.1 Thang đo biến hành vi sử dụng BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi của nhà đầu tư đối với thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (Trang 41)

- Thái độ: biến này đo lường thái độ của nhà đầu tư đối với BCTC, bao gồm niềm tin vào kết quả của hành vi và cảm xúc đối với hành vi sử dụng BCTC. Theo các tài liệu, thang đo tương ứng với biến thái độ được đưa ra bao gồm sự đánh giá về hành vi là tốt - xấu, có lợi - có hại, hài lịng - khơng hài lịng, hữu

dụng - vô dụng… (Francis và các cộng sự, 2004). Từ đó, tác giả đề xuất thang đo cho biến thái độ như sau:

Mã Thang đo

TD Thái độ đối với BCTC

TD1 Tôi đánh giá BCTC quan trọng trong việc ra quyết định TD2 Tôi xét thấy BCTC thỏa mãn nhu cầu thông tin của tơi

TD3 Tơi cho rằng BCTC thì hữu ích cho việc ra quyết định của tơi

TD4 Theo tôi, BCTC là một nguồn thông tin đáng tin cậy cho việc phân tích đầu tư TD5 Tôi xét thấy sử dụng BCTC giúp hạn chế rủi ro đầu tư

TD6 Tôi nhận thấy rằng sử dụng BCTC giúp đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp

TD7 Tôi xét thấy việc sử dụng BCTC là một việc làm thích hợp cho việc ra quyết định

TD8 Tôi đánh giá thấy sử dụng BCTC giúp tôi đầu tư hiệu quả hơn TD9 Tơi cảm thấy thích sử dụng BCTC khi ra quyết định

Bảng 3.2 Thang đo biến thái độ

- Biến môi trường xã hội: thể hiện áp lực phải thực hiện hành vi do chịu ảnh hưởng từ suy nghĩ và hành động của người khác, được đo lường qua những tác động của các đối tượng quan trọng với nhà đầu tư đến việc sử dụng BCTC của họ. Với sự tham khảo từ các nghiên cứu của tác giả Francis và các cộng sự

(2004), Montano và Kasprzyk (2008), Đặng Thị Ngọc Dung (2012), tác giả đề xuất thang đo cho biến môi trường xã hội như sau:

Mã Thang đo

XH Môi trường xã hội

XH1 Tôi thấy những nhà đầu tư khác/chuyên gia sử dụng BCTC nên tôi sử dụng BCTC

XH2 Tôi thấy người thân/bạn bè/đồng nghiệp sử dụng BCTC nên tôi sử dụng BCTC XH3 Tơi thấy báo chí và các phương tiện truyền thơng viết nhiều về sự hữu dụng của

BCTC và nó ảnh hưởng đến việc sử dụng BCTC của tơi

XH4 Tôi thấy thông tin từ các cơ quan nhà nước đề cập nhiều đến sự hữu dụng của BCTC và nó ảnh hưởng đến việc sử dụng BCTC của tôi

XH5 Tơi cảm thấy có áp lực phải sử dụng BCTC khi thấy mọi người sử dụng BCTC

Bảng 3.3 Thang đo biến môi trường xã hội

- Năng lực nhận thức: là khả năng thực hiện hành vi của nhà đầu tư. Vận dụng từ các nghiên cứu, thang đo năng lực nhận thức được đưa ra như sau:

Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả

NL Năng lực nhận thức

NL1 Tơi có thể đọc, hiểu BCTC một cách dễ dàng

Đối với tôi, việc sử dụng Metro là dễ dàng

Đặng Thị Ngọc Dung, 2012

NL2 Tôi tự tin có thể sử dụng BCTC để ra quyết định một cách thành thạo nếu tôi muốn I am confident that I could refer my patients for x-ray if I wanted to

Francis và các cộng sự, 2004

NL3

Việc sử dụng hay không sử dụng BCTC thì hồn tồn tùy thuộc vào quyết định của tôi

Whether I refer for x- ray or not is entirely up to me

Francis và các cộng sự, 2004

NL4

Việc đọc, hiểu BCTC của tôi phụ thuộc vào nhà tư vấn

Tác giả đề xuất

Bảng 3.4 Thang đo biến năng lực nhận thức

- Môi trường thơng tin: được xem xét ở khía cạnh những nguồn thông tin khác mà nhà đầu tư sử dụng trong việc ra quyết định và nhận thức của họ về giá trị của chúng. Tham khảo về các nguồn thông tin nhà đầu tư sử dụng từ nghiên cứu của Abdulkareem Alzarouni và các cộng sự (2011), tác giả xây dựng thang đo cho biến môi trường thông tin như sau:

Mã Thang đo

MT Môi trường thông tin

MT1 Tôi thấy những thông tin công bố trên thị trường chứng khốn hoặc báo chí thì hữu ích đối với tơi

MT2 Lời khuyên từ bạn bè/người thân/chuyên gia về chứng khoán ảnh hưởng đến quyết định của tôi

MT3 Thông tin từ việc liên hệ trực tiếp với công ty tôi đầu tư thì quan trọng với tơi MT4 Những thơng tin từ thị trường chứng khốn/báo chí/lời khun của người khác…

MT5 Những thông tin từ thị trường chứng khốn/báo chí/lời khun của người khác… thì đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của tôi

Bảng 3.5 Thang đo biến môi trường thông tin

Để đo lường cho các biến quan sát trên, thang đo Likert được sử dụng với 5 mức độ như sau:

Hoàn toàn

khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Thang đo này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu kinh tế xã hội vì các khái niệm trong loại nghiên cứu này hầu hết là mang tính đa khía cạnh (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Giá trị và độ tin cậy của thang đo:

Hệ số Cronbach’s alpha được tính tốn để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Đây là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số này sẽ nhận giá trị từ 0 đến 1, theo lý thuyết thì hệ số này càng cao càng tốt, tuy nhiên thực sự không như vậy, α quá lớn (α>0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau – được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Do đó, một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach’s alpha biến thiên trong khoảng [0.7-0.8], nếu α ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Sau khi kiểm tra Cronbach alpha, phân tích nhân tố được sử dụng để đánh giá giá trị của thang đo.

3.2.3 Công cụ nghiên cứu:

Một trong những công cụ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu định lượng đó là bảng câu hỏi. Đối với nghiên cứu này, bảng câu hỏi được sử dụng để khám phá về tâm lý nhận thức của nhà đầu tư đối với việc sử dụng thông tin trên

BCTC trong quá trình ra quyết định. Công cụ này đã được sử dụng ở nhiều nghiên cứu trước để đạt được một sự hiểu biết sâu sắc về quan điểm của người trả lời về thông tin kế toán trên BCTC được công bố của các công ty niêm yết (Fatima Anwar và cộng sự, 2012; Abdulkareem Alzarouni và các cộng sự, 2011; Jasim Al-Ajmi, 2009; Ku Nor Izah Ku Ismail và Roy Chandler, 2005).

Bảng câu hỏi được thực hiện qua hai bước. Đầu tiên, bảng câu hỏi sơ bộ được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. Trong quá trình khảo sát sơ bộ, những ý kiến đóng góp của người tham gia khảo sát được tiếp thu để hoàn thiện bảng câu hỏi. Sau khi thực hiện những điều chỉnh cần thiết, bảng câu hỏi chính thức sẽ được sử dụng để khảo sát trên mẫu nhà đầu tư trên TTCK TP. HCM. Bảng câu hỏi trong nghiên cứu này bao gồm 37 câu hỏi (36 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở). Toàn bộ bảng câu hỏi sơ bộ, ý kiến đóng góp và bảng câu hỏi chính thức được trình bày tại phụ lục 2 và 3.

3.2.4 Mẫu nghiên cứu:

Tổng thể của nghiên cứu là các nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân trên TTCK TP. HCM. Sự tham gia khảo sát của các nhà đầu tư là tự nguyện, và họ có quyền từ chối tham gia bất kể lý do nào. Toàn bộ người trả lời hồn tồn khơng bắt buộc đề cập đến danh tính, và khơng có khoảng tiền thưởng nào chi trả cho sự tham gia này.

Do giới hạn về nguồn lực, phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thuận tiện, một trong các phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Kích cỡ mẫu được xác định theo quy định về số mẫu của Bollen. Theo đó, tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1, như vậy với số lượng là 30 biến quan sát thì mẫu tối thiểu phải là 150 (30x5). Do đó, để đảm bảo kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu dự định khảo sát 300 nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân đăng ký giao dịch trên TTCK TP. HCM.

Bảng câu hỏi sẽ được phân phát trực tiếp và gửi qua email đến các nhà đầu tư. Địa điểm phân phát bảng câu hỏi trực tiếp là các sàn giao dịch chứng khoán tại TP. HCM như MayBank Kim Eng, HSC, VNDirect, ACBS, FPTS, VPBS…Đồng thời, bảng câu hỏi cũng được thiết kế trên trang web Google docs tại địa chỉ https://docs.google.com/forms/d/1r8VxXkx3l6w6EQ6__UVJF1Y2_XIL2tyuevS NgOfaUYU/viewform, và được gửi qua email đến các nhà đầu tư. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu từ người tham gia, toàn bộ mẫu hợp lệ sẽ được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS 22 để tiến hành các phân tích cần thiết.

3.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để phân tích và tìm hiểu mối quan hệ giữa tâm lý nhận thức và hành vi của nhà đầu tư về việc sử dụng BCTC trong quá trình ra quyết định đầu tư, các bước cụ thể như sau:

- Thu thập, sắp xếp và nhập dữ liệu vào chương trình thống kê SPSS. - Sử dụng các công cụ thống kê tần số để tổng kết về đặc điểm nhân

khẩu học, kiến thức và kinh nghiệm của nhà đầu tư.

- Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố.

- Xác định mối quan hệ giữa các biến qua phân tích tương quan. Nếu có tương quan thuận mạnh giữa hai biến thì hệ số tương quan sẽ gần với giá trị +1,0, ngược lại nếu có tương quan nghịch mạnh giữa hai biến thì hệ số tương quan sẽ gần giá trị -1,0.

- Kiểm tra mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộcbằng phân tích hồi quy.

- Kiểm định các giả thuyết từ kết quả phân tích hồi quy.

- Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính (đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm cá nhân, kiến thức) bằng kiểm định t-test và phân tích phương

Như vậy, có 7 kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm: thống kê tần số, tính tốn Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định t (t-test), và phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA), các kiểm định giả thuyết đều sử dụng mức ý nghĩa là 5%. Cụ thể về một số phương pháp thống kê chủ yếu như sau:

- Hệ số Cronbach’s alpha: hệ số Cronbach’s alpha được tính tốn trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả. Hệ số Cronbach’s alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi, biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính tốn hệ số tương quan biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo. Như đã đề cập, hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 thì được chấp nhận. Về hệ số tương quan biến - tổng, các biến quan sát có hệ số này nhỏ hơn 0,4 được xem là biến rác và cần loại bỏ.

- Phân tích nhân tố: các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn từ một tập nhiều biến quan sát thành một tập biến ít hơn mà không làm mất đi ý nghĩa giải thích và thơng tin của nhóm nhân tố đó.

- Phân tích tương quan: được sử dụng để kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình: giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, giữa các biến độc lập với nhau. Trong bài, hệ số tương quan Pearson được tính tốn để để đánh giá mức độ chặt chẽ trong mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần 1,0 thì hai biến này có tương quan tuyến tính càng chặt chẽ (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đối với mơ hình nghiên cứu, kỳ vọng đặt ra là giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập sẽ có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ, đồng thời mối tương quan giữa các biến độc lập cũng được xem xét để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến.

- Phân tích hồi quy đa biến: sau khi kết luận các biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mơ hình hóa mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter. Cụ thể, phương trình trong phân tích hồi quynhư sau:

HV = f(TD, XH, NL, MT) + e Trong đó:

 HV: Hành vi sử dụng BCTC (biến phụ thuộc)

 TD: Thái độ của nhà đầu tư đối với BCTC (biến độc lập 1)  XH: Môi trường xã hội (biến độc lập 2)

 NL: Năng lực nhận thức của nhà đầu tư (biến độc lập 3)  MT: Môi trường thông tin (biến độc lập 4)

 e: sai số

- Independent-samples t-test: t-test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của hai mẫu khác nhau. Trong nghiên cứu này, phương pháp này được dùng để kiểm tra xem có sự khác biệt về hành vi giữa những người trả lời khác nhau về giới tính.

- Phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA): phương pháp này được thiết kế để đo lường mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Nó khác với phân tích t-test ở chỗ là nó có thể so sánh nhiều hơn hai phân phối. Đối với nghiên cứu này, phương pháp này nhằm kiểm tra liệu có sự khác biệt nào trong hành vi giữa nhiều nhóm khác nhau về độ tuổi, trình độ, chun mơn, số năm thực hiện đầu tư.

Tóm tắt chương 3

Tóm lại, chương này mô tả về phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng cụ thể là phương pháp khảo sát. Mẫu nghiên cứu được chọn từ tổng thể các nhà đầu tư cổ phiếu là cá

nhân trên TTCK TP. HCM. Bảng khảo sát được phân phát đến nhà đầu tư gồm 36 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở. Các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: thống kê tần số, Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, t-test, phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA). Mơ hình hồi quy được đưa ra trong nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến tâm lý nhận thức và hành vi của nhà đầu tư về việc sử dụng BCTC gồm 1 biến phụ thuộc là hành vi sử dụng BCTC, và 4 biến độc lập: thái độ, môi trường xã hội, năng lực nhận thức, và môi trường thông tin.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1 Đặc trưng của mẫu nghiên cứu:

Dữ liệu được thu thập trong tháng 9 năm 2014. Tổng cộng có 209 phản hồi nhận được trong 300 bảng khảo sát được gửi đi, trong đó 12 phiếu bị loại do bỏ trống nhiều câu hỏi, còn 197 phiếu hợp lệ, chiếm tỷ lệ 65,67%. Toàn bộ mẫu hợp lệ sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22 để tiến hành các bước phân tích và kiểm định giả thuyết. Phân tích thống kê tần số về các đặc trưng của mẫu khảo sát được trình bày chi tiết tại phụ lục 5. Cụ thể, kết quả khảo sát như sau:

- Về giới tính: có 110 người tham gia là nam chiếm 55,8%, 87 người tham gia là nữ chiếm 44,2%.

Giới tính Số lượng (người) Phần trăm (%)

Nam 110 55,8

Nữ 87 44,2

Cộng 197 100,0

Bảng 4.1 Thống kê tần số về giới tính

- Về độ tuổi: có 91 người có độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuổi chiếm 46,2%, có 47 người có độ tuổi từ 31 tuổi đến 45 tuổi chiếm 23,9%, có 40 người có độ tuổi từ 46 tuổi đến 60 tuổi chiếm 20,3%, có 19 người có độ tuổi lớn hơn 60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi của nhà đầu tư đối với thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)