Cần nhấn mạnh đến xác định các mục tiêu ưu tiên trong các bản KH

Một phần của tài liệu 236538 (Trang 33 - 37)

IV. Những bất cập trong lập KH hiện nay và những vấn đề tiếp tục đổi mớ

3.2.Cần nhấn mạnh đến xác định các mục tiêu ưu tiên trong các bản KH

3. Những nội dung cần tiếp tục đổi mới trong xây dựng KHPT kinh tế xã hộ

3.2.Cần nhấn mạnh đến xác định các mục tiêu ưu tiên trong các bản KH

Một trong những nội dung cần đổi mới trong khâu lập KHPT KTXH là trước khi đi vào xác định các phương án phát triển, cần phải phân tích và đưa ra

các mục tiêu cần phải ưu tiên trong thời kỳ KH. Các mục tiêu ưu tiên là các vấn đề bức xúc, nổi cộm, các vấn đề yếu kém, hay đó là các vấn đề quyết định đến sự phát triển về KTXH trong kỳ KH. Trong việc lồng ghép mục tiêu tăng trưởng với XĐGN, khi xác định các mục tiêu ưu tiên cần lưu ý đến các vấn đề : Đưa các vấn đề về xã hội, môi trường vào KH; dựa trên mục tiêu phát triển KTXH quốc gia, hướng tới tác động đến đời sống, điều kiện sống dân cư nông thôn; các mục tiêu gắn kết giữa tăng trưởng và XĐGN, bảo vệ môi trường, đặc biệt hướng vào nhóm cộng đồng nghèo, dân tộc thiểu số và phụ nữ. Quy trình xác định mục tiêu ưu tiên phải được bắt nguồn từ mục tiêu XĐGN, để từ đó thiết kế các mục tiêu kinh tế và các chỉ tiêu nguồn lực. Để thực hiện tốt việc xác định các mục tiêu ưu tiên, yêu cầu: Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các vùng trong n ước, vùng và địa phương; có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư; Các mục tiêu ưu tiên cần được xác định dưới dạng những chương trình ưu tiên, các dự án và hoạt động cụ thể cho các chương trình ưu tiên, các chương trình hành động và phương án đi kèm.

3.3.Phải xây dựng nhiều phương án phát triển trong thời kỳ KH

Dựa trên những mục tiêu ưu tiên, nhờ việc sử dụng những phương pháp khoa học, các chỉ tiêu KH thể hiện nhiệm vụ phát triển KTXH của quốc gia hoặc địa phương được xây dựng, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế xuất phát từ đích cuối cùng là mục tiêu giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội: - Một số chỉ tiêu xã hội như: giảm tỷ lệ hộ nghèo; tạo việc làm, giải quyết

thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm; tốc độ phát triển dân số vào năm cuối kỳ KH...

- Về các chỉ tiêu kinh tế: Tổng GDP năm cuối kỳ KH; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm, trong đó chia ra nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân/năm; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân/năm; tốc độ tăng giá trị dịch vụ/năm; tốc độ tăng giá kim ngạch xuất khẩu/năm; cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm cuối kỳ KH 5 năm;

Các chỉ tiêu tính toán cần được thể hiện bằng nhiều phương án khác nhau dưới dạng: phương án phát triển cao, trung bình, thấp. Mỗi phương án ứng với mục tiêu giảm nghèo và các vấn đề xã hội cũng như những điều kiện và nhu cầu nguồn lực huy động hao phí.

3.4.Xây dựng các cân đối nguồn lực cho thực hiện mục tiêu phát triển

Trong quá trình xác định các mục tiêu phát, cần gắn chặt với nguồn lực có thể có và có thể khai thác, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn lực tài chính, cụ thể đi sâu vào:

- Cân đối tích luỹ - tiêu dùng

- Cân đối thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN).

- Cân đối về đầu tư phát triển KTXH với việc huy động toàn bộ nguồn lực phát triển trong nền kinh tế: Nguồn vốn thuộc NSNN; Nguồn vốn thuộc tín dụng nhà nước; Nguồn vốn thuộc doanh nghiệp nhà nước đầu tư; Nguồn vốn thuộc các tầng lớp nhân dân đầu tư; vốn ODA; Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Cân đối chi đầu tư và chi thường xuyên

- Phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động, chương trình theo thứ tự ưu tiên đã được xác định ở trên.

3.5.Lập KH tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát thực hiện KH

Đây là nội dung ít được quan tâm ttrong quá trình soạn lập KH của các địa phương trước kia, chính vì vậy KH trở nên thiếu tính thực thi. Trong nội dung này cần lưu ý đến các vấn đề:

- Các định các chỉ tiêu, chỉ số, thời gian, dự trù ngân sách, người thực hiện và cách thức tiến hành.

- Các định các cơ quan, đơn vị và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án hay các hoạt động đã được nêu ở trên.

- Đánh giá tác động và ảnh hưởng của các mục tiêu, chương trình và dự án tới các đối tượng hưởng lợi từ các mục tiêu và chương trình.

Để làm tốt công tác này, cần quán triệt các yêu cầu sau: - Cần lập KH GSĐG ngay từ khi xây dựng mục tiêu

- Sử dụng các chỉ số định tính và định lượng để đánh giá kết quả và tác động. - Dựa vào các chỉ tiêu kết quả để GSĐG.

- GSĐG cần dựa vào các quyết định mang tính lựa chọn và chiến lược (cụ thể: đánh giá cái giì, khi nào cần đánh giá...).

- Cần nhấn mạnh sự tham gia của các bên trong đánh giá.

Kết luận:

Tóm lại, cũng như cây cọ là công cụ giúp người hoạ sĩ vẽ tranh, cây kim là công cụ giúp người thợ may may áo, KH là công cụ giúp các nhà quản lý thực hiện tốt hơn vai trò quản lý sự phát triển KTXH trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng là những công cụ đó, nếu người hoạ sĩ biết sử dụng một cách thuần thục thì có thể trở thành nổi tiếng, người thợ may có thể thu hút được nhiều khách hàng, còn nếu không thì chỉ là những người thợ bình thường. KH cũng vậy. Nhà quản lý nào biết sử dụng công cụ này một cách nhuần nhuyễn và đúng cách thì nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý. Ngược lại, nếu chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng nó một cách hình thức thì bản kế hoạch soạn thảo ra sẽ không có nhiều ý nghĩa đóng góp vào việc nâng cao chất lượng quản lý ở địa phương. Đổi mới KH là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược và điều kiện hiện nay là tương đối thuận lợi cho việc đổi mới công tác KHH cấp tỉnh. Cơ hội đã mở ra, vấn đề còn lại là ở quyết tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh muốn sử dụng công cụ này như thế nào.

Một phần của tài liệu 236538 (Trang 33 - 37)