IV. Những bất cập trong lập KH hiện nay và những vấn đề tiếp tục đổi mớ
1. Những bất cập trong công tác KH hiện nay ở các cấp
1.1.Về nhận thức của các bên hữu quan
- Về phía cán bộ lãnh đạo: Chủ yếu mới chỉ ủng hộ đổi mới trên nguyên
tắc, chưa quan niệm đổi mới công tác KH chính là bước ngoặt quan trong trong đổi mới cơ chế và công cụ quản lý điều hành nền kinh tế. Vì vậy, ít có sự quan tâm đến công tác này và thường giao khoán cho cơ quan chuyên trách về KH, chưa làm cho đổi mới KH trở thành hoạt động đồng bộ và mang tính thể chế.
- Đối với cơ quan chuyên trách về KH: Vẫn chưa có sự nhất quán trong
quan điểm và tư duy đổi mới. Vì vậy công việc đổi mới KH vẫn chỉ được xem là “chiến lược dài hạn” mà không có KH triển khai cụ thể. Những địa phương có dự án về đổi mới KH thì triển khai không mang tính phổ
biến, và chỉ tập trung vào một số cán bộ chức năng trong các phòng ban; những nội dung đổi mới không được iến hành đồng bộ, vẫn mang tính nhỏ lẻ theo dự án mà chưa trở thành hoạt động thống nhất từ cấp trên. - Các bộ, Sở, ban, ngành có liên quan chưa thấy hết được trách nhiệm của
mình trong đổi mới KH. Tham gia vào hoạt động đổi mới KH chỉ là những chuyên viên được phân công và có công việc liên quan đến hoạt động của các dự án đổi mới cụ thể.
- Các cơ quan cấp huyện vẫn chủ yếu trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, chưa sẵn sàng thực hiện lập KH theo kiểu mới theo quan điểm từ dưới lên. - Về phía người dân và các tổ chức đoàn thể thì còn quan niệm vai trò của
mình rất xa vời so với quá trình đổi mới KH các cấp ở địa phương mình, nên vai trò của họ rất hạn chế. Trong thời gian qua, tuy đã bước đầu nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng trong xây dựng KH nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tham vấn, hỏi ý kiến người dân về các nội dung của bản KH đã lập sẵn, chứ người dân chưa được tham gia vào lập KH ngay từ đầu.
1.2.Về trình độ, kỹ năng của cán bộ KH
- Cán bộ KH từ lâu đã quá quen với lập KH theo phương pháp truyền thống, lại không được tập huấn liên tục, thường xuyên về kiến thức, kỹ năng tiếp cận đến những nội dung đổi mới KH.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ KH các cấp, nhất là các địa phương chưa cao, đặc biệt là các cấp dưới. Yêu cầu thực hiện nội dung mới trong công tác KH đòi hỏi không những cán bộ chuyên trách ngành KH mà cả các cán bộ ở các lĩnh vực khác, nhất là các nhà lãnh đạo các cấp dưới (huyện, xã) phải có kiến thức về KH và những nghiệp vụ cụ thể thực hiện sự tham gia trong quá trình lập KH.
1.3.Về phương pháp lập KH
Tuy đã bước đầu vận dụng những tiếp cận mới vào quá trình soạn lập KH, nhưng theo nhận xét chung, quá trình lập KH của các địa phương trong thời
gian qua vẫn mang dáng dấp của nền kinh tế KHH tập trung trước đây. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi sản xuất sản phẩm được quyết định bởi nhiều thành phần kinh tế và sản xuất dựa trên dấu hiệu thị trường thì quá trình lập KH và nội dung của các bản KH còn chưa hoàn toàn bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế và nó bộc lộ những hạn chế cụ thể sau đây:
(1) Các phần trong bản KH vẫn chưa thể hiện sự gắn kết mang tính logic với nhau. Giữa mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chương trình hành động, các giải pháp mang tính chia cắt rời rạc, thiếu mối quan hệ với nhau. Điều quan trọng là mục tiêu tăng trưởng kinh tế và XĐGN, giải quyết các vấn đề xã hội chưa thực sự gắn kết với nhau; Mục tiêu XĐGN và giải quyết vấn đề xã hội chưa thực sự được quan tâm thích đáng, nó chưa thực sự được quan niệm là mục tiêu cuối cùng để thiết kế các mục tiêu kinh tế và xã hội khác. Việc đưa ra các chỉ tiêu xã hội chưa dựa trên cơ sở khả năng kinh tế và ngược lại các chỉ tiêu kinh tế cũng chưa được xây dựng từ những yêu cầu của giải quyết vấn đề XĐGN và giải quyết các vấn đề xã hội.
Chúng ta hãy xem lại mục tiêu về thu nhập bình quân trên đầu người đặt ra đến năm 2010 của Việt Nam là 1050 – 1100 USD (giá hiện hành), để đạt được con số này, GDP cần có là ở năm 2010 phải là 98 tỷ USD, tuy vậy nếu KH tăng trưởng đặt ra trong thờì kỳ này bình quân năm là 8% thì chúng ta chỉ đạt được tối đa là 80 tỷ mà thôi. Hiện nay chuẩn quốc tế do WB đưa ra đế xác định quốc gia có mức thu nhập thấp là 925 USD (Báo cáo phát triển thế giới 2006 - WB), và tương lai năm 2007 là 965 USD, nếu tốc độ tăng trưởng 8% bình quân năm đặt ra trong thời kỳ 2006-2010 thì đến 2010 thu nhập bình quân trên đầu người của chúng ta vẫn không thể vượt khỏi ngưỡng các nước nghèo, và điều đó đồng nghĩa với việc mục tiêu của CPRGS, cũng như mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH 2001-2010 không thực hiện được.
KH của các tỉnh, huyện chưa thực sự thể hiện tính chủ động và xuất phát từ nhu cầu cần thiết của địa phương mà chủ yếu vẫn làm theo yêu cầu của cấp trên, bản KH của tỉnh không có sự phân biệt với bản KHPT KTXH của quốc gia. Tham khảo nhiều bản KH của các tỉnh, còn thấy thiếu khá nhiều các chỉ
tiêu xã hội nằm trong yêu cầu của CPRGS như thu nhập bình quân đầu người, mục tiêu về y tế, giáo dục, mục tiêu môi trường.
(2) Các KH 5 năm, hàng năm còn quá nặng nề, bao hàm nhiều chỉ tiêu mang tính chất hiện vật quá chi tiết, các KH ngành, vùng, địa phương bao gồm những chỉ tiêu sản xuất vật chất hết sức cụ thể. Trong khi sản xuất được tiến hành trên cơ sở thị trường, việc thực hiện sản xuất và sản xuất sản phẩm gì phần nhiều do các cơ sở kinh tế tư nhân, hay các hộ gia đình nông dân thì việc xây dựng các chỉ tiêu KH như vậy sẽ trở nên không cần thiết và không có cơ sở thực thi.
(3) Trong khi các chỉ tiêu KH thể hiện nhiệm vụ cần thực hiện trong kỳ KH đưa ra khá nhiều thì trong các bản KH lại chưa thấy bóng dáng của những nhiệm vụ cần ưu tiên, hoặc những nhiệm vụ cần ưu tiên được liệt kê quá nhiều mà không có cơ sở logic với nhau. Các mục tiêu ưu tiên chưa thực sự xuất phát từ khía cạnh tăng trưởng kinh tế và XĐGN. Chúng ta chưa thấy thể hiện quan điểm ưu tiên cho XĐGN trong các dự án đầu tư phát triển các địa phương. Các dự án này chủ yếu vẫn là cho các lĩnh vực kinh tế và mang nặng quan điểm ưu tiên cho khu vực nhà nước, các dự án ưu tiên cho y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa, phát triển nông nghiệp còn rất ít.
(4) Các chỉ tiêu KH xây dựng chưa gắn kết với những điều kiện ràng buộc về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, ngân sách, chưa nhấn mạnh đến những khó khăn trong thực tế để thực hiện chỉ tiêu. Ví dụ như: KHPT nông nghiệp nông thôn chưa nhấn mạnh đến những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu đặt ra, vấn đề bảo đảm thủy lợi không được không được coi là trọng tâm, chưa đưa ra những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sự yếu kém của công tác khuyến nông, thú y, cơ sở hạ tầng, hậu cần thương mại như đường xá, cầu cống. hay là việc đưa ra các chỉ tiêu XĐGN không được tiến hành trên cơ sở phân tích nghèo cụ thể và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Các mục tiêu XĐGN không gắn kết với chỉ tiêu sản xuất; các mục tiêu sản xuất này liên quan đến mục tiêu sản xuất khác như thế nào chưa được đề cập rõ ràng.
(5) Cách tiếp cận KH vẫn theo kiểu hành chính mệnh lệnh, trong đó các chỉ tiêu KH mang tính chất áp đặt từ phía trung ương, ngành hoặc lãnh đạo địa phương mà thiếu đi sự tham vấn của các bên hữu quan cũng như của cộng đồng dân cư. Vì vậy, các chương trình đầu tư công cộng vẫn chỉ mang tính cục bộ của ngành, địa phương mà không gắn kết với mục tiêu KTXH rộng lớn hơn của đất nước. Các chỉ tiêu và giải pháp chính sách chưa thực sự xuất phát từ quan điểm bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dân cư và những tầng lớp yếu trong xã hội như người nghèo hay tầng lớp dễ bị tổn thương.