Thử nghiệm hiệu suất dải phân

Một phần của tài liệu Thiết kế, thử nghiệm máy bón phân viên nén dúi sâu (Trang 71 - 78)

1. Phân bón viên nén

3.4.2.Thử nghiệm hiệu suất dải phân

3.4.2.1. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

Bảng 3.4: Kết quả thử nghiệm dải phân trong phòng thí nghiệm (10m)

STT Số viên nén rơi Số viên nén vỡ Số viên nén không rơi Khoảng cách rơi liên tiếp

Sai số cho phép 5% 1 54 - - 185 194.3 2 58 2 - 172 180.6 3 57 - - 175 183.8 4 52 2 1 180 189.0 5 55 1 - 178 186.9 6 53 - 1 187 196.4 Trung bình 54.8 - - 179.5 188.5

Kết quả thử nghiệm như trong bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ bỏ sót viên phân khoảng 2%, xác suất số viên phân kẹt hoặc vỡ lớn nhất là 2/52, tức là khoảng 3,8%; khoảng cách giữa các viên phân sai mục tiêu nhất là giá trị 187, so với yêu cầu là 180, tức là sai số khoảng 7/180 = 3,9%. Các kết quả này cho thấy khả năng đáp ứng chỉ tiêu rải đều viên và không gây vỡ phân là rất tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

71

Hình 3.21: Thực nghiệm khoảng cách dải phân

3.4.2.2. Kiểm tra hiệu chỉnh

Cơ cấu cấp phân tự động, linh hoạt dễ dàng thay đổi khoảng cách dải phân, thay đổi loại phân viên nén có kích thước khác nhau bằng cách thay đổi đĩa cấp với số rãnh trên đĩa cấp và kích thước rãnh thay đổi. Tuy nhiên, tỷ lệ vỡ viên phân nén phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khe hở δ giữa đĩa cấp và thùng chứa, hình dạng

viên phân nén và chất lượng của từng loạt viên phân nén.

Khe hở δ ở giữa đĩa cấp và thùng chứa kết hợp với kích thước rãnh trên đĩa cấp luôn đảm bảo đủ không gian cho chuyển động phức tạp của viên phân nén trong quá trình tách rời các viên phân.

3.4.3. Kết quả và thảo luận

3.4.3.1. Nông dân sử dụng máy bón phân

Nông dân vận hành thử nghiệm máy được khảo sát là nông dân vùng Nhã Nam, tỉnh Bắc Giang. Một số vấn đề đã được xác định liên quan đến hiệu suất làm việc của máy như sau:

 Trọng lượng máy còn khá là nặng. Vì vậy, vận hành máy trên ruộng đất yếu, ngập nước là khá khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

72

 Máy bón phân là máy sử dụng sức đẩy của người sử dụng, lực đẩy sẽ làm tăng trọng lượng máy như vậy sẽ tăng thêm sự vất vả cho người vận hành máy.

 Bộ phận lấp chưa đảm bảo lấp viên phân hợp lý, còn gây khó khăn cho hoạt động của máy.

3.4.3.2. Đánh giá máy bón phân viên nén

Máy phân viên nén được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên ruộng là khá tốt. Từ các kết quả thử nghiệm và đánh giá của máy bón phân một số vấn đề được xác định như sau:

 Máy được thiết kế dải hai hàng phân, với những ruộng cấy hàng không đảm bảo độ thẳng và độ đều giữa các hàng sẽ không phù hợp.

 Hầu hết các bộ phận máy được chế tạo từ thép tấm, thép hộp, và thép góc nên trọng lượng khá nặng gây khó khăn, vất vả cho một người điều khiển máy.

 Máy được thiết kế là máy đẩy bằng tay tương tư như một số loại máy nông nghiệp ở Việt Nam, và làm tăng khó khăn, cực nhọc của người điều khiển máy.

3.4.3.3. Những vẫn đề cần xem xét cải thiện máy bón phân

 Sử dụng những vật liệu nhẹ trong chế tạo máy để trọng lượng máy nhẹ hơn thích hợp với sức đẩy của một người sử dụng. Bánh xe công tác bằng nhựa sẽ thiết kế lại để giảm khối lượng và kích thước.

 Một vấn đề khác cần nghiên cứu và cải tiến là sử dụng phương thức kéo thay cho đẩy khi vận hành máy.

 Với những khu vực canh tác lúa có diện tích lớn phù hợp với cơ giới hóa, kết cấu máy sẽ có những cải tiến để sử dụng động cơ máy kéo và kết hợp với máy gieo sạ. Trên hình 3.23, 3.24 là hình ảnh máy bón phân viên nén có gắn động cơ và thử nghiệm máy bón phân chế tạo tại Công ty TNHH một thành viên Tuyết Thành – Công ty chuyên sản xuất các máy nông nghiệp tại Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.23. Kết cấu thực nghiệm cơ bón phân cải tiến trên máy bón phân gắn động cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

74

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Các kết luận

Đề tài đã thu được các kết quả chính yếu như sau:

a. Các cơ cấu cấp phân trên các máy bón phân viên nén hiện có trên thế giới thường yêu cầu độ chính xác hình dáng và kích thước viên phân nén khá cao. Do vậy, các máy này không sử dụng được nếu dùng các viên phân nén do Việt Nam đang sản xuất;

b. Cơ cấu cấp phân cải tiến dựa trên nguyên tắc gieo hạt không những phù hợp với sản xuất loạt nhỏ, mà còn hoạt động tốt với khoảng biến động rộng về hình dạng, kích thước của các viên phân nén hiện có trên thị trường Việt Nam.

c. Máy bón phân viên nén dúi sâu đẩy tay đã chế tạo hoàn chỉnh, thử nghiệm cho kết quả khả quan.

d. Báo khoa học “ Thiết kế, chế tạo máy bón phân viên nén dúi sâu phục

vụ bón thúc cho lúa nước”, tạp trí Công nghiệp nông thôn, số 9/2013.

2. Các đề xuất nghiên cứu tiếp theo

a. Dạng máy đẩy tay rất phù hợp với mô hình bón thúc cho lúa nước. Nếu được đầu tư nghiên cứu tiếp có thể triển khai sản xuất và thử nghiệm trên diện rộng hơn và cung cấp cho thị trường.

b. Tiếp tục nghiên cứu phát triển máy cơ giới để bón phân dúi sâu cho các loại cây trồng khác, địa hình khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

75

Tài liệu tham khảo

[1]. Báo Nông nghiệp Việt Nam, Bón phân viên nén đúng cách cho lúa, số ra

ngày 12/5/2011; (www.nongnghiep.vn-truy cập ngày 01.6.2011).

[2]. Website đài truyền hình Tuyên Quang, Phân viên nén dúi sâu - giải pháp mới trong canh tác nông nghiệp, bản tin ngày 06/6/2011.

[3]. Website Yên Bái (www.yenbai.gov.vn), Phân viên nén dúi sâu tiếp tục khẳng định hiệu quả trong thâm canh cây lúa, bản tin ngày 18/5/2010.

[4]. Nguyễn Tất Cảnh, Sử dụng phân viên nén trong thâm canh lúa, NXB Nông

nghiệp, 2005.

[5]. Nguyễn Thị Lan, Đỗ Thị Hường; Xác định liều lượng đạm viên nén bón cho

lúa tại Thái Bình và Hưng Yên; Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009: Tập 7,

số 2: 152-157.

[6]. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Tất Cảnh, Ảnh hưởng của việc sử dụng phân viên

nén kết hợp với chế phẩm phân bón lá Komix đến sinh trưởng và năng suất giống ngô LVN4, ; Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009: Tập 7, số 2: 225-

231.

[7]. Giấy báo nhu cầu thiết bị nông nghiệp của Sở khuyến nông Tuyên Quang, Sở

khuyến nông Bắc Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[8]. Báo cáo hàng năm – 2010- của IFDC. [9]. Báo cáo hàng năm – 2011- của IFDC. [10]. Báo cáo Vol 3-2012 của IFDC.

[11]. Trần Đức Dũng, Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp, NXB Hà Nội, 2005; [12]. Lê Thanh Bồn, Bài giảng khoa học đất, 08/2009.

[13]. Phạm Văn Lang, Cơ sở lý thuyết đồng dạng, mô hình, phép phân tích thứ nguyên và ứng dụng trong kỹ thuật cơ điện nông nghiệp, NXB Nông nghiệp

Hà Nội, 1999.

[14]. Nguyễn Văn Muôn, Nguyễn Viết Lầu, Hà Đức Thái, Trần Văn Nghiễn, Máy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

76

[15]. Nguyễn Xuân Vượng, Máy thu hoạch nông nghiệp, NXB Giáo dục, 1999. [16]. Hoàng Thị Chắt, Lương Thị Minh Châu, Bước đầu về nghiên cứu chế tạo

công cụ làm đất bảo tồn cây trồng cạn, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010:

Tập 8, số 2: 311 – 318, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội.

[17]. Website Tân Yên - Bắc Giang (http://tanyen.bacgiang.gov.vn), Hội thảo trình diễn gieo sạ và máy bón phân viên nén, bản tin ngày 5/07/2012 .

[18]. Arvids Vilde and Adolfs Rucins, Simulation of the impact of the soil friction

on the draft resistance of the Plough body,Latvia University of Agriculture,

Research Institute of Agricultural Machinery, 1 Instituta Street, Ulbroka, LV- 2130, Latvia; e-mail: vilde@delfi.lv; arucins@delfi.lv.

[19]. Iqbal Hossain, Research Project on Improvement of the existing USG Fertilizer applicator.

[20]. A.U. Khan, L.C. Kiamco, V.M. Tiangco, I.R. Camacho, M.S. Diestro and E.U. Bautista Applicators for Improved Fertilizer Use Efficiencies in Wetland Paddies, Phillpp. J. Crop Sci 1984, 9(3): 206 – 216.

[21]. Walter Bowen, Urea Deep Placement as an Option for Increasing

Nitrogen, Rice-Wheat Consortium Meeting, Dhaka, Bangladesh, 6-8

February 2005

[22]. Các thông tin tham khảo về máy bón phân viên nén dúi sâu trên Internet.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

77

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Thiết kế, thử nghiệm máy bón phân viên nén dúi sâu (Trang 71 - 78)