Những yêu cầu đặt ra trong tiếp tục đổi mới công tác KH

Một phần của tài liệu 236538 (Trang 29 - 31)

IV. Những bất cập trong lập KH hiện nay và những vấn đề tiếp tục đổi mớ

2.Những yêu cầu đặt ra trong tiếp tục đổi mới công tác KH

Để cho bản KH thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu của các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, và những nội dung của KH thực sự đi vào thực tế cuộc sống, cần phải tiếp tục đổi mới công tác KH theo những yêu cầu cụ thể sau đây:

- Lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế và XĐGN làm chủ đề chính của KH, coi đó là đầu ra cuối cùng cần đạt được trong thời kỳ KH. Bảo đảm sự gắn kết, logic giữa 2 mục tiêu này với nhau trong hệ thống mục tiêu KH. Trong đó mục tiêu XĐGN phải được đặt ra trước tiên, trên cơ sở đó thiết kế các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp với năng lực tăng trưởng kinh tế của địa phương nhưng mặt khác phải phù hợp với yêu cầu đặt ra của mục tiêu XĐGN. Trong việc đưa ra CPRGS, chính phủ Việt Nam đã xác định được một bộ gồm 136 chỉ tiêu bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bổ sung thêm vào bảng danh mục chỉ tiêu của CPRGS các chỉ tiêu khác thì bộ chỉ tiêu trong KH 2006-2010 lên tới 293 chỉ tiêu!!! Con số này vượt quá khả năng đối với các nhà lập KH và hoạch định chính sách ở các địa phương. Vì vậy, một yêu cầu nữa đặt ra trong việc xác định mục tiêu trong KH là cần phải tập trung vào một số nhỏ các mục tiêu phát triển KTXH và xem đó là các mục tiêu ưu tiên để thực hiện phân bổ ngân sách thực hiện.

- Từ mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế và XĐGN, các nội dung tiếp theo của KH phải nhằm vào thực hiện được các mục tiêu đó. Cụ thể, một là phải gắn kết các mục tiêu với đề xuất chính sách kinh tế và sự giám sát thực hiện,

trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung điều chỉnh môi trường hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh như: tăng cường năng lực cạnh tranh trong thị trường hàng hoá và dịch vụ, thắt chặt ngân sách đối với doanh nghiệp nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác nhau là cách thức để khuyến khích nâng cao năng suất lao động và do đó làm tăng thu nhập; các chính sách và giải pháp nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt hơn, cải thiện tiếp cận đất đai và bảo đảm sự can thiệp ít hơn của các cơ quan chính phủ đối với doanh nghiệp để có thể giúp hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân, thúc đẩy tạo việc làm và do đó giảm nghèo; tăng cường ngân sách cho y tế, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các cơ chế bảo hiểm y tế, có thể giảm rủi ro khi đau ốm và bảo đảm người dân được tiếp cận lợi ích phát triển một cách rộng rãi hơn.

- Một yêu cầu cho xây dựng KH hiện đại là phải gắn kết các mục tiêu tăng trưởng và XĐGN với quy trình ngân sách.Việc công bố các mục tiêu tăng trưởng và XĐGN của quốc gia, địa phương và xác định các chính sách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu chỉ là bước đầu. Để làm được việc này, cần bố trí đủ nguồn lực ngân sách thực hiện và hỗ trợ bởi các khoản chi tiêu đầu tư và thường xuyên. Do đó, các KH mục tiêu chính là khung phân bổ nguồn lực công trong giai đoạn trung hạn. Đây còn là cơ sở gắn kết sự hỗ trợ của các nhà tài trợ vào việc thực hiện các ưu tiên của địa phương.

- Để đảm bảo các chỉ tiêu KH đảm bảo yêu cầu của CPRGS thì một yêu cầu quan trọng đặt ra trong quá trình xây dựng là phải sử dụng được sự tham gia của nhiều bên khác nhau, đặc biệt là sự tham vấn của các tổ chức cộng đồng như: các quan chức chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các nhà và cơ sở nghiên cứu khoa học, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các đối tác phát triển. Nhất là đưa ra những thách thức có liên quan đến việc đạt được kết quả cho các nhóm khác nhau, tích cực tìm kiếm các ý kiến phản hồi và chỉ đạo, đưa các quan điểm của các nhóm khác nhau vào các KH cuối cùng. Yêu cầu cụ thể đặt trong nguyên tắc cùng tham gia khi xác định các mục tiêu cũng như giải pháp thực hiện là: các ngành và chính quyền địa phương

phải làm chủ sự lựa chọn mục tiêu phát triển và các quyết định phân bổ ngân sách phải dựa trên sự đồng thuận của ngành, địa phương về đánh giá nghèo và lựa chọn các mục tiêu phát triển cũng như các biện pháp chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đó; Sự tham gia tích cực của người nghèo một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức cơ sở góp phần xác định các nguyên nhân thực sự của sự nghèo đói tốt hơn, tạo ra các ý kiến phản hồi về kỳ vọng của cộng đồng và góp phần xây dựng các sáng kiến cải tiến có lợi cho người nghèo; Sự tham gia phối hợp của chính phủ và các nhà tài trợ góp phần tạo nên sự gắn kết mục tiêu phát triển của địa phương với mục tiêu chung của cả nước và điều chỉnh quan điểm của các bên có liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn tài trợ; Phải thu hút được sự tham vấn của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong việc phân tích chính sách và đề xuất ý tưởng trên cơ sơ quy trình và nội dung lập KH.

- Điểm cuối cùng không kém phần quan trọng là việc lập KH theo các mục tiêu phát triển là cần phải có một loạt các chỉ tiêu để giám sát và đánh giá (GSĐG) tiến độ thực hiện. Trong thời gian qua, chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện số lượng và chất lượng các dữ liệu sẵn có để GSĐG tiến độ thực hiện. Tuy vậy, tuy vậy các số liệu và dữ kiện đó vẫn cần phải được sắp xếp và cung cấp theo hướng hỗ trợ cho hoạt động của các cán bộ lập KH. Cần có sự nỗ lực hơn trong việc tập ửung đưa ra những chỉ số đánh giá việc thực hiện ưu tiên chiến lược vốn khó có thể đo đạc chính xác hiện nay, đặc biệt là liên quan đến ưu tiên đảm bảo dân chủ cơ sở. Cơ chế để tổ chức xây dựng và sử dụng hệ thống giám sát có thể được cải thiện, trong đó bảo đảm vai trò lớn hơn của các địa phương và các bộ chủ quản đối với các yếu tố đầu vào.

Một phần của tài liệu 236538 (Trang 29 - 31)