷ lệ nắm giữ.Việc sở hữu gián tiếp này rất phức tạp và khó xác định rõ được tỷ lệ nắm giữ thực tế.

Việc sở hữu chéo giữa các NHTM cổ phần với nhau cũng khá phổ biến ở Việt Nam và gây đau đầu cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế vĩ mơ.Sự lịng vịng, ngoằn nghèo và những góc khuất trong việc di chuyển của dịng vốn tại các NHTM đã tạo nên những vịng xốy nguy hiểm cho thị trường tài chính Việt Nam. Điển hình nhất là ACB đang sở hữu 20% cổ phần tại Eximbank, trong khi đó Eximbank lại sở hữu 10,3% cổ phần tại Sacombank và 8,5% cổ phần tại NHTMCP Việt Á. Chưa dừng lại ở đó, ACB cịn sở hữu thêm cổ phần ở nhiều NHTMCP khác như: 10,8% ở NHTMCP Đại Á, 10% ở NHTMCP Việt Nam Thương Tín; 6,1% ở NHTMCP Kiên Long (thông qua Công ty Chứng khoán ACBS).

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cịn tồn tại những quan hệ ràng buộc phức tạp về mặt sở hữu khi mà các ngân hàng có những cơng ty con, cơng ty liên kết và những công ty này cũng nắm giữ cổ phiếu ngân hàng. Đơn cử, tính đến ngày 17/5/2012, CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) sở hữu 3,74% vốn tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), đồng thời, SHB sở hữu 8,22% vốn tại SHS.Với những biến đổi ngày càng phức tạp như vậy, sở hữu chéo giữa các ngân hàng thuộc các nêu trên đang tạo ra những hệ lụy tác động trực tiếp đến tính ổn định và lành mạnh của hệ thống.

-38-

2.2.1.2.4.6 Sở hữu NHTMCP bởi các tập đồn, tổng Cơng ty Nhà nước và tư nhân

Trường hợp tập đoàn, tổng Cty Nhà nước

Nghiên cứu về sở hữu chéo cũng cho thấy, phần lớn các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp Nhà nước lớn đều đầu tư vào ngân hàng cổ phần.Ví dụ, trong Ngân hàng Qn đội có cổ phần của Viettel (10%), Tân Cảng Sài Gòn (5,7%), Cty trực thăng Việt Nam (7,2%). EVN sở hữu tới 25,4% Ngân hàng An Bình, VNPT có 6% ở Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, 7,1% ở Ngân hàng Tiên Phong, 6,1% ở Ngân hàng SeABank.

Ngân hàng Bảo Việt có 52% của Tập đồn Bảo Việt, 8% của Vinamilk, 9,9% của tập đoàn CMC.

Hay như trường hợp tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt, Cơng ty Bưu chính Việt Nam chiếm tỷ lệ sở hữu 12,5%, Công ty Cổ phần Him Lam sở hữu 10,4%, Cơng ty Chứng khốn Liên Việt chiếm 9,5% và 62,6% còn lại dành cho các cổ đơng khác, trong đó có ơng Dương Cơng Minh, Chủ tịch HĐQT Him Lam.

Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội : Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 25,4%,Tập đồn viễn thơng Qn Đội (Viettel) sở hữu 10%, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gịn sở hữu 5,7% và Tổng cơng ty Trực Thăng Việt Nam sở hữu 7,2% cổ phần.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội (SHB): Tập đồn Than khống sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam đều sở hữu 9,3% cổ phần. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime bank) thuộc sở hữu của Agribank (15%), tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) (5,3%), Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) (12,5%)

Các hình thức sở hữu chéo giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp tạo điều kiện cho một số các tập đồn huy động và tập trung vốn với qui mơ lớn trong thời gian ngắn để mở rộng sản xuất và thị trường.Ví dụ, các Tập đồn, Tổng cơng ty Nhà nước gồm Tập đồn Dầu khí PVN (tại OCEAN bank), Vinacomin (tại Ngân hàng SHB), EVN (vốn tại Ngân hàng ABB)…

-39-

Trường hợp tập đoàn, tổng Cty tư nhân

Tập đoàn tư nhân: FPT và Doji (tại Tien Phong Bank), T&T (tại SHB), Vạn Thịnh Phát (tại SCB), Him Lam Group (tại Liên Việt), Geleximco (tại Ngân hàng ABB)…

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Masan và Techcombank. Mối quan hệ này dựa trên cả 2 con đường: sở hữu cổ phần và những người điều hành nằm trong hội đồng quản trị lẫn nhau. Chẳng hạn, Masan sở hữu 19,71% vốn điều lệ của Techcombank. Đồng thời, ở Masan, ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh lần lượt giữ vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị thì ở Techcombank, vị trí này đảo ngược lại khi ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch và ơng Quang là Phó Chủ tịch. Trường hợp tiếp theo của ông Đặng Thành Tâm với NH Navibank và NH Phương Tây. Tuy ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và khơng có cổ phần tại NH Phương Tây, nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả hai NH này. Ông Tâm nắm 23,69% cổ phần tại Công ty Cổ phần Viễn thơng Sài Gịn và 34,94% cổ phần Tổng Công ty Phát triển nhà Kinh Bắc (KBC). Công ty Cổ phần Viễn thơng Sài Gịn trực tiếp sở hữu 9,41% NH Phương Tây. Cịn KBC đầu tư 483 tỉ đồng tại Cơng ty Cổ phần Năng lượng Sài Gịn - Bình Định, vốn chiếm 9,85% cổ phần tại NH Phương Tây và 11,93% tại các NH Navibank.

Mối quan hệ giữa NHTM cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp.Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều cơng ty gia đình và các thành viên trong gia đình đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác.Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ nắm giữ giữa các tổ chức, vai trị của các cổ đơng và cơng tác giám sát vai trị này là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan hệ chồng chéo mang tính lịch sử, đồng thời cũng mang tính biến động cao, kết hợp với nguồn thông tin hạn chế. Trước hết, rất nhiều cơng ty lớn, đặc biệt là các tập đồn kinh tế Nhà nước và các tập đồn cổ phần, dù khơng thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các NHTM. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hiện tại có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

-40-

có sở hữu trên 5% tại cácNHTMCP.

Động cơ của việc sở hữu này là NH sẽ cho chính doanh nghiệp là chủ sở hữu vay;NH đảm bảo thanh khoản nhờ tiền gửi lớn của doanh nghiệp nhà nước chủ sở hữu tại NH.Chính những điều đó cũng phản ánh một thực tế là trong quản trị NH, nhà đầu tư lớn có tỷ lệ sở hữu nhỏ hơn nhưng lại nắm quyền kiểm sốt, thay vì doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ sở hữu cao hơn.

Sở hữu chéo, xét về mặt tích cực giữa doanh nghiệp và NH sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn trung, dài hạn để thực hiện các dự án lớn, có tính rủi ro cao; sở hữu chéo giữa NH với NH sẽ tạo sự hợp tác dễ dàng để cùng tài trợ vốn cho các dự án lớn.

Cụ thể, cổ đông pháp nhân duy nhất và là cổ đông lớn nhất được lộ diện tại NamABank là Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương (Pacific Dragon), sở hữu 11.035% vốn của ngân hàng. Đây là một trong những công ty thuộc gia đình bà Trần Thị Hường và cũng là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu. Rồng Thái Bình Dương có vốn điều lệ 90 tỷ đồng, do con trai và con gái bà Trần Thị Hường đứng tên góp gần 100% vốn. Cụ thể, ơng Nguyễn Quốc Tồn góp 89.7 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Xn Ngọc góp 250 triệu đồng.

-41-

Hình 2.3: Sở hữu cổ phần NamABank của nhóm cổ đơng có liên quan đến bà Trần Thị Hường

Cập nhật đến ngày 31/12/2012

Về phía cá nhân, theo số liệu cơng khai thì những thành viên trong gia đình bà Trần Thị Hường nắm giữ hơn 15.97% vốn cổ phần tại NamABank.

Bà Trần Thị Hường (cố vấn HĐQT NamABank) tuy đã giảm tỷ lệ sở hữu đáng kể so với trước đây nhưng vẫn còn nắm 4.96%.Hai người con của bà Hường là ông Nguyễn Quốc Mỹ và bà Nguyễn Thị Xuân Loan nắm giữ tỷ lệ lần lượt 4.130% và 0.654%. Con rể của bà Trần Thị Hường, ông Huỳnh Thành Chung (chồng bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc) cũng sở hữu tỷ lệ 1.305%. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Xuân Loan, ông Nguyễn Quốc Mỹ, ông Huỳnh Thành Chung đều nằm trong HĐQT ngân hàng do bà Nguyễn Thị Xuân Loan nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT.

Một nhân vật mới đối với NamABank là bà Dương Trương Thiên Lý (con dâu bà Trần Thị Hường, vợ ông Nguyễn Quốc Tồn - Chủ sở hữu Rồng Thái Bình

-42-

Dương) đã bất ngờ nắm 14,764,414 cp, ứng với 4.92% vốn tại NamABank tính đến cuối năm 2012.

Bảng 2.4: Tỷ lệ sở hữu của gia đình bà Trần Thị Hường tại Nam Việt Bank

Gia đình bà Trần Thị Hường Tỷ lệ (%)

Bà Trần Thị Hường 4.960

Bà Dương Trương Thiên Lý 4.920

Bà Nguyễn Thị Xuân Loan 0.654

Ông Nguyễn Quốc Mỹ 4.130

Ông Huỳnh Thành Chung 1.305

Cơng ty Rồng Thái Bình Dương 11.035

Tổng 27.004

Cập nhật đến 31/12/2012 Như vậy, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đơng trên lên đến hơn 27% vốn điều lệ của NamABank theo số liệu tính đến cuối năm 2012. Mức sở hữu này chưa bao gồm 2.857% vốn cổ phần của một nhân vật cũng có sự gắn bó lâu dài với gia đình bà Hường là ơng Phan Đình Tân. Ơng đang giữ vị trí Thành viên HĐQT NamABank, đồng thời cũng là Tổng giám đốc của Hồn Cầu (Đây là cơng ty thuộc sở hữu của vợ chồng bà Trần Thị Hường do ơng Phan Đình Tân làm Tổng giám đốc từ năm 1990).

Bên cạnh đó, theo bản cáo bạch năm 2010 của NamABank thì một số người con khác trong gia đình bà Hường cũng có nắm giữ cổ phần gồm bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc - con gái bà Trần Thị Hường nắm 588,280 cổ phiếu NamABank (tỷ lệ 0.47% với vốn điều lệ tương ứng 1,253 tỷ đồng), ơng Lê Đình Trí - chồng bà Nguyễn Thị Xuân Loan nắm 1,108,066 cổ phiếu NamABank (tỷ lệ 0.88%). Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, NamABank không công bố thông tin về sở hữu cổ phần của bà Nguyễn Thị Xuân Ngọc và ơng Lê Đình Trí.

Theo Luật Tổ chức tín dụng 2010, một điểm đáng lưu ý là Luật quy định tỷ lệ sở hữu của cổ đơng và người có liên quan của cổ đơng đó trong một tổ chức tín dụng khơng được vượt q 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, bao gồm cả

-43-

ủy thác đầu tư. Như vậy, gia đình bà Trần Thị Hường có tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân hàng NamABank vượt hơn 5 điểm phần trăm so với Luật định xét về những khoản sở hữu đã công khai công bố.

Cũng trong năm 2012 này, ngân hàng NamABank đã có những hoạt động cho vay rất lớn với những cơng ty có liên quan đến thành viên HĐQT, lên đến hàng ngàn tỷ đồng (1,192 tỷ đồng), chiếm hơn 19% tổng dư nợ cho vay khách hàng và tương đương 36% vốn tự có của ngân hàng. Cũng cần lưu ý, theo quy định về giới hạn cấp tín dụng của Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan khơng được vượt q 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.Trong khi tỷ lệ này tại NamABank đã lên đến con số 36%.

Chức danh Chủ tịch HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT hiện nay do hai người con là bà Nguyễn Thị Xuân Loan và ông Nguyễn Quốc Mỹ đảm nhận. Trong giai đoạn trước đó, từ 2004 đến tháng 4/2011, ông Nguyễn Quốc Mỹ giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT trước khi chuyển giao cho em gái Nguyễn Thị Xuân Loan.

Trong giai đoạn trước năm 2010, HĐQT của NamABank chỉ gồm 4 thành viên là 4 nhân vật có quan hệ mật thiết, mang tính gia đình trong HĐQT đương nhiệm ở trên. Từ năm 2010, khi Luật các Tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lực từ năm 2011 với quy định cá nhân và người có liên quan không được vượt quá 1/3 tổng số thành viên HĐQT của một TCTD là CTCP thì HĐQT của NamABank đã nâng lên 6 người trong năm 2011 và lên 7 người trong năm 2012 nhưng dường như mọi thứ khơng có gì thay đổi xét về quan hệ đối vốn và cả đối nhân.

Theo quy định về giới hạn cấp tín dụng của Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan khơng được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại. Trong khi đó, tỷ lệ này tại NamABank đã lên đến con số 36%.

-44-

2.2.2 TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

Việc nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng thương mại lẫn nhau có thể sẽ có lợi khi các ngân hàng thương mại này có thể hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh, cùng tạo sự phát triển chung cho cả hệ thống ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, việc nắm giữ này đang có xu hướng bị biến dạng khiến cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại giảm thiểu sự lành mạnh, gây ra các rủi ro lớn đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại.

2.2.2.1 Tình huống của ngân hàng thương mại cổ phần (ACB)

Lấy ngân hàng ACB thời điểm Quý 1/2012 làm ví dụ cho ngân hàng sở hữu ngân hàng, ACB do ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ơng Nguyễn Đức Kiên là Phó Chủ tịch của Hội đồng sáng lập, đồng thời tham gia Hội đồng quản trị. Phó Tổng giám đốc ACB Đỗ Minh Toàn kiêm thành viên HĐQT Đại Á Bank với 4,32% vốn điều lệ, kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa tham gia thành viên BKS Đại Á Bank với 4,38% vốn điều lệ, bản thân ông này cũng đại diện ACB ở NH Kiên Long với 6,13% vốn điều lệ.

Cịn một Phó Giám đốc khác là ơng Bùi Tấn Tài vừa tham gia HĐQT của Ngân hàng Kiên Long vừa tham gia HĐQT Ngân hàng Việt Nam – Thương tín (Vietbank), và ngân hàng này cũng được ông Nguyễn Đức Kiên, thông qua vợ là bà Đặng Ngọc Lan, quan tâm đầu tư tới 4,99% cổ phần, còn bản thân ACB sở hữu 10% cổ phần của Vietbank.

Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB thuộc nhóm thứ hai.Các ngân hàng Eximbank, KienLongBank, VietBank, VietABank, DaiABank ít nhiều đều có liên hệ với ACB.

VietABank có mối quan hệ cùng ACB DaiABank và Eximbank thông qua các mối quan hệ sở hữu vịng giữa ACB-DaiABank-VietABank, ACB-Eximbank- VietABank, S.J.C-Eximbank-VietABank.

-45-

Hình 2.5: Quan hệ sở hữu giữa ACB-DaiABank-VietABank, ACB-Eximbank- VietABank, S.J.C-Eximbank-VietABank

Nguồn Vietstock.Vn Qua tìm hiểu và biểu đồ trên cho thấy, các ngân hàng Eximbank, KienLongBank, VietBank, VietABank, DaiABank ít nhiều đều có liên hệ với ACB.

Theo thơng tin đã cơng bố thì Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB đang sở hữu 20% cổ phần tại Eximbank (bao gồm cả cổ phần của cơng ty chứng khốn ACBS), 10% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín, 10,8% cổ phần Ngân hàng TMCP Đại Á, 6,1% cổ phần Ngân hàng TMCP Kiên Long thơng qua Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Á Châu – ACBS.

Với tỉ lệ nắm giữ cổ phần tuân thủ đúng như quy định hiện hành này thì dường như ACB chỉ là cổ đông lớn chứ không phải cổ đông chi phối các ngân hàng này.

Bằng cấu trúc SHC không trái với các quy định hiện hành thì ACB có ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)